Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Khi con "đầu gấu"

20:36:39 17/05/2013
Nhím (2 tuổi) là con gái nhưng tính tình rất ngang ngược. Mỗi lần chơi cùng các bạn hàng xóm ở ngoài sân, Nhím không ngại ngần xô bạn này ngã, giật tóc bạn kia… “Bé nói được nhiều, thể chất bình thường. Trước đây, bé rất ngoan nhưng mấy tháng trở lại đây, cứ chơi chung với các bạn là bé có hành vi bạo lực” – Nguyên (mẹ bé Nhím) chia sẻ. Không đồng tình với tính khí của con, nhiều lần, Nguyên tìm cách nhẹ nhàng giải thích, rồi quát nạt nhưng không có kết quả. Có lần, Nguyên tận mắt nhìn thấy bé Nhím đẩy ngã bạn chơi, cô không giữ nổi bình tĩnh nên đã đánh con rất đau. Sau lần ấy, Nguyên ngỡ con sẽ sợ bị đánh mà sửa đổi. Tuy nhiên, bé Nhím vẫn tiếp diễn hành vi đẩy ngã bạn chơi mỗi lần bé không vừa ý.
Ảnh minh họa.
Bé Tim - con trai mẹ Hà (Mai Dịch, Hà Nội) được 4 tuổi nhưng cũng rất thích “động chân, động tay” khi vui chơi cùng chị gái (6 tuổi). Lần ấy, do muốn giành chiếc bút chì màu nhưng không được chị đồng ý, bé Tim lao vào cắn vào tay chị, khiến bắp tay chị rớm máu.
Hà kể: “Tôi luôn là người giải quyết các vụ tranh giành giữa hai chị em. Nếu có tôi ở đó, bé biết nghe lời. Tuy nhiên, nhiều lần đi làm về, tôi đều nghe cô giúp việc kể lại tật đánh chị của con”. Nếu hôm nào bị em Tim đánh đau, cô con gái lớn nhà Hà mới “mách tội” với mẹ. Hôm nào chỉ mâu thuẫn nhỏ, bé lớn thường không nói gì vì bé rất biết nghe lời mẹ, phải nhường nhịn em. “Chẳng hiểu bé nóng tính giống ai. Cái gì không vừa ý là bé xông vào kéo áo, giật tóc, cắn tay, cắn chân người khác. Cho dù đó là chị gái, bạn của chị gái, anh họ 7 tuổi của bé” – Hà nói tiếp. Hà đã tìm mọi cách phân tích, dùng thước đánh vào tay bé, bắt bé phải xin lỗi chị gái… nhưng cũng không có kết quả. Ứng phó với hành vi bạo lực ở béCác chuyên gia cho rằng, hành động “bạo lực” xảy ra khi bé không thể kiểm soát được mọi việc theo ý mình. Lúc đó, các bé sẽ bùng lên bản tính nóng nảy và thực hiện những hành vi ngoài mong đợi. Cũng có thể bé đánh lại bạn chơi nhằm mục đích phòng vệ, do bé đã bị người bạn đó đánh trước. Ở độ tuổi mẫu giáo, có khá nhiều yếu tố gây áp lực tâm lý cho bé. Một số bé trở nên “xấu tính” khi gia đình có thêm em bé mới, khi bé bị cha mẹ “bỏ rơi”… Nên nhớ là, hành vi “bạo lực” ở bé chỉ mang tính chất bản năng, bé không có ý muốn tấn công hay gây hại cho người khác. Hiểu được cốt lõi của vấn đề, cha mẹ sẽ biết cách loại bỏ hành vi xấu ở bé. Để bé hiểu được tác hại của hành vi này, cha mẹ có thể chọn lúc bé thoải mái để trò chuyện cùng bé. Thử hỏi bé xem “có chuyện gì đã xảy ra với con?”; sau đó, nên bình tĩnh nghe bé trình bày. Tiếp đến, lấy ví dụ cho bé hiểu: “Bây giờ mẹ sẽ đánh vào mông con xem sao nhé?”. Đánh nhẹ vào mông của bé, cha mẹ lại hỏi xem “con có bị đau không?”. Nếu bé trả lời “có”, nên giải thích cho bé hiểu, bé cảm thấy đau như thế nào thì người bạn của bé cũng có cảm giác như vậy. Cha mẹ cũng nên để mắt khi các bé vui chơi cùng nhau để tránh hành vi “bạo lực”. Hướng dẫn các bé biết nhường nhịn nhau, chơi theo thứ tự, chờ đến lượt và nhanh chóng giải quyết những vụ tranh giành. Khi bé có dấu hiệu chuẩn bị nổi nóng như lên giọng, mặt mũi khó chịu, nên nhanh chóng tách bé ra khỏi nhóm bạn chơi. Tuy nhiên, phương pháp này thường khó khăn vì không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên cạnh con. Nếu con có biểu hiện đánh người khác, nên nghiêm giọng để bé hiểu đó là hành vi không được phép. Cha mẹ nên kiên quyết và kiên trì vì không thể chấm dứt ngay lập tức hành vi xấu ở bé. Ngọc Bình
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo