Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
"Khổ nhục kế" buộc chồng làm lành
20:46:55 17/05/2013
Lần nào dỗi chồng, Hương cũng dùng chiêu nhịn cơm, kèm theo bộ mặt âu sầu: ‘Anh không cần em thì em nhịn, chết luôn!’. Việt – chồng Hương rồi sẽ lại ‘lăng xăng’, mang cơm lên phòng, dỗ vợ.
Mỗi khi vợ chồng xảy ra “chiến tranh”, Hương chẳng quan tâm đến ai đúng – ai sai, cô luôn tìm mọi cách để chồng phải “xuống nước” trước. Giận chồng đến mấy, Hương vẫn âm thầm chuẩn bị cơm nước cho chồng (có khi còn tươm tất hơn ngày thường). Xong xuôi, Hương không ngồi vào bàn ăn như bình thường, thay vào đó, cô lủi thủi lên phòng riêng, nằm khóc. Thấy vợ nhịn đói, nghĩ cũng tội nghiệp nên Việt đành mang cơm lên cho vợ. Thế là hòa bình đã lập lại.
Nóng thế này mà Diệp (Đà Nẵng) giận chồng là cô sẽ tạm biệt phòng ngủ có điều hòa mát lạnh, ôm chiếu lên tầng 3 để ngủ. Chứng kiến cảnh đó, Hoàng – chồng Diệp chạnh lòng nên cản: “Nóng lắm, em lên đó không ngủ được đâu” nhưng Diệp quyết không từ bỏ ý định. Diệp cũng không chịu được nóng vì người hơi “mũm mĩm” nhưng cô cố chấp, không bao giờ chịu mở lời trước với chồng, dù lỗi thuộc về ai.
Để lay động “tình người” của chồng, khoảng 30–60 phút một lần, Diệp lầm lũi vào phòng, mở tủ, tìm quần áo, thay cho bộ cũ đã ướt đẫm mồ hôi. Đến lần thứ hai, Hoàng không chịu nổi nên phải “đầu hàng”: “Thôi, anh sai rồi. Anh xin lỗi. Em lên giường ngủ đi”. Chờ có thế, Diệp mặt mày hớn hở, trèo lên giường ngủ.
‘Chiến thuật’ không phải lúc nào cũng thành công
Cách đối đầu khi giận chồng của Duyên (Quận I, TP HCM) là ngồi thu lu ở cửa nhà tắm và khóc. Nhưng không phải ăn vạ thảm thiết, Duyên khóc rất nhỏ, khóc dấm dứt và dai dẳng, cốt để chồng bất ngờ chứng kiến (vì Duyên biết kiểu gì chồng cũng phải đi vệ sinh trước khi ngủ). Tuy nhiên có lần, Duyên ngồi khóc đến “cạn khô dòng nước mắt” mà chẳng thấy “nhân vật chính” xuất hiện, dỗ dành và gọi vợ lên ngủ. Duyên đi vào phòng khách thì thấy anh xã đang ngáy khò khò trong tiếng tivi rộn rã.
Xuân (Từ Liêm, Hà Nội) cũng thích áp dụng “chiêu” ra ngoài ngủ khi dỗi chồng. Khổ nỗi, Dũng - chồng Xuân thuộc hàng “cao thủ không rủ lòng thương vợ” nên ngay khi Xuân vừa ra ghế sofa nằm là Dũng cười “hi hi” gọi cô con gái 3 tuổi sang ngủ cùng. Trong phòng, hai bố con mặc sức cười đùa mặc Xuân nằm “ủ rũ” bên ngoài. Cả đêm ấy, Xuân loay hoay ngủ không yên vì cái đệm ghế vừa dày vừa cứng, sáng ra, còn được chồng “mỉa mai”: “Ngủ ngoài này thích không? Nếu thích, tối nay em cứ ngủ tiếp như thế cũng được”. Rút kinh nghiệm, những lần sau bực bội với chồng, Duyên “chẳng dại” chọn cách ra bên ngoài ngủ nữa.
Vì dỗi nên cả tuần, Chi (Hải Phòng) không thèm nói với chồng một câu, cũng chẳng thèm nhờ chồng làm việc nhà mà tự mình “hành động” nấy, tự mình dắt xe rồi tự mình tự mình đi đổ rác (những việc thường ngày là trách nhiệm của chồng Chi). Anh chồng nhà Chi cũng thuộc hàng “cứng đầu”, “có chết” cũng không xin lỗi vợ. Sang tuần thứ hai, Chi nghe cậu con trai 4 tuổi thông báo, ngày mai bố đi công tác thì biết là chồng đi công tác. Cả ngày Chi ngồi ôm điện thoại nhưng không thấy chồng nhắn tin hay gọi điện. Chịu không nổi, Chi đành chủ động gọi điện hỏi thăm chuyến công tác của chồng.
Không nên ‘già néo đứt dây’Chuyện vợ chồng giận dỗi, cãi vã là điều hết sức bình thường. Tâm lý của phần lớn người vợ là luôn muốn được chồng “cầu hòa” trước, như thế mới chứng tỏ bản thân mình có giá trị và còn được chồng thương yêu. Có khi cũng muốn làm lành với chồng nhưng “cái tôi” lớn quá nên người vợ quyết im lặng, nghĩa ra vài cách để chồng “thương hại” vợ, đến mức phải lên tiếng trước.
Nếu chỉ vài lần giận dỗi hoặc đó là những cặp vợ chồng son thì người chồng dễ mủi lòng mà “hạ mình” nịnh vợ. Nhưng nếu đó là những “chiêu” đã cũ thì lúc này, người chồng sẽ hình thành tâm lý “chai lỳ” (vợ làm gì mặc vợ). Do đó, người vợ chỉ rước thêm sự bực bội và ức chế cho bản thân mình. Hơn nữa, nếu chồng nhất định không lên tiếng trước trong khi vợ cũng cố chấp thì càng đẩy mọi chuyện đến ngõ cụt, càng để lâu ngày, “cục tự ái” trong vợ và chồng càng “nở to” ra. Những khó chịu 'bé xíu' bị tích tụ lâu ngày càng có nguy cơ gây rạn nứt lớn.
Cách ứng xử tốt nhất là người vợ nên linh hoạt, không phải khi nào giận chồng cũng bắt chồng làm lành trước; cũng không phải khi nào căng thẳng, người vợ phải chỉ rõ lỗi thuộc về ai. Tùy vào hoàn cảnh, người vợ có thể chủ động làm lành, khi vợ chồng đã hòa giải, người vợ tiếp tục phân tích cái đúng – cái sai cho chồng hiểu. Biết đâu lúc này, chồng sẽ quay sang “xin lỗi” vợ. >> Bị chồng dỗi ngược>> Nhẫn nhịn để giữ chồng
Ngọc Bình
Ảnh minh họa. |
Tin liên quan
- Lỡ duyên vì nhập nhằng tiền bạc (21:05:29 17/05/2013)
- 'Buông' trách nhiệm làm vợ (21:05:23 17/05/2013)
- Chồng là 'kỳ đà' cản đường thăng tiến (21:05:17 17/05/2013)
- Mẹ chồng 'không đội trời chung' với nàng dâu (21:05:14 17/05/2013)
- Chồng ngại chăm con (21:05:08 17/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
'Khổ nhục kế' buộc chồng làm lành
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo