Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nhu nhược do bị vợ coi thường

20:52:09 17/05/2013
Bất kỳ lúc nào đưa ra lời đề nghị vay tiền để kinh doanh, Đạt đều bị vợ lườm nguýt. Cô đề ra hai lựa chọn: Một là anh ở yên như thế, giúp vợ nấu cơm, chăm con. Hai là ly hôn rồi anh tự xoay tiền làm ăn. Trước đây, Đạt tốt nghiệp Cao đẳng kế toán và lận đận với con đường sự nghiệp. Hoa – vợ Đạt là cán bộ có trình độ Đại học. Thủa ấy, họ hàng hai bên thường xì xào, lo ngại vì cặp đôi “đũa lệch” nhưng vì tình yêu nên Đạt bỏ ngoài tai. Anh tự nhủ sẽ tiếp tục học lên cao hơn để không hổ thẹn với vợ. Tuy nhiên, lúc Đạt chuẩn bị kỳ thi học lên Đại học thì vợ chuyển dạ, sinh con. Gác ước mơ học vấn còn dang dở, anh hăm hở chăm vợ, chăm con trong khi kinh tế gia đình nằm cả trong tay vợ.
Ảnh minh họa.
“Tôi sống nghiêm túc, đúng mực và không bao giờ to tiếng với ai nên được cả hai bên gia đình quý mến. Thế nhưng, thời điểm vợ tôi kiếm được nhiều tiền, gia đình bên ngoại cũng khấm khá lên là lúc tôi bị nhà vợ khinh miệt” – Đạt chia sẻ. Mọi việc phát sinh khi có lần, Đạt ngỏ ý vay tiền vợ, mở cửa hàng cafe với một cậu bạn thân. Chẳng ngờ, anh “ngờ nghệch” thế nào mà bị bạn lừa mất cả vốn lẫn lãi. S
au lần ấy, vì tiếc tiền, vợ Đạt càng được thể “chanh chua” với chồng. Đạt cho biết: “Có lần, bé gái nhà tôi bị sốt. Tôi bắt xe ôm đưa con đi khám. Lúc về, vợ tôi chẳng có một cảm ơn, còn chế nhạo: 'Con ốm mà anh chở bằng xe ôm thì thêm bệnh à. Tiền đây, lần sau gọi taxi nhé'. Xong, cô ấy dằn mạnh nắm tiền lên mặt bàn”. Những lần khác, biết Đạt ôm hồ sơ đi xin việc rồi bị trượt, vợ anh cũng chẳng động viên chồng lấy một lời. Giờ, đến việc vay tạm tiền vợ để thi cử và đóng học phí, Đạt cũng ngại. Anh cũng muốn kiếm việc làm nhưng lại sợ lương thấp, lo vợ chê cười. “Thôi, đã mang tiếng ‘bám váy vợ’ rồi thì bám luôn một thể” – Đạt chua chát nói. Cùng cảnh với Đạt, Tuấn (Hà Đông) luôn bị vợ rót vào tai những lời lẽ khó ưa như “Không làm được thì đi chỗ khác”. Tuấn vốn hiền lành nên những việc trong nhà đều do vợ anh “đạo diễn”. Khó chịu ở chỗ, Thêu – vợ Tuấn nhờ chồng làm việc gì là y như rằng cô không vừa ý việc đó. Lúc Tuấn đang loay hoay với chồng bát đĩa bẩn thì vợ anh hục hoặc: “Thôi, không cần. Để đó cho em, anh lại làm vỡ bát chứ gì” hoặc Thêu cũng không ngần ngại lớn tiếng: “Làm gì mà lâu quá vậy. Làm cái gì thì nhanh nhanh lên chứ”, dù trong nhà đang có khách. Tuấn bảo, nhiều lần anh cũng muốn tự nguyện giúp vợ việc nọ việc kia nhưng tính anh vốn cẩu thả (ngoài công việc, anh chẳng để tâm đến chuyện khác). Do đó, anh hay làm hỏng việc. Hơn nữa, lương của vợ Tuấn cao gấp đôi chồng nên cô quán xuyến hết việc lớn – bé trong nhà. Chức năng của Tuấn là nghe và làm theo như một cái máy. Nếu anh có góp ý thì vợ chồng lại cãi vã, rước thêm mệt mỏi. Trân trọng những ưu điểm khi chồng không hoàn hảoKhông phải anh chồng nào cũng tài giỏi, kiếm nhiều tiền và là trụ cột trong gia đình. Nhiều trường hợp, người vợ hơn hẳn chồng mình “một cái đầu”. Chính điều này khiến chị em nảy sinh tâm lý coi thường chồng, dù ít hay nhiều. Yếu tố này càng được nâng cao hơn với nhóm chồng hiền lành, thích nhường nhịn vợ. Khi ấy, người chồng vì muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình và “biết thân biết phận” nên im lặng cúi đầu trước sụ o ép từ vợ. Người vợ càng được thể lấn tới. Kết cục, đáng lẽ người chồng có thể phấn đấu lên cho kịp vợ thì anh ấy lại phản ứng bằng cách “thu mình trong vỏ ốc”. Nhóm người vợ ham vật chất thì cấp độ coi thường chồng càng cao hơn. Chị em mắc sai lầm với suy nghĩ, mình là người làm ra tiền nên có quyền quyết định mọi thứ. Nếu thấy chồng không có “ý kiến”, người vợ càng cho rằng mình đúng và không chịu nhìn nhận quan điểm sai lầm. Lúc người chồng không muốn “đấu tranh” nữa, anh ấy sẽ “đầu hàng” trước sự chỉ đạo của vợ. Hoặc nếu để lâu ngày, người chồng sống quen với cách nhu nhược, thụ động thì sẽ khó sửa đổi. Phụ nữ gánh vác kinh tế gia đình không bao giờ là niềm hạnh phúc thực sự. Điều này thúc đẩy người vợ vì gia đình mà phải nỗ lực kiếm tiền hơn nữa. Nhưng sự thành đạt trong công việc của phụ nữ luôn tỷ lệ nghịch với thời gian họ chăm sóc chồng, con. Khi một đôi đũa lệch đã càng ngày càng lệch hơn thì nguy cơ rạn nứt là rất lớn. Cho dù người vợ có giỏi giang đến mấy thì tâm lý ức chế, chồng bất tài vẫn luôn đeo bám vợ. Do đó, người vợ (nếu đã chấp nhận song hành cùng một người đàn ông kém mình) thì nên trân trọng những ưu điểm khác của chồng. Nếu biến chồng thành một “cỗ máy” để sai khiến thì không lâu sau, chính người vợ sẽ mệt mỏi. Ngọc Bình
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo