Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Những bà vợ "dã man"
21:42:38 17/05/2013
Nói đến nạn bạo lực gia đình mà chỉ nói đến việc chồng bạo lực với vợ, mà quên rằng những ông chồng cũng là nạn nhân thì chưa "thấu tình đạt lý". Việc cho rằng đa số phụ nữ bị bạo lực, còn đàn ông "ít khi" cũng mới chỉ là cách nhìn nhận, đánh giá chưa có căn cứ thỏa đáng...
Ai bảo đàn ông không bị bạo lực?
Nhiều cuốn sách viết về bạo lực gia đình, nhưng nội dung sách lại xoay quanh việc chống bạo lực với vợ. Nhiều hội thảo với chủ đề "Bạo lực gia đình", nhiều dự án mang tên "Phòng chống bạo lực gia đình", nhưng các vấn đề đưa ra thảo luận, các hoạt động tuyên truyền, can thiệp... đều nhằm bênh vực phụ nữ. Điều này không sai, và hết sức cần thiết, nhưng chưa đầy đủ.
Đàn ông cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình - đó là nhận xét của nhiều người kể cả phụ nữ. Trong một cuộc nói chuyện về bạo lực đối với phụ nữ được tổ chức tại một phường thuộc, quận Ba Đình, một chị cán bộ phụ nữ đã phát biểu: "Đúng là nhiều anh chồng có thói vũ phu, đối xử tệ bạc với vợ con. Nhưng cũng không ít chị em "kinh khủng lắm", hành hạ chồng đủ kiểu, nhưng do đàn ông không dám nói ra vì sĩ diện.
Hơn nữa, cũng chưa có cơ quan đoàn thể nào lên tiếng bênh vực đàn ông, thành ra chúng ta tưởng chuyện này không có hoặc ít có". Nhận định này được nhiều người hưởng ứng.
Các hình thức bạo lực của người vợ đối với người chồng cũng vô cùng đa dạng, phong phú, không kém gì của người chồng đối với người vợ. Vũ khí mà những người vợ dùng để gây bạo lực với chồng là "khủng bố" tinh thần.
Mặt nặng mày nhẹ, nhiếc móc khả năng kiếm tiền của chồng, nói xấu về khả năng làm trụ cột gia đình của chồng, "cấm vận" tình dục, kiểm soát các cuộc điện thoại, các mối quan hệ, lục lọi ví tiền, nói xấu và lôi kéo con cái chống lại chồng, coi thường chồng, ghen tuông vô lối... là những hành vi bạo lực hay gặp. Nhưng đừng tưởng phụ nữ không biết dùng bạo lực thể xác. Đánh, tát, ném đồ vật vào chồng cũng không phải không gặp.
Nhận diện "vũ thê"
Nếu khi nhận xét về nguyên nhân người chồng bạo lực với vợ, đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng đó là do "bất bình đẳng giới, tư tưởng trọng nam kinh nữ, thói gia trưởng của đàn ông, do địa vị của người phụ nữ thấp kém hơn so với chồng...". Nhưng khi lý giải về hiện tượng "vũ thê", lý lẽ nói trên không thỏa đáng.
Những bà vợ "ra đòn tay" với chồng thường là những người phụ nữ có thể lực hơn chồng. Trước khi có chồng, chị Hoa đã được bạn bè gọi là "võ sĩ", nhưng khi đang yêu, ở bên cạnh anh chàng nhỏ bé, thư sinh, Hoa vẫn thể hiện là cô gái dịu dàng nữ tính. Nhưng khi thành vợ thành chồng rồi, Hoa mới thực sự lộ nguyên hình một "vũ thê có hạng".
Chồng có lỗi, Hoa hắt cả bát canh vào mặt. chồng về muộn, Hoa xông ra túm tóc, đập đầu chồng vào tường "hỏi tội". Chồng có cuộc điện thoại gọi khuya, Hoa lấy điện thoại và đập xuống đất. Nhiều lần đến cơ quan, chồng Hoa phải nói dối về vết thâm tím trên mặt, những vết răng cắn trên tay. Không ít lần Hoa dọa "xẻo" chồng, nếu phát hiện thấy dấu hiệu... không chung thủy.
Thói nanh nọc, ác khẩu, coi thường lấn át chồng, thấy chồng hiền thì "xỏ chân lỗ mũi", được đằng chân, lân đằng đầu... cũng là nguyên nhân khiến một số chị em trở thành "vũ thê". So với anh chồng "khỏe như trâu vâm", thì chị Liên chỉ là "con nhái bén". Nhưng chị có lợi thế "võ mồm". Chồng chưa động đến người, chị đã bù lu bù loa kêu hàng xóm, khiến anh... im cho xong chuyện.
Những câu nói móc, nói mỉa kiểu: "Nhìn chồng người ta mà thèm", "anh là đồ bất tài vô dụng, có giỏi kiếm tiền nhiều về đây, sai bảo gì tôi cũng... chiều", "loại bố như anh, có cũng như không". Hễ vợ chồng có chuyện gì, chị Liên lại gọi anh em ruột mình đến đe dọa chồng hoặc đùng đùng khăn gói về nhà bố mẹ đẻ kể tội chồng.
Hàng xóm láng giềng đến can ngăn, chị xỉa xói vào mặt chồng bảo "cái đồ bị thịt", "cái lão tâm thần", "đồ bất lực"... thì nói làm gì cho phí lời. Lấy quyền làm vợ để tra khảo chồng đủ điều, bắt chồng nộp hết tiền cũng là cách quản chồng của một số "vũ thê".
Những anh chồng bị vợ hành hạ thường là những anh cán bộ, công chức, trí thức, có "chút sĩ" trong người, nên muốn cho êm cửa êm nhà, đành thực hiện phương châm "tránh voi chẳng xấu mặt nào". Họ đành mang tiếng sợ vợ. Nhưng các bà vợ lại được thể lấn át chồng. Ngoài ra, việc cậy của, cậy con, ỉ thế chồng... cũng là những nguyên nhân khiến những người chồng bị vợ hành hạ.
Bị vợ hành kêu có ai bênh?
Phụ nữ bị bạo lực không dám nói ra vì nghĩ rằng "xấu chàng hổ ai". Nhưng đàn ông bị vợ hành hạ không dám nói ra vì thấy tự hổ thẹn. Gia đình, bạn bè, anh em, hàng xóm khi thấy một người đàn ông bị vợ bạo lực, thường bảo: "Cái loại đàn ông sợ vợ, để nó đè đầu cưỡi cổ, hay lắm đấy mà còn... khoe".
Không ít những người đàn ông khi nghe người đàn ông khác kể rằng mình bị bạo lực thì tỏ thái độ bất bình rằng: "Ông ngu thì cho chết, phải tay tôi thì..." Thế là từ trước đến nay, phụ nữ bị bạo lực cũng là... tại chính đàn ông.
Thử hỏi, có anh đàn ông nào dám lên tiếng nữa không. Cũng chính vì vậy, những cuộc điều tra, dù có bằng bảng hỏi dấu tên, cũng ít anh nào dám mạnh dạn viết rằng mình là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Trong một khóa tập huấn về phòng chống bạo lực gia đình do Viện Sức khỏe và Gia đình (RAFH) tổ chức tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, một vị chủ tịch Hội nông dân nói: "Nói thật nhé, ngay tại địa phương tôi cũng có vô khối anh là nạn nhân bạo lực, nhưng biết kêu ai, ai bênh vực?
Khi người phụ nữ bị chồng ngược đãi thì có đủ các cơ quan, đoàn thể, từ Hội phụ nữ đến Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc, tổ hòa giải... vào cuộc. Nếu vụ việc lớn hơn, thì chính quyền, công an, báo phụ nữ... bênh vực. Còn đàn ông bị bạo lực, ai bênh vực?".
Cho đến nay chưa có một cuộc nghiên cứu đầy đủ, chưa có cuộc thống kê, rà soát về thực trạng người vợ gây bạo lực với chồng, nhưng không có nghĩa là đàn ông phải là nạn nhân. Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình do Quốc hội ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa phụ nữ và đàn ông, ngăn ngừa tình trạng bạo lực xảy ra trong mỗi gia đình, chứ không chỉ là "Luật bảo vệ phụ nữ".
Theo Đời Sống Gia Đình
Tin liên quan
- Chạy 'tội' ngoại tình (22:01:11 17/05/2013)
- Sống với chồng như cực hình (22:01:00 17/05/2013)
- Sống không cần sex (22:00:50 17/05/2013)
- Mắc chứng 'Tự yêu mình' (22:00:02 17/05/2013)
- Tình nhân không bằng chồng (21:59:56 17/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Những bà vợ 'dã man'
|
|
|
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo