Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Chăm sóc khi bé ho

13:43:40 14/08/2013

Bé có thể ho do cảm lạnh, nhất là vào mùa mưa. Bé bị viêm họng (viêm họng ở bé thường do nhiễm siêu vi) cũng gây ho. 

Phân biệt ho do viêm họng và viêm phế quản

Khi bé bị viêm họng hoặc viêm phế quản thì đều có ho. Để phân biệt được ho do viêm họng hay viêm phế quản thì phải dựa vào các triệu chứng khác của 2 bệnh này.           

- Nếu viêm họng, bệnh nhi sẽ kêu ngứa cổ, rát họng, vướng đờm muốn ho, ho cho đến khi khạc được cục đờm thì thôi. Khám họng thấy niêm mạc họng sung huyết đỏ (thường có hạt ở thành sau họng), có thể thấy dịch nhày hay mủ chảy xuống thành sau họng.

- Trường hợp viêm phế quản, thường bệnh nhi ho từng cơn, ho nặng ngực, thở khò khè; thở mệt như thiếu hơi, ho khạc ra đờm cục màu vàng hay xanh. Khám phổi nghe thấy ran phế quản (hay nghe có tiếng rít). Chụp Xquang phổi thấy tổn thương trong phổi và phế quản. Nhiều trường hợp bé bị viêm họng trước rồi sau đó bị viêm phế quản sau trong cùng một đợt ốm.

Như vậy nếu ở nhà, cha mẹ lại không phải là bác sĩ thì việc phân biệt ho do viêm họng hay viêm phế quản gặp nhiều khó khăn, mẹ chỉ có thể suy đoán chứ không thể chẩn đoán chính xác được. Do đó khi cháu bị bệnh sốt, ho... mẹ cần đưa đến bệnh viện khám để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Những mẹo giảm ho cho bé

Khi bé bị ho, kèm ngạt mũi, khó thở, cha mẹ có thể nâng cao gối đầu của bé bằng cách gập làm tư một cái khăn tắm rồi lót dưới gối của bé. Gối cao đầu giúp bé không bị tràn nước mũi vào cổ họng nên có tác dụng giảm được ho.

Những cách khác giúp giảm cơn ho cho bé:

- Dùng máy tạo độ ẩm cho phòng của bé. Hoặc có thể đun một ấm nước sôi trong phòng ngủ của bé vài phút. Nhớ mở nắp ấm. Tránh cho bé lại gần ấm nước. Không đun nước khi không có người lớn canh chừng. Hơi nước khiến không khí không bị khô, giúp bé dễ thở, thông đờm dãi.

- Nhỏ vào mặt sau của gối hoặc khăn trải cũi giọt tinh dầu thơm (loại dành cho bé) cũng giúp bé dễ thở. Hoặc nhỏ tinh dầu vào khăn mùi xoa rồi đặt khăn dưới đệm của bé.

- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột vì nó khiến cơn ho nặng hơn.

Đồ ăn không nên dùng khi bé bị ho:

- Không nên cho bé ăn đồ chiên rán nhiều giàu mỡ vì chúng gây khó tiêu, tăng tiết đờm, làm ho lâu khỏi. Lạc hay chocolate cũng nên tránh cho bé bị ho vì chúng sinh đờm nhiều.

- Tránh cho bé ăn tôm, cua vì có thể làm cơn ho nặng thêm do bé có thể bị dị ứng với các chất tanh trong tôm, cua.

Trị ho cho bé bằng thảo dược

Húng chanh, quả quất, gừng, mật ong, tỏi và hẹ là những thảo dược có thể trị bệnh ho. Các bài thuốc này được cử nhân Đỗ Thị Phương Nga (trưởng điều dưỡng, khoa Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1) giới thiệu. 

Quả quất (tắc) chưng đường phènNguyên liệu chính là quả quất chín. Cách chế biến đơn giản, chỉ cần bổ đôi quả quất, tách hạt rồi cho vào bát cùng đường phèn. Có thể hấp trong nồi cơm (ngay khi cơm cạn nước) hoặc hấp cách thủy. Sau khi hấp chín, lấy nước cho bé uống. Với bé, phụ huynh dùng 2-4 quả quất là có thể dùng cho 3 lần uống trong một ngày. Với người lớn, người bệnh có thể ăn luôn cả quả sau khi chưng.

Tinh dầu trong quả quất sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài. Vitamin C trong quả này còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống cảm cúm.

Húng chanh (Tần dày lá)Lấy vài lá vừa đủ dùng, rửa sạch, giã nát, sau đó chế khoảng 10ml nước sôi vào. Chờ khoảng 10 phút cho nước hòa với lá húng chanh rồi vắt lấy nước. Ngày uống hai lần. Do húng chanh có vị đắng nên có thể pha thêm tí muối hoặc tí đường phèn để dễ uống.

Tinh dầu trong húng chanh có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Bài thuốc này có thể uống kéo dài.

Hoa hồng bạch (hoa hồng trắng)Đây là loại hoa có chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu giúp trị họ cho bé rất hiệu quả. Dùng khoảng 4g cánh hoa hồng trộn với đường phèn cho vào bát hấp trong nồi cơm hoặc chưng cách thủy cho hoa hồng ra nước rồi uống.

Cách thứ hai: Lấy cánh hoa hồng còn tươi, một quả quất chín, 1/2 thìa đường hoặc mật ong. Cho tất cả vào bát và hấp cách thủy lấy nước uống. Có thể uống 4 lần trong ngày.

Mật ongMật ong nguyên chất cho vào tí nước mang đi hấp cách thủy cũng được xem là loại thuốc trị ho hiệu quả. Chỉ cần cho bé uống mỗi lần một thìa cafe mật ong, ngày dùng 3-4 lần. Lưu ý, không cho bé uống trực tiếp mật ong, nên chọn mật ong có nguồn gốc rõ ràng. Bé dưới 12 tháng tuổi không nên dùng vì mật ong chứa mật hoa có thể gây dị ứng.

Củ tỏiGiã nát tỏi trộn với 2 thìa cafe mật ong rồi mang hấp cách thủy. Không nên hấp quá lâu để tỏi bị chín quá. Tỏi có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng và kháng viêm. Ngoài ra tỏi còn có các vitamin A, B, C, D, PP và các khoáng chất khác rất có lợi cho cơ thể. Sau khi chế biến, cho bé uống 2-3 lần trong ngày.

Lá hẹĐây là loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chứa nhiều chất xơ, canxi và vitamin. Chọn ít lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào bát hấp cách thủy sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể dùng hẹ để nấu soup rồi cho bé húp và ăn cả lá hẹ.

Lưu ý dùng thuốc trị ho cho bé

Loại thuốc trị ho hay được dùng là thuốc kháng histamin, có tác dụng chống dị ứng nhưng cũng có tác dụng làm dịu, giảm ho và thuốc dùng cho bé có dạng sirô hoặc thuốc nước. 

Thuốc chỉ chứa một hoạt chất kháng histamin có thể kể: sirô Phénergan, sirô Théralène. Còn thuốc chứa nhiều thành phần giảm ho (trong đó có thuốc kháng histamin và thuốc ức chế ho là dextromethorphan), có thuốc nước Pulmofar, sirô Toplexil, sirô Atussin… 

Liều của thuốc dạng sirô được tính theo thìa (muỗng) hoặc dụng cụ lường có khắc vạch kèm theo thuốc, liều dùng cho bé căn cứ vào bản hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc hỏi dược sĩ tại nhà thuốc. 

Đặc biệt, thuốc trị ho chứa hoạt chất chứa kháng histamin có một tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Rất đáng tiếc là có một số bậc phụ huynh lạm dụng tác dụng phụ gây buồn ngủ cho bé uống sirô Phénergan hay sirô Théralène giống như thuốc ngủ để bé không quấy, không khóc đêm và dùng vài ngày, từ tháng này sang tháng kia. Dùng như thể rất có hại cho sức khoẻ của bé. 

Thông tin y học mới nhất có khuyến cáo không nên cho bé dưới 2 tuổi dùng thuốc trị ho chứa thuốc kháng histamin (như sirô Phénergan) vì đối bé quá nhỏ, thuốc có thể gây kích động, co giật.

Những lưu ý:

- Khi thấy bé ho và đã cho dùng một số thuốc trị ho thông thường như sirô chống dị ứng trị ho kể ở trên dăm ba ngày không thấy đỡ; hoặc thấy bé ho mà cách thở, nhịp thở bất thường như: thở nhanh (từ 50 lần/phút trở lên), thở khó, lõm ngực khi hít vào (hoặc thở khó khăn kiểu suyễn), nên đưa bé đi đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ khám bệnh ngay để được điều trị kịp thời.

- Cần phải đặc biệt chú ý, có loại thuốc viên trị ho trong thành phần chứa CODEIN (như biệt dược Neocodion, Eucalyptine, Terpine Gonnon, Terpine-codein…) chỉ dành cho người lớn, không được dùng cho bé. Đã có bé quá nhỏ ngộ độc thuốc codein bị ngủ lịm, ngừng thở.

- Thấy bé ho và đã cho bé dùng thuốc sirô chống dị ứng ho dăm ba ngày mà không thấy đỡ thì nên đưa bé đi khám. Lúc này, rõ ràng chọn lựa khi nào nên dùng thuốc trị ho khan, khi nào dùng thuốc làm loãng đờm, thậm chí dùng thêm kháng sinh, thuốc chống viêm loại corticoid chỉ có bác sĩ là người hiểu biết chuyên môn chỉ định dùng đúng thuốc. Có khi, chính nhờ bác sĩ khám mà phát hiện bé bị ho do dị vật trong đường thở.

- Có một số trường hợp, các bác sĩ điều trị ho cho bé có dùng kháng sinh do đã xác định ho là triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc xác định sẽ có bội nhiễm. Có khi bác sĩ cho bé dùng thuốc chống viêm loại corticoid (như prenisone, prednisolone, dexamethasone…) khi bé bị viêm đường hô hấp nặng (viêm phổi, viêm phế quản…). Hoặc để trị ho có đờm đặc, khó khạc, có loại thuốc làm loãng đờm (tức làm giảm độ quánh đặc của đàm nhầy trong phế quản) như Mucomyst, Exomuc… cũng được bác sĩ chỉ định cho bé. 

Xin được nhấn mạnh, những thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm corticoid phải để cho bác sĩ khám bệnh cho bé chỉ định, các bậc phụ huynh không nên tự ý tìm cách mua cho bé dùng, dùng sai sẽ có hại cho bé.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo