Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Được lấy chồng gần mà chẳng vui

20:55:06 17/05/2013
Có lần đi làm về, Vy thấy mẹ chồng và mẹ đẻ đang ngồi ở đầu ngõ, cãi nhau tay đôi. Cô lặng lẽ lùi xe, nếu không sẽ chẳng biết can ngăn và ứng xử thế nào. Bạn bè đến ăn cưới đều mừng cho Hải Vy (Ba Vì, Hà Nội) vì lấy được anh chồng chăm chỉ, hiền lành, lại lớn lên cùng cô từ tấm bé, hai nhà chỉ cách nhau mấy bước chân: “Lấy chồng như vậy, vừa không phải tìm hiểu, không phải bận tâm ghen tuông với những tình yêu cũ của ông xã, lại thừa hiểu tính nết của bố mẹ chồng nên càng dễ sống hơn”. Hôm cưới, trưởng đoàn đón dâu đã bước vào trong rạp nhà gái mà người cuối cùng vẫn ở trong rạp nhà trai. Thế là đón dâu vừa gần, vừa không mất tiền thuê xe. Trông ai cũng hồ hởi ra mặt, chỉ có Vy là thấp thỏm lo âu bởi cảm nhận được những nguy cơ tiềm ẩn trong quan hệ giữa hai nhà. Mẹ Vy và mẹ Vũ đều đã nghỉ hưu. Hai bà thường ngồi “buôn dưa lê” cùng mấy người hàng xóm. Lúc hứng lên, họ còn “họp hội bàn tròn” (đánh tá lả). Bà nào cũng nói to, nói nhiều và đã có lần hai bà to tiếng với nhau. Hồi yêu, Vy và Vũ từng bị cả hai nhà ngăn cấm: “Mày không được lấy con nhà ấy”. Song tình yêu đâu dễ bị ngăn cản, đôi trẻ vẫn quyết tâm đến với nhau. Để có đám cưới này, Vy và Vũ đã phải trốn nhà ra Quảng Ninh với một “tối hậu thư” để lại: “Khi nào bố mẹ đồng ý cho chúng con lấy nhau, chúng con sẽ trở về”. Những ngày trăng mật trôi qua trong sự bình yên bởi hai bà mẹ vẫn đang bận rộn thu dọn “chiến trường” sau đám cưới. Dù khắc khẩu, hiếu thắng nhưng được cái hai bà thông gia rất dễ quên. Hôm trước có thể cãi nhau, hôm sau họ đã lại ngồi chung một “hội”. Có lần, trở về nhà sau giờ làm việc, Vy chứng kiến hai mẹ đang ngồi ở đầu ngõ, cãi nhau tay đôi. Cô lặng lẽ lùi xe, nếu không sẽ chẳng biết can ngăn và ứng xử thế nào, bênh mẹ đẻ hay mẹ chồng. Sau những lần như vậy, thế nào tối đến, Vy cũng bị mẹ chồng móc máy: “Đúng là con gái giống mẹ, chỉ giỏi cãi”. Nhiều lần cô khóc lóc, cầu xin mẹ đẻ đừng to tiếng với bà thông gia nữa. Nhưng mẹ Vy nhất định không chịu nhường nhịn, bà còn đùng đùng chạy sang trách móc nhà Vũ. Vy lại thành người có lỗi. Vy có con rồi, những tưởng hai bà thông gia sẽ bớt giận nhau vì cùng chăm sóc cháu. Nhưng, mỗi người một quan niệm, bà nào cũng cho là cách chăm cháu của mình đúng. Vy lúc nào cũng phải căng mình ra, luôn sống trong tâm trạng hồi hộp, lo âu vì phải nghĩ cách hóa giải mâu thuẫn của hai mẹ. Cô tâm sự: “Lấy chồng gần sướng đâu chả thấy, chỉ thấy thêm mệt mỏi. Có lẽ mình phải khuyên bố mẹ đẻ chuyển nhà ra khu vực khác để bớt mâu thuẫn với nhà chồng. Xa thơm mà”. Nhà chị Hồng Phương (Nam Định) cách nhà chồng hai cây số. Chị thường đùa đó là “khoảng cách an toàn”, có nghĩa là dù ở với bố mẹ chồng nhưng khi nào thích, chị vẫn có thể chạy ngay về nhà mẹ đẻ. Ngay từ ngày đầu về làm dâu, chị đã xin phép cuối tuần về chơi với ông bà ngoại một ngày đêm. Đầu tiên, bố mẹ chồng chị đồng ý. Song mâu thuẫn cũng từ đó nảy sinh. Vợ về nhà ngoại cũng đồng nghĩa với việc chồng sang theo, mà bố mẹ anh Vinh, chồng chị Phương, không thích điều này. Họ cho rằng rể là khách, chỉ sang chơi nhà ngoại một chút thì được, chứ “ăn nằm” (theo cách nói của các cụ) ở bên đó thì thật là bệ rạc. Lần nào anh Vinh qua nhà ngoại chơi, về nhà mẹ lại dò hỏi mọi chuyện của thông gia. Vốn thật thà, anh không giấu mẹ điều gì. Sau đó, bà lại đem chuyện này hỏi lại con dâu. Không ít lần chị Phương cảm thấy bực mình vì chuyện gì của nhà bố mẹ đẻ, nhà chồng chị cũng biết và đem ra bàn luận, có ý tư vấn, can thiệp. Thậm chí các cụ còn nói xa nói gần về khoản tiền tiết kiệm vợ chồng Phương cho anh vợ vay để kinh doanh: "Nói là kinh doanh thì nhiều rủi ro lắm, nếu bố mẹ có tiền thì chỉ để tiết kiệm là an toàn nhất". Nói lại chuyện này với chồng, chị Phương chỉ nhận được những câu “ừ à” cho qua chuyện. Không hiểu anh nói lại chuyện gì với cha mẹ mà sau đó, mỗi cuối tuần, khi đưa vợ con sang nhà ngoại, anh Vinh chỉ chơi một lúc, để vợ con ngủ lại, còn mình về nhà. “Như vậy càng hay”, chị Phương nghĩ thầm. Song chỉ được vài tuần như vậy, anh tỏ ra khó chịu khi tuần nào vợ cũng cho con sang ngủ nhà ngoại. Nhiều phụ nữ khác cũng lâm vào thế khó xử như chị Phương, như Vy khi lấy chồng gần. Quả thật ở gần bố mẹ đẻ có nhiều điều thuận lợi như có thể chăm sóc được cha mẹ cả hai bên, được chia sẻ lúc buồn hay khi ốm đau, sinh nở, nhưng cũng có không ít phiền toái. Lúc này, chị em phải đối mặt với không ít vấn đề tế nhị như đối xử không công bằng giữa hai nhà nội - ngoại, dễ sinh ỷ lại bố mẹ đẻ, không toàn tâm toàn ý với gia đình chồng, và nếu như cha mẹ hai bên không bằng lòng với nhau thì thật lắm chuyện rắc rối. Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành (Trung tâm CPEC) quan niệm “có con thì gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng mang cho” khiến các bà mẹ và các cô con gái thích lấy chồng gần. Tuy nhiên, gần hay xa không phải là yếu tố quyết định hạnh phúc của mỗi gia đình. Điều quan trọng là tình cảm, thái độ và sự cảm thông của hai người. Đặc biệt, suy nghĩ và cách ứng xử khéo léo của người con dâu sẽ khiến hai bên bố mẹ không cảm thấy phật lòng. Nếu nàng dâu chỉ vì thoả cơn ấm ức mà chạy về nhà mẹ đẻ “đấu tố”, hoặc giấu diếm giúp đỡ gia đình mình trong khi sống chung với bố mẹ chồng thì sẽ khiến cho gia đình chồng cảm thấy khó chịu và tất nhiên, người con dâu sẽ “mất điểm”. Cũng theo bà Thành, để đối xử công bằng với hai bên gia đình, vợ chồng nên có thoả thuận về cách ứng xử vừa phải, khéo léo, làm sao để cha mẹ hai bên cảm thấy thoải mái và được tôn trọng. Theo Gia Đình & Trẻ Em
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo