Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Lấy chồng về để... nuôi
21:06:50 17/05/2013
Ngày nay, nhiều phụ nữ có học thức, có kinh tế và đủ tự tin để gánh vác cả gia đình. Nhưng khi họ quá sốc vác, những người chồng của họ trở nên thiếu ý chí, chỉ thích hưởng an nhàn từ những bươn chải của vợ.
Mãi đến 28 tuổi, Thảo mới cưới chồng qua mai mối của một bà cô. Huy - chồng của Thảo là một kỹ sư tin học, nhà giàu, cao to đẹp trai và rất hiền lành, kém Thảo một tuổi. Ai cũng khen Thảo may mắn. Bản thân cô cũng ngỡ là như vậy. Nhưng cuộc sống gia đình không giống như những cuộc hẹn đi chơi công viên hay ngồi quán cafe.Vốn là người bụng dạ phóng khoáng, Thảo không mấy khi căn ke so đo từng đồng chi tiêu. Thu nhập của Thảo khá cao nên cô vẫn tự chi tiêu sắm sửa mọi thứ cho nhu cầu của gia đình mà chỉ cần báo qua cho Huy biết. Cô cũng không mấy khi hỏi thu nhập của Huy bao nhiêu và đã chi dùng vào việc gì.
Một hôm, khi hai vợ chồng về thăm nhà nội, mẹ chồng gọi riêng Thảo vào trong buồng, nhẹ nhàng hỏi: "Vợ chồng các con mới cưới nhau, chưa con cái gì, mà sao thiếu thốn quá thế? Mẹ thấy thằng Huy nó cứ hay về xin tiền mẹ".
Thảo giật mình. Hỏi ra mới biết, từ khi lấy vợ, Huy vẫn hay tạt về nhà mẹ xin thêm tiền để tiêu. Mẹ Huy cho biết, trước đây, dù đã đi làm, có thu nhập khá nhưng Huy không bao giờ có đủ tiền chi dùng đến cuối tháng. Mọi nhu cầu sinh hoạt ở nhà, bà mẹ đã lo hết. Thương con trai còn trẻ, chưa có vợ nên nhiều khi có chi tiêu quá tay, bà cũng chẳng nói. Nhưng bà nhắc nhở Thảo: "Con đã là vợ nó thì phải lo tay hòm chìa khóa, quản lý lấy chi tiêu trong gia đình. Mẹ không tiếc gì nó cả nhưng các con phải chủ động trong cuộc sống của mình dần đi".
Xấu hổ, Thảo lí nhí vâng dạ, đợi đến khi về nhà mới đem ra hỏi chồng. Huy không những không ngượng, lại rất hồn nhiên: "Ông bà giàu có, mình tội gì không xin". Nhưng Thảo cương quyết yêu cầu chồng không được về xin tiền mẹ nữa. Cô bắt chồng công khai thu nhập và đóng góp kinh tế để cô quản lý. Huy chỉ ậm ừ. Đến cuối tháng, Thảo hỏi lương đâu, Huy mới cười giả lả: "Anh gặp mấy thằng bạn, nhậu quá chén hết mất rồi".
Lục túi chồng còn 600 ngàn, Thảo cũng đành cầm lấy, mỗi ngày đưa cho Huy 50 ngàn để ăn trưa. Khi hết số tiền ấy, Huy cũng không đưa thêm được đồng nào. Những chi phí sinh hoạt của hai vợ chồng cùng mọi thứ phát sinh như tiếp đãi khách, ma chay cưới xin, quà cáp cho bên nội bên ngoại, Thảo vẫn phải bỏ tiền túi ra.
Những tháng sau đó, Huy vẫn ăn cơm nhà đầy đủ nhưng đóng góp kinh tế rất thất thường, tiền gửi vào thì ít, rút ra thì nhiều. Lúc nào Huy cũng có lý do để tiêu tiền. Về sau, chán quá, Thảo quyết định trả lại lương cho chồng. Huy ăn sáng, ăn trưa ở công sở, tối về nhà ăn cơm của vợ. Thảo đành cố tính toán để có thêm số dư bù vào những việc phát sinh.
Nhưng nào đã yên. Nhiều khi Thảo đang làm việc, Huy lại gọi điện tới nói đang ngồi với bạn ở quán hay nhà hàng, nhờ Thảo ra trả tiền hộ. Không nỡ để chồng phải "cắm quán", cô đành phải bỏ dở công việc, phóng xe đến chỗ chồng, ngồi vài phút rồi đứng lên thanh toán hộ. Cay đắng vì lấy phải anh chồng chỉ ưa dựa dẫm ỷ lại nhưng "gạo đã nấu thành cơm" rồi, Thảo cũng không biết phải làm sao nữa.
Trăm sự nhờ... nhà ngoại Học xong đại học, Phương Anh không xin được việc làm ở thành phố, đành phải "đi đường vòng". Cô chấp nhận đi một huyện "vùng sâu vùng xa" để được vào biên chế nhà nước. Khi công việc ổn định, có cơ hội, bố mẹ cô xin cho cô chuyển về thành phố. Tuổi thanh xuân của người con gái qua đi rất nhanh. Đến lúc này, cô đã "cứng tuổi", không còn nhiều người bạn trai để chọn lựa cho cuộc trăm năm.Trong số vài người đàn ông còn ở lại, Phương Anh nhận thấy Hoàng, người bạn trai bằng tuổi cô, thường khép nép ngồi yên lặng ở cuối phòng, ít khi trò chuyện bông lơn như những người khác. Hoàng chỉ học hết cấp III rồi đi công nhân. Việc Hoàng đến nhà Phương Anh cũng là theo chỉ dẫn của mẹ Hoàng, người hàng xóm của nhà cô. Thấy Hoàng dịu dàng, hiền lành, Phương Anh cũng yên tâm. Nhưng mẹ cô không đồng ý, khuyên ngăn con gái "đôi đũa lệch so sao cho bằng". Song cô không lại cho những yếu điểm ấy không quan trọng, vì tính cô không so đo tính toán.
Sau đám cưới, bố mẹ Phương Anh cho luôn con gái tiền mừng đám cưới của bạn bè, người thân để cô làm vốn. Khi cô đang băn khoăn tính toàn việc chi dùng số tiền ấy thì mẹ Hoàng gọi hai vợ chồng lại, nói: "Đám cưới của các con chi phí hết gần 50 triệu. Bố mẹ chỉ lo được tiền cỗ. Còn lại tiền mua sắm chăn đệm, giường tủ và các chi phí khác, thằng Hoàng đi vay. Nay hai con đã là vợ chồng, thì bảo nhau lo mà trả nợ". Hoàng ấp úng nói anh chẳng có đồng nào. Phương Anh choáng váng cả người, đành đưa tiền cho chồng đi trả nợ. Điều cô cay đắng nhất là mình phải trả tiền để cưới chồng. Là công nhân nhà máy, lương của Hoàng rất thấp, chỉ đủ nuôi mình anh. Cả nhà Hoàng chỉ có một chiếc xe máy cho 5 người nên anh phải đi làm bằng xe bus. Từ ngày lấy vợ, Hoàng chuyển sang đi xe máy của vợ. Hàng ngày, anh chở vợ đến cơ quan rồi lấy xe đi làm. Ban đầu, Phương Anh cũng thích như thế vì vợ chồng có cơ hội gần nhau thêm. Nhưng dần dần, cô nhận ra có rất nhiều bất tiện. Mỗi khi cô có việc phải ra ngoài liên hệ công việc hay đi mua sắm, cứ phải thuê xe ôm hoặc đi nhờ bạn bè. Nhiều hôm tan ca, Hoàng không về đón vợ ngay, còn đi uống bia với bạn, khiến vợ chờ mỏi mắt, đành phải bắt xe ôm về nhà.
Trong khi đó, ba người em gái của Hoàng đều đang tuổi ăn học. Là chị dâu cả trong gia đình, Phương Anh phải lo mọi thứ. Cô em thứ hai muốn mua xe đạp mới, thiếu tiền cũng đến hỏi vay chị dâu. Cô em thứ ba đang là sinh viên, đến kì nộp học phí cũng vay tiền anh chị. Tiếng là vay nhưng chẳng bao giờ thấy trả. Những hóa đơn tiền điện, tiền nước, điện thoại của gia đình cũng cứ "tình cờ" chuyển đến cho cô. Tất cả những phát sinh ấy, đều trông vào đồng lương của cô.
Thấy Phương Anh vẫn cố gắng đáp ứng được, Hoàng cứ hồn nhiên như không có chuyện gì. Đôi khi cô phàn nàn, anh lại gạt phắt đi: "Sao em hay tính toán những chuyện tẹp nhẹp ấy thấy. Vài đồng bạc ý mà".Đến khi Phương Anh sinh con, ối cạn phải mổ, chi phí hết 5 triệu bạc, vượt cả số tiền còn lại của cô. Trong khi mẹ cô chạy đôn chạy đáo lo làm thủ tục mổ cho con gái thì chẳng thấy tăm hơi con rể đâu. Mãi đến khi mẹ tròn con vuông rồi, Hoàng mới lò dò ở đâu về, đưa cho bà 1 triệu đồng. Bà mẹ vợ kêu ngần ấy không đủ, anh cười hì hì nói nửa đùa nửa thật: "Con chỉ vay được ngần ấy thôi. Cứ tưởng nhà con nó phải tính đủ rồi. Thôi, con nhờ bà với các bác lo giúp".
Khi Phương Anh hồi phục sức khỏe, bà mẹ vợ xin đón con gái và cháu ngoại về nhà để tiện chăm sóc, gia đình Hoàng còn nói mát: "Bà chê nhà tôi nghèo không lo được cho con cho cháu hay sao?". Nhưng mấy tháng sau đó, Hoàng cũng không đưa thêm được đồng nào để nuôi con. Hàng ngày, anh chạy qua nựng nịu hôn hít con một lát rồi về nhà ngủ.
Thỉnh thoảng mẹ vợ nhắc khéo anh nên giặt giũ quần áo cho vợ con và gửi tiền nuôi con, Hoàng chỉ vâng dạ để đấy. Nói con rể không được, bà quay ra gây sức ép với con gái. Nhưng mỗi lần nhắc đến chuyện đó, Phương Anh chỉ lặng lẽ chảy nước mắt, không bênh chồng, cũng chẳng thanh minh. Cô hoang mang không biết sẽ xoay sở ra sao với người chồng thiếu bản lĩnh, thiếu trách nhiệm và cả lòng tự trọng.
Theo Đời Sống Gia Đình
Ảnh minh họa. |
Tin liên quan
- Mềm lòng vì 'gái rượu' (21:25:19 17/05/2013)
- Vợ chồng rủ nhau đi... nhà nghỉ (21:25:13 17/05/2013)
- Khổ vì cố 'chiều' chồng (21:25:01 17/05/2013)
- 'Kiêu' vì sinh được quý tử (21:24:55 17/05/2013)
- Làm ngơ cho vợ ngoại tình (21:24:49 17/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Lấy chồng về để... nuôi
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo