Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Đổ vỡ thành đổ nát
21:31:31 17/05/2013
"Đã đập vỡ cái bình sao không chịu nhận mà còn đổ tội cho con mèo? Mày cũng dối trá như bố mày ấy" - chị Thơm mắng con. Cậu bé 8 tuổi òa lên khóc, không phải vì bị mắng mà vì thấy bố mình bị xúc phạm.
Do không chấp nhận quá khứ ngoại tình của chồng, chị Thơm (34 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) quyết định ly thân trước khi chia tay hẳn. Bé Trung ở với mẹ. Thương con sớm phải sống trong một gia đình không toàn vẹn, Thơm cố gắng để bé không thiếu một tí gì. Để đạt được điều đó, chị làm việc ngày đêm. Sự vất vả cộng thêm nỗi cô đơn và nỗi hận người chồng phụ bạc khiến chị luôn căng thẳng, và giải tỏa bằng cách nói xấu chồng với con trai.
Bố con là kẻ lăng nhăng, vô trách nhiệm, dối trá... Những lời như vậy thường xuyên dội vào tai Trung. Và hễ cậu bé mắc lỗi gì là người mẹ lại lập tức quy cho là giống bố.
Thấy cháu ngoại ngày một lầm lì, thu mình, học hành sút kém, mẹ chị Thơm tìm cách hỏi han. Cậu bé òa khóc: "Bà ơi cháu nhớ bố quá!". Hóa ra những lời của mẹ không làm Trung bớt yêu bố, bởi dù phản bội vợ, chồng chị Thơm luôn là người yêu chiều con. Nhớ thương bố, thèm có bố bên cạnh nhưng không dám nói với mẹ vì cảm thấy như thế là có lỗi, cậu bé thấy vô cùng khổ sở. Trung cũng bị tổn thương khi hình ảnh người cha mà cậu bé vốn rất tự hào lại bị bôi nhọ, và cậu dằn vặt không biết bố mình thực sự có những tính xấu ấy không.
Còn Thu (17 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) lại ghét và hận bố vì tin lời mẹ. Hồi Thu còn nhỏ, bố cô phải ra nước ngoài kiếm sống và gửi tiền về cho gia đình. Không hiểu vì lý do gì, người mẹ luôn nói rằng bố bỏ đi xa hưởng sung sướng một mình mà không hỗ trợ gì, để mẹ con ở nhà vất vả nuôi nhau. Thương mẹ quá, Thu lớn lên trong nỗi căm ghét bố. Em không bao giờ viết thư, quà nhận được cũng vứt đi không dùng.
Người cha trở về không được con chào đón. Thu lạnh nhạt, xem thường bố ra mặt, thường xuyên tỏ ra hỗn láo dù đối với bất cứ ai khác, em luôn là người lễ phép. Lúc này, mẹ Thu thấy ân hận và tìm cách "đính chính" các thông tin trước đây, nhưng đã quá muộn. Cho rằng mẹ nói tốt cho bố cũng chẳng qua vì tính vị tha của bà mà thôi, cô thiếu nữ càng ghét bố hơn.
"Tuổi thơ của tớ khô cằn vì nỗi hận ông ấy, và ngay cả bây giờ nữa, trái tim tớ đau lắm mỗi khi nói hỗn với bố, mà không thể khác đi được" - Thu tâm sự với bạn thân.
Anh Khuyến (46 tuổi, Hà Đông, Hà Tây) cũng hối hận vì đã nói xấu vợ cũ với con gái. Nhiều năm trước, do thói hay nhậu nhẹt với bạn bè, để một mình vợ đánh vật với chuyện làm ăn, anh bị vợ bỏ. Tự ái, lại càng hận hơn khi thấy chị chóng tái giá và kinh doanh phát đạt, Khuyến trút nỗi đắng cay lên con gái.
"Lo mà học hành đi con ạ, đừng có học thói mới nứt mắt đã lẳng lơ như cái đứa đẻ ra mày", "Đi chơi với thằng nào đấy? Tao có cố dạy đến đâu thì cái máu đĩ thõa của mẹ mày vẫn ở trong người mày. Nó bỏ tao chỉ vì tiền"... Những câu nói này khiến con gái anh đau đớn, nhưng rồi cũng dần quen. Cô bé thấy mình thấp kém hơn hẳn những bạn gái khác có mẹ chính chuyên, và nghĩ có cố đến mấy thì mọi người cũng không tôn trọng mình được.
Tình cờ nghe thanh niên trong vùng kháo nhau về sự dễ dãi của cô con gái 18 tuổi, rằng cô sẵn sàng lên giường với những người săn đón mình, nhất là khi được tặng quà, Khuyến nổi giận, về mắng và tát con gái. Rồi anh điếng người khi nghe con bảo: "Đằng nào cũng vậy thôi, bố chẳng bảo con mang dòng máu của mẹ trong người, trước sau cũng thành gái đứng đường là gì?".
Còn rất nhiều trẻ em và vị thành niên khác bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề do bố nói xấu mẹ và ngược lại. Theo bà Nguyễn Hương Trà, chuyên gia tư vấn tâm lý - hôn nhân gia đình, đây là một thói quen khá phổ biến khi vợ chồng chia tay hoặc không cơm lành canh ngọt với nhau. Người này nói với con những điều không tốt của người kia để thỏa nỗi ghét hận, hoặc để lôi kéo con về "phe" mình.
Khi bị nghe những lời như vậy, đứa trẻ có thể tin hoặc không tin. Trong cả hai trường hợp, các em đều bị tổn thương, có thể rất nghiêm trọng. Đứa trẻ nào cũng coi bố mẹ là hình mẫu của đạo đức, và luôn muốn tự hào về những người sinh ra mình. Khi nói xấu vợ/chồng với con, bạn đã cướp đi của trẻ cái quyền đó. Đối với đứa trẻ, không gì cực lòng hơn là phải tủi hổ vì cha mẹ. Con bạn sẽ rất đau đớn, nỗi đau này không chia sẻ được với bạn nên lại càng có sức "công phá" mãnh liệt, nhất là đối với những trẻ đã lớn.
Vì vậy, chuyên gia Hương Trà khuyên các phụ huynh nên kiềm chế. Ngay cả khi vợ/chồng mình có những điều không tốt, cũng không nên nói tất cả sự thật với con. Những điều cần nói ra, nên khéo léo và chỉ tiết lộ từ từ theo mức độ trưởng thành của trẻ. Còn nếu bạn nói với con những điều xấu mà vợ/chồng không có, khi lớn lên thường trẻ cũng sẽ nhận ra và sẽ thất vọng về bạn.
Theo VnExpress
Tin liên quan
- Chồng bắt xem 'phim nóng' (21:49:55 17/05/2013)
- Tai nạn với trò 'có bầu ép cưới' (21:49:44 17/05/2013)
- Đi 'chơi gái' rồi về kể với... vợ (21:49:36 17/05/2013)
- Bố mẹ 'hớ hênh' trước mặt con (21:49:32 17/05/2013)
- Gái 'rượu' làm dâu (21:49:21 17/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Đổ vỡ thành đổ nát
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo