Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Mâu thuẫn khẩu vị với nhà chồng
21:27:21 17/05/2013
Ngân chẳng bao giờ dùng mỳ chính nên rất khó chịu với kiểu nấu nướng của gia đình chồng bởi ăn món gì cũng ngọt lợ. Còn khi cô trổ tài bếp núc thì thể nào cũng bị bố mẹ chồng chê là nhạt nhẽo.
Lúc chuẩn bị cưới, Ngân, Cầu giấy, Hà Nội, đã được mẹ, các chị và đồng nghiệp "chỉ giáo" là về nhà chồng phải thế này, thế kia. Cô cũng chịu khó nhờ mẹ dạy làm vài món "tủ" để thể hiện vai vợ hiền, dâu đảm.Khi về làm dâu, Ngân chẳng có cơ hội mà trổ tài bởi cách ăn uống, nấu nướng của gia đình bên ấy quá khác biệt. Chẳng hạn như, nhà cô hầu như không bao giờ dùng mỳ chính vì thấy nó chẳng bổ béo gì mà cũng không giúp món ăn ngon hơn. Không những thế, Ngân còn bị chứng "say mỳ chính", ăn vào là thấy khó chịu nên cứ đi ăn uống ở đâu đều phải yêu cầu người làm không thêm gia vị ấy vào.
Ảnh: GettyImages
Ngược lại, ở nhà chồng cô, nấu món nào cũng phải cho thật nhiều mỳ chính cho ngọt: từ luộc rau, kho thịt đến làm bát nước mắm chấm... Bởi thế, đến bữa ăn, Ngân thấy lợ cả cổ và khó chịu vô cùng.
Vài lần Ngân chủ động xuống bếp và nấu theo cách của mình thì bị cả nhà chồng chê. "Sao canh nhạt nhẽo thế, trứng cũng chả có vị gì". Từ đó, mỗi lần ngồi ăn cùng gia đình chồng trở thành một việc nặng nề với cô. Còn chị Hòa, lấy chồng ở Thanh Oai, Hà Nội, cũng bức xúc với nhà chồng bắt đầu từ bữa ăn. "Mình chưa thấy nhà ai mà nấu món rau nào cũng cho cà chua, từ canh bí, canh cải đến xào rau muống, mồng tơi. Những món kho thì thôi rồi, món nào món nấy mặn chát" - chị kể với mấy bạn đồng nghiệp. Khi chị nhỏ to góp ý riêng với chồng những điều đó còn bị anh nói lại: "Như thế mới ngon. Nhà anh toàn thế đấy, em không ăn được thì thôi" khiến chị càng ức chế.
"Sợ nhất là mỗi lần về quê chồng ăn cỗ, xong bữa thể nào cũng thừa đầy ra, đun lại có khi ăn cả tuần chưa hết" - chị Hòa nhăn mặt tiếp. Theo lời chị thì ngày thường gia đình chồng ăn uống rất đạm bạc nhưng cứ hễ có đám cỗ là ê hề thịt bò, thịt lợn, gà... và đặc biệt là không bao giờ có món rau. Nhà chồng chị quan niệm cỗ là phải thật đầy, thật nhiều thịt, thêm rau là bôi bác.
Theo bà Trần Thị Hồng Hà (Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) những khác biệt trong cách ăn uống giữa nàng dâu với gia đình chồng tuy là chuyện nhỏ nhưng có thể khơi nguồn cho những mâu thuẫn khác lớn hơn nhiều.
Theo bà, trong trường hợp này, người con dâu nên "nhập gia tùy tục", cố gắng tìm cách thích nghi với nếp ăn, lối sống của nhà chồng. Cô gái có thể khéo léo bày tỏ quan điểm mình thích hay không thích thứ gì nhưng chớ bao giờ chê bai kiểu nấu nướng của gia đình. Hơn nữa, chị em nên quan tâm một chút đến chế độ ăn uống của bố mẹ chồng, thỉnh thoảng nấu những món các cụ thích hay các thức có lợi cho sức khỏe của người già. "Học cách thích nghi với nhà chồng bắt đầu từ chính việc chấp nhận cách ăn uống của họ" - bà Hà chia sẻ.
Ngược lại, gia đình chồng cũng phải có sự cảm thông và quan tâm đến khẩu vị của nàng dâu. Nếu có sự khác biệt quá lớn, thỉnh thoảng gia đình có thể nấu theo gu của từng người và tìm những món cả hai bên đều có thể chấp nhận được.
Thực tế, mỗi người một khẩu vị riêng, mỗi gia đình, nhất là khi ở khác vùng, miền khác nhau hay giữa nông thôn và thành thị.... lại có cách ăn uống khác nhau. Bởi thế, chuyện khác biệt trong cách thưởng thức, chế biến thực phẩm giữa nàng dâu với nhà chồng là chuyện bình thường, đương nhiên. Điều quan trọng là hai bên đều cần tôn trọng và biết chấp nhận sự khác biệt của nhau để tìm sự cân bằng, hòa hợp.
Như chuyện của Thanh (Hải Phòng) là một ví dụ. Mới về làm dâu nhà Huy, Thanh cũng không hợp với cách ăn uống của gia đình anh. Ở nhà cô, khi rán cá bao giờ xong cũng gắp ra ngay để cá róc hết mỡ. Thế nhưng, mẹ chồng Thanh thường cứ để đó, lúc sắp ăn mới sắp ra đĩa khiến lúc ăn nhìn miếng cá đọng mỡ cô đã thấy ngấy tận cổ.
Hơn nữa, vì cả hai vợ chồng Thanh đều đi làm về muộn nên mẹ chồng là người nấu nướng chính. Phần vì tiết kiệm, phần cũng vì không biết chế biến nhiều món nên hầu như hôm nào cụ cũng đãi cả nhà món trứng rán và rau luộc. Nghĩ cứ thế này mãi không được, Thanh tìm cách cải thiện tình hình.
Thỉnh thoảng đi liên hoan ở đâu về cô bảo mẹ chồng: "Hôm nay con đi ăn nhà bạn thấy món này ngon lắm, để con thử làm, mẹ ăn góp ý cho con nhé". Rồi cô cũng hay thủ thỉ: "Con chưa thấy ai muối dưa ngon như mẹ. Mẹ dạy con cách làm thế nào cho dưa vừa có màu vàng đẹp mắt lại vừa giòn, ngon như mẹ vẫn làm nhé"... Mẹ chồng Thanh thấy con dâu ham học hỏi nên cũng cởi mở hơn nhiều.
"Được cái là mẹ chồng mình cũng rất hiểu biết, tâm lý nên cụ rất chiều con dâu và không ngại thay đổi" - Thanh khoe. Giờ Thanh học được cách muối dưa rất ngon của bà và biết nấu những món canh dân dã đậm đà như canh hến, ốc... Mẹ chồng Thanh cũng biết thêm từ con dâu rằng thịt lợn không chỉ có luộc và ram mặn mà còn có thể chế biến thành chả lá lốt, thịt nhồi đậu rán sốt cà chua, thịt xiên nướng, thịt băm đúc trứng hay thịt xào dứa, thịt kho tàu...
Thanh cũng không biết từ bao giờ, từ chuyện nấu nướng, hai mẹ con rất hay ríu rít nói đủ thứ chuyện khác.
Theo VnExpress
Tin liên quan
- Những bà vợ lạnh lẽo (21:45:55 17/05/2013)
- Chồng chẳng biết làm gì (21:45:49 17/05/2013)
- Vợ quá 'buông thả' (21:45:45 17/05/2013)
- Cô vợ đầy 'ham muốn' (21:45:42 17/05/2013)
- Chồng thời công nghệ số (21:45:30 17/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Mâu thuẫn khẩu vị với nhà chồng
|
|
|
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo