Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Vợ chồng "cộc lốc"

20:34:25 17/05/2013
Trước kia, chồng Yến luôn ngọt ngào hỏi: ‘Con đâu em?” thì cô cũng tươi cười đáp: ‘Con đang chơi cùng bà nội trên gác’. Bây giờ, vì ngôn ngữ của anh xã toàn cụt ngủn, khô khan như: ‘Con đâu?’ nên Yến cũng hất hàm đáp: ‘Ở trên’. Yến than thở: “Mới kết hôn được hơn năm mà kho từ lãng mạn ngày xưa đã được thay bằng những câu không chủ, không vị ngữ”. Yếu kể, nếu Yến có gọi: “Anh ơi” thì chồng nhăn mặt hỏi lại: “Gì” hoặc cùng lắm là: “Cái gì thế?”. Nếu thấy chồng ăn ít cơm vào bữa tối, Yến muốn quan tâm nên nhẹ nhàng hỏi: “Anh làm sao thế? Anh có bị đau ở đâu không?” thì chồng trả lời “gọn lỏn”: “Mệt”. Yến có nhiệt tình hỏi tiếp thì chồng sẽ cáu: “Bảo mệt rồi, hỏi gì lắm thế?”. Sống chung một thời gian, Yến cũng nhiễm phải thói “cộc lốc” từ chồng. Câu nào phải hỏi chồng thì may ra có đủ chủ ngữ, còn câu nào trả lời chồng, còn câu nào trả lời chồng, Yến cũng lược giản ngôn ngữ đến mức tối đa, cho xứng với câu hỏi “cộc lốc” của chồng. Vợ chồng Nhâm (Thanh Hóa) do bằng tuổi nên cũng quen cách xưng hô trống không. Vợ chồng trẻ ở riêng, anh xã Nhâm lại dễ tính nên kiểu nói “tối giản” này không có vấn đề gì. Chỉ khi về quê ăn giỗ, chuyện chồng hỏi: “Thịt gà chặt chưa?”, vợ đáp: “Chưa” hoặc vợ hỏi: “Mua rượu chưa”, chồng trả lời: “Tý mới mua”, vợ chỉ tay, yêu cầu chồng: “Lọ muối” hay “Dựng cái thớt lên” đã không qua được mắt mẹ chồng. “Mẹ chồng bảo, tuy vợ chồng cùng tuổi nhưng cũng phải xưng hô cho có trên, có dưới. Thế mới là tôn trọng chồng” – Nhâm kể lại. Biết vậy nhưng nhiều khi do quen miệng nên Nhâm cũng khó sửa chữa. Hơn nữa, vợ chồng đã quá quen thuộc, không thể lúc nào cũng một từ “anh”, hay từ “em”… Tình cảm vợ chồng khô khan vì ăn nói ‘cộc lốc’ Có nhà tâm lý đúc kết lại rằng, số từ vợ chồng nói chuyện với nhau tỷ lệ nghịch với số năm kết hôn. Nếu một cặp đôi dùng câu dài, đủ chủ ngữ “anh, em” dù trao đổi trực tiếp, qua điện thoại hay nhắn tin thì đó là cặp vợ chồng mới cưới. Ngược lại là cưới nhau lâu rồi. Chính quá trình sống chung khiến vợ và chồng hiểu nhau đến mức không còn khách sáo với nhau nữa. Thay vì gọi “em ơi”, “em à”, người chồng thường tự giản lược chủ ngữ đi. Cũng không “hoa lá”, nhiều anh chồng thích kiểu đi thẳng vào vấn đề: “Nhà bẩn sao không quét?” hay “Đã cơm nước gì chưa?”. Để đáp lại, người vợ cũng dùng “bài” cụt lủn như “Vừa quét rồi” hoặc “Cơm xong” để giao tiếp với chồng. Sự “cộc lốc” không khiến vợ chồng phiền lòng; trừ khi, người vợ quan tâm nhưng lại được chồng đáp lại bằng câu trống rỗng, vô cảm. Nếu người vợ nhẹ nhàng hỏi: “Sao anh ăn ít cơm thế?” mà chồng khô khan đáp: “Chán” thì người vợ cảm thấy bị tổn thương. Lâu dần, vợ cũng chán, không muốn hỏi han chồng nhiều, vì những câu “cộc lốc” thường khiến vợ cảm giác, chồng không hợp tác. Tiếp đó, chuyện giao tiếp giữa hai vợ chồng cũng bị gián đoạn. Nghịch lý là với người ngoài, chúng ta thường có khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, trong gia đình, vợ (chồng) dễ dàng tuôn ra những lời cụt ngủn, khó nghe. Đấy là chưa kể kèm theo đó là những câu “thô thiển”, cáu giận, nặng lời, có thể để lại vết thương lòng cho người cùng chung sống. >> Trả thù bằng chính thói hư của chồng  Ngọc Bình
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo