Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nhọt đầu đinh ở bé

14:44:51 02/08/2013

Nhọt đầu đinh là một nhiễm khuẩn cấp tính do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây ra.

Các cầu khuẩn này thường có sẵn trên da nhưng không gây bệnh. Về mùa hè nóng bức, mồ hôi ra nhiều gây nhớp nháp trên da, khiến bé nổi rôm sảy, ngứa gãi. Tụ cầu có điều kiện thuận lợi chui sâu xuống các tổ chức ở dưới da, phát triển và gây bệnh. Chúng chui vào các nang lông, gây viêm nang lông và tiết độc tố làm hoại tử các tế bào chung quanh nang lông, tạo thành ngòi của những nhọt đầu đinh.

Dấu hiệu đặc trưng

Lúc đầu, trên da của bé xuất hiện một nốt đỏ bằng hạt đỗ. Nốt này lớn dần lên, vùng da chung quanh cũng đỏ tấy và rất đau. Đến ngày thứ 3 hoặc thứ 4, nhọt bắt đầu mềm, giữa nhọt xuất hiện một mụn mủ nhỏ. Sau đó nhọt vỡ, ở chỗ mụn mủ chảy ra mủ và cả cái ngòi trắng xanh hơi xốp, để lại một hố lõm sâu. Chỗ lõm này sẽ đầy lên nhanh chóng và nhọt sẽ khỏi trong vòng 8-10 ngày.

Biến chứng nguy hiểm

Những bé cơ thể suy yếu, không đủ sức chống đỡ với vi khuẩn có thể bị nhọt liên tiếp; nhọt này vừa khỏi nhọt khác lại mọc lên, có khi gây ra các biến chứng nguy hiểm (viêm thận cấp, nhiễm khuẩn huyết...).

Nhọt mọc ở những vị trí đặc biệt như môi trên, cánh mũi có thể gây biến chứng nặng như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, đe dọa tính mạng của bé.

Có những trường hợp nhiều nhọt mọc cạnh nhau thành cụm, kết hợp với nhau thành một mảng đỏ lớn, rất đau. Trong mảng đỏ này có nhiều nhọt, khi vỡ ra thành nhiều lỗ sâu lỗ chỗ như gương sen hoặc tổ ong, dân gian gọi là nhọt tổ ong (anthrax). Bé rất đau, toàn trạng nặng; sốt cao, quấy khóc nhiều, dễ có biến chứng.

Chăm sóc và điều trị

Trường hợp chỉ có 1-2 nhọt bắt đầu mọc, mẹ có thể bôi cồn iốt vào đúng chỗ nhọt cho bé; hoặc dùng cao tiêu nhọt dán lên nhọt cho bé.

Nếu nhọt đã mềm, nên đưa bé tới bệnh viện để chích mủ.

Trường hợp nhọt mọc liên tiếp, hết đợt này đến đợt khác thì nên đưa bé đến bệnh viện khám tìm nguyên nhân.

Đối với những nhọt mọc ở môi trên, cánh mũi của bé, mẹ lại càng phải thận trọng. Mẹ tuyệt đối không được nặn; nên đưa con đi khám bệnh sớm, điều trị tích cực để phòng biến chứng.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo