Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Tự tạo ra "quý tử"

21:32:35 17/05/2013
4-2-1 là 4 ông bà nội / ngoại, 2 bố mẹ và 1 đứa con. Đây là mô hình gia đình phổ biến trong xã hội hiện đại. Tình yêu thương, sự chăm sóc, chiều chuộng dồn hết vào đứa trẻ, khiến trẻ dễ ích kỷ, dựa dẫm, ít độc lập, khó hòa đồng... Một tháng trước khi đứa con đầu lòng chào đời, bố mẹ chồng lẫn bố mẹ ruột chị Hương (Q.4-TPHCM) đều tập trung để chờ ẵm cháu. Các ông, các bà thay nhau sắm sửa cho cháu chật cả phòng nào là nôi, xe đẩy, xích đu đến bàn ăn cơm của trẻ... không thiếu một thứ gì. Cái gì cũng của con
Biết nhận mà không biết cho Theo bà Nguyễn Thị Thương, việc dạy dỗ, uốn nắn trẻ trong những gia đình có ít con ngay từ bé vô cùng quan trọng. Vì không có anh, chị, em nên đứa trẻ không biết đến sự nhường nhịn, chia sẻ. Mặt khác, quen được đáp ứng, chiều chuộng nên lớn lên chúng chỉ biết nhận mà không biết cho. Đến lúc lấy vợ, gả chồng, những đứa trẻ này không những không biết làm việc nhà mà còn không thể thích nghi được với gia đình mới, nảy sinh nhiều mâu thuẫn...
Đúng như chị Hương dự đoán, con chị lớn lên trong sự nuông chiều của ông bà, đến mức con cọp cũng trở thành con chuột nếu cháu muốn thế.Bao nhiêu dự định “huấn luyện” con nên người theo cách riêng của chị đều tan thành mây khói. Đang ngủ mà nghe cháu hét lên một tiếng là tất cả đèn trong các phòng đều bật sáng, cả nhà hớt hải chạy sang xem cháu bị gì.Cháu vừa hắt hơi, sổ mũi là các ông, bà cuống cuồng giục đi bệnh viện. Đến khi cu Tin biết ăn dặm thì bột nào đắt nhất, tôm, cua, ghẹ con nào to nhất đều được mua về để đầy trong tủ lạnh...
Đấu tranh mãi, ông bà mới chịu cho cháu đi nhà trẻ. Hết ông bà nội đến ông bà ngoại, chiều nào cũng chỉ chờ đến giờ để đón cháu về. Khi cháu vào lớp 1, bà nội đã lén cho tiền, vợ chồng chị Hương ngăn cản thì bà hờn dỗi, nói: “Nó phải có tiền trong túi, đói còn mua gì ăn chứ, anh chị định để cháu tôi đói khát à?”.Thằng bé tự đi rửa tay giống như cô giáo dạy, lập tức bà chạy theo: “Để bà rửa cho”. Tuần nào, ông bà cũng đưa đón cháu đi siêu thị, công viên..., tất nhiên cu cậu đòi gì đều được ông bà đáp ứng.Đến khi nghe mẹ hỏi: “Con có thích mẹ sinh thêm em bé không?”, cu Tin lập tức nhăn mặt: “Mẹ mà sinh em bé là Tin bỏ em bé trong tủ lạnh”. Chị Hương càng ngỡ ngàng hơn khi con trai cưng mới 6 tuổi tiếp tục bi bô: “Ông bà là của con, ba mẹ là của con, nhà cửa cũng là của con, cái gì cũng của con hết...”. Khó thích nghi Theo bà Nguyễn Thị Thương, Giám đốc Trung tâm Tư vấn gia đình và ly hôn FDC, hội chứng 4-2-1 ở Trung Quốc đang phổ biến ở các gia đình Việt Nam. “Giống như một cái phễu, bao nhiêu tình cảm của các thành viên trong gia đình đều dồn hết vào đứa con, chúng được yêu thương, chăm sóc và được đáp ứng mọi nhu cầu từ bé. Lớn lên trong môi trường như thế, đứa trẻ dễ có tính ích kỷ, khó thích nghi với hoàn cảnh xung quanh. Nếu không được uốn nắn, điều chỉnh kịp thời, chúng rất dễ hư hỏng”- bà Thương cho biết. Nhiều phụ huynh lo lắng, than phiền về tính ích kỷ, dựa dẫm của con mà không biết rằng tính cách này hình thành từ chính sự nuông chiều thái quá. Chị Hà Nguyên (Q.7-TPHCM), có con gái đang học mẫu giáo, kể: “Tôi mua một bộ đồ chơi domino và xếp hình cho con, bé thích lắm, suốt ngày mang ra bắt mẹ chơi. Nhưng thật lạ, bé chẳng cho ai đụng vào bộ đồ chơi đó, kể cả cô bạn hàng xóm vẫn thường qua chơi chung”.Chị Nguyên cảm thấy rất lo, song chị lại nghĩ, con mình còn bé, chắc vì nó thích bộ đồ chơi đó quá thôi. Nhưng càng lớn, con chị lại càng thể hiện rõ tính ích kỷ. Bé không bao giờ muốn chị Nguyên bế những đứa trẻ khác, đồ đạc của bé lúc nào cũng giữ khư khư. Gặp người lạ, bé không chịu chào hỏi mà cứ ngúng nguẩy hoặc bám chặt lấy mẹ, hễ tí là bé khóc lóc, hờn dỗi... Cô Hương Ly, giáo viên một trường THPT tại TPHCM, cho biết nhiều học sinh của cô dù nhà rất khá giả nhưng khi nói đến việc quyên góp, ủng hộ giúp đỡ các bạn khó khăn hơn thì không ít em không hưởng ứng. Đến phiên trực nhật, có em nhất định không chịu quét lớp, lau bảng, còn lý sự: “Ở nhà em đã có người giúp việc làm hết rồi, em không phải động tay, tại sao đến lớp lại phải làm?”. Nhiều em còn quan niệm, việc của chúng chỉ là học, những việc khác đã có người khác lo nên nói đến nữ công gia chánh, sinh hoạt cộng đồng... các em tỏ ra rất thờ ơ, thậm chí còn nói với nhau: “Ở nhà ngủ sướng hơn, tham gia làm gì cho mệt!”. Theo NLD
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo