Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Sinh con, rồi để ông bà nuôi
21:24:44 17/05/2013
Cô bạn đồng nghiệp của tôi trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sinh. Ngày đầu tiên đến công ty, cô thủ sẵn lá đơn xin nghỉ việc thêm một tháng không lương. Lý do đơn giản là chưa tìm được người trông bé. Cô than thở: "Khổ thế không biết, người ta chỉ nhận giữ trẻ hơn một tuổi trở lên thôi. Tìm người chăm bé bây giờ khó quá".
Hoàn cảnh trên không hiếm trong thực tế hiện nay, đặc biệt với những đôi vợ chồng trẻ sống ở đô thị. Vì vậy, giải pháp gửi con cho ông bà là tốt nhất. Mà có ông bà nào lại không thương, không chăm cháu chu đáo. Vì thế, cũng không ít đứa trẻ được bố mẹ tiếp tục "gia hạn" thời gian ở với ông bà dài dài vì... đủ thứ lý do.
'Chị Hai' bất đắc dĩ
Trong xã hội hiện đại, cha mẹ luôn bận rộn với công việc vì thế thời gian dành cho con trẻ không nhiều vô tình đã tạo nên khoảng trống vô hình trong tâm trí trẻ thơ
Khi cu Nhím được một tuổi, chị Hạnh gửi con cho bố mẹ tận Long An chăm sóc. Cu Nhím được ông bà nội cưng như trứng mỏng, đặc biệt là bà. Vốn mới chỉ có đứa cháu duy nhất, lại vừa nghỉ hưu nên bà chăm cháu kỹ càng, chu đáo.
Mỗi cuối tuần về quê thăm con, thấy con hồng hào, bụ bẫm, suốt ngày quấn quýt lấy ông bà, chị Hạnh rất yên tâm. Chỉ có điều, bé Nhím không quyến luyến mẹ lắm. Nhím gọi bà nội là "mẹ", còn mẹ Hạnh là "chị Hai". Sở dĩ nhím gọi như vậy là có lần bà nội đùa dạy như thế, sau thấy vui vui nên quen miệng. Lúc đầu nghe con gọi mình như vậy, chị Hạnh hơi bất ngờ nhưng cũng thấy ngộ ngộ nên cũng không để ý. Tuy vậy, có lúc chị không khỏi thấy tủi thân, nhất là mỗi lần muốn ngủ bên con, Nhím khóc mếu đòi bà cho bằng được.
Ba năm sau, để đưa được cu cậu lên thành phố là cả một cực hình. Hôm đó, ông bà phải tạm lánh nạn sang nhà hàng xóm để không nghe tiếng khóc thảm thiết của Nhím khi lên xe. Mà nào đã hết, từ khi đưa con về nhà, anh chị mới bắt đầu cuộc "chinh phục" khó khăn. Hai ngày đầu, Nhím gào khóc gọi ông bà, nhất quyết không chịu ăn uống gì. Hoảng quá, chị về quê đón bà lên gấp. Một tuần sau bà về vì không quen ở thành phố, Nhím lại trở lại trang thái cũ.
Hơn tuần sau, ông bà lên thăm cháu, thấy đứa cháu đích tôn xanh xao, bà nội xót cháu đòi đưa về lại Long An. Lần này, chị Hạnh nhất định không chịu vì sợ cảm giác mất con thực sự. Chị quyết định gởi Nhím đi nhà trẻ ngay sau hôm đó.
Khi mẹ xa con...
Ngày nay, khi mô hình gia đình truyền thống kiểu "tứ đại đồng đường", "tam đại đồng đường" đang giảm dần đi, các đôi vợ chồng trẻ thích ra riêng, không sống gần bố mẹ ngày càng nhiều thì cảnh bà là mẹ, mẹ là "chị Hai" như trên không còn là chuyện hiếm.
Guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, áp lực công việc, tài chính, thời gian đưa đón, chăm sóc con... khiến nhiều cặp vợ chồng quyết định "giao phó" con hoàn toàn cho ông bà. Nếu may mắn ông bà ở gần thì chạy qua chạy lại, con trẻ còn gần gũi bố mẹ. Nếu ông bà ở xa, nhiều cha mẹ đã không giữ được sợi dây liên hệ mật thiết với con trẻ.
Không thể phủ nhận, ngoài bố mẹ, ông bà là người chăm sóc trẻ tốt nhất. Họ có đủ thời gian, dư dả sự yêu thương trìu mến. Kinh nghiệm sống, sự khôn ngoan trong trải nghiệm cuộc đời... là cả một sự thuận lợi cho sự phát triển của đứa trẻ. Hơn thế, khi ở bên chăm sóc cháu, ông bà cũng bớt cô đơn, cảm thấy vui sống hơn. Mỗi quan hệ gắn bó, tình cảm ruột thịt thêm nồng đượm.
Chỉ có điều khi trẻ chỉ biết có ông bà, còn bố mẹ ở "một nơi xa lắm", trẻ thực sự đối mặt với những vấn đề tâm, sinh lý cũng như sự phát triển trong tính cách sau này mà đôi khi, những người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc chúng không thấy được.
"Mồ côi" trong tâm tưởng
Thạc sỹ tâm lý Lê Thị Linh Trang vừa giải quyết một ca tư vấn khá đặc biệt. Người mẹ khoảng 40 tuổi tên Hồng làm chủ doanh nghiệp ở Quận 4 tìm đến chuyên viên trong tâm trạng đau khổ, rối bời. Mỗi lần nhắc đến tên con gái chị lại ôm mặt khóc nấc lên. Cách đây 15 năm, bé Na là kết quả của sự lỡ lầm của chị. Gã tình nhân phụ bạc chị để chạy theo người đàn bà giàu có. Sinh con trong tủi nhục, túng thiếu, khi con lên 2 tuổi, chị gửi con cho mẹ và quyết tâm đi làm giàu. Khi mẹ chị mất, các cậu các dì của bé Na đã có gia đình, chị thuyết phục chồng cho con về ở chung.
Tuy chấp nhận về với mẹ và dượng nhưng con bé dường như không muốn trò chuyện với chị. Tệ hơn, Na trốn học, bỏ nhà theo đám bạn xấu. Hết khuyên giải, năn nỉ đến la mắng, nhưng không ăn thua. Quá giận, chị mắng con: "Đồ mất dạy! Có con như thế cũng như không'', thế là con bé trả treo: "Tôi có được bà dạy ngày nào đâu mà mất với không? Tôi không có mẹ!" rồi bỏ nhà đi bụi. Một giáo viên của trường Trung học phổ thông Marie Curie cũng cảm thán: "Mỗi năm làm hồ sơ chủ nhiệm, tìm hiểu lý lịch, mình lại thấy số lượng học sinh phải ở với ông bà do bố mẹ chia tay ngày càng nhiều lên! Sao bây giờ người ta ly dị nhiều thế không biết".
Trong những trường hợp này, "tâm lý trẻ rất mặc cảm và bị tổn thương. Cảm giác bị bố, mẹ bỏ rơi tạo ra những rối loạn tâm lý khó lường, ảnh hưởng rất xấu đến mối quan hệ của bố mẹ và con cái sau này'' - thạc sỹ Lê Thị Linh Trang nói.
Để luôn bên cạnh cuộc đời con
Không phải đứa trẻ nào lớn lên với ông bà, thiếu sự gần gũi với bố mẹ cũng phát triển lệch lạc. Tuy nhiên, tình yêu thương của ông bà, dù sâu nặng thế nào cũng không thay thế được tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng.
Dù hoàn cảnh thế nào, khi gởi con cho ông bà chăm sóc, bạn cũng đừng mang tâm lý "khoán trắng" trách nhiệm nuôi dạy con, chăm sóc cháu cho người thân của mình. Theo các chuyên gia tâm lý, trong việc chăm sóc con trẻ, người lớn tuổi thường gặp một số vấn đề như: ít tham gia hoạt động vui chơi cùng trẻ, khó tiếp cận trẻ phù hợp với những biến đổi tâm sinh lý nên khó có sự đồng điệu, chia sẻ nhất là khi trẻ bước vào tuổi dậy thì... Vì thế, nếu trong một thời gian nào đó gởi cháu cho ông bà trông, bố mẹ nhất thiết phải tranh thủ thời gian gần gũi con nhiều hình thức: gọi điện, viết thư, tranh thủ thời gian trò chuyện, đi chơi, chăm nom săn sóc con.
Trong trường hợp vì đổ vỡ hôn nhân, phải gởi con cho ông bà, thạc sĩ tâm lý Lê Thị Linh Trang cũng đưa ra lời khuyên: "Bạn nên sắp xếp cuộc sống gia đình, chuẩn bị tâm thế không chỉ cho bản thân mà còn cho con cái. Nên trao đổi thẳng thắn với con, với bố mẹ hoặc người bạn đời để tìm giải pháp thích hợp cho hoàn cảnh của mình. Nhưng dù có thế nào, với mỗi đứa trẻ, được sống cùng bố mẹ, trong vòng tay của bố mẹ vẫn là niềm hạnh phúc nhất".
Theo Sức Sống Mới
Tin liên quan
- 'Ăn nem thiu' - làm nhục chồng (21:43:18 17/05/2013)
- 'Bán xới' vì bị quấy rối tình dục (21:43:06 17/05/2013)
- Lấy chồng... chẳng muốn có con (21:42:57 17/05/2013)
- Tìm 'tình' khi vợ mang bầu (21:42:51 17/05/2013)
- 'Đường về' với vợ (21:42:37 17/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Sinh con, rồi để ông bà nuôi
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo