- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Ảnh hưởng của âm thanh tới thai
Tai bé phát triển gần như hoàn chỉnh vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Lúc này, bé có thể bị giật mình vì tiếng động mạnh và một số bé thậm chí có thể phản ứng lại bằng cách nhảy lên hoặc ‘máu’ hơn là đạp vào bụng mẹ. Trước đó thì thai nhi có thể nghe và quay đầu về hướng phát ra âm thanh xuyên qua nước ối từ tháng thứ 5.
Môi trường trong bụng mẹ
Ai cũng nghĩ rằng bụng mẹ là nơi yên tĩnh, nhưng thực sự không phải như vậy. Tất cả các loại âm thanh trong cơ thể mẹ và ở bên ngoài đều tác động lên bé.
Một trong những âm thanh đầu tiên bé nghe được là nhịp đập từ trái tim mẹ. Đây cũng là lý do vì sao những âm thanh nhịp nhàng thường làm các bé sơ sinh cảm thấy dễ chịu.
Bé cũng có thể nghe được cơ thể mẹ hoạt động và quan trọng nhất là nghe thấy giọng nói của mẹ (giọng mẹ trở nên to hơn so với ở bên ngoài). Bé cũng có thể nghe thấy giọng bố, các anh chị... và âm nhạc từ ngoài bụng mẹ.
Cách âm thanh tác động tới bé
Giọng nói của mẹ là tiền đề để xây dựng một mối quan hệ mẹ - con ấm áp. Các âm thanh khác có thể tác động lên sức khỏe của thai nhi (âm thanh to, liên tục làm bé không ngủ được và đây có thể là nguyên nhân của sinh non, thai yếu... Ngược lại, những âm thanh vui tươi khi bé thức, chơi trong bụng mẹ giúp cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi). Đặc biệt âm thanh tác động mạnh lên trí thông minh, sự mẫn cảm của bé sau này.
Những bé được nghe giọng nói của bố mẹ thường xuyên từ khi còn trong bụng mẹ sẽ nhận ra những giọng nói thân yêu này ngay sau khi chào đời và cảm thấy gần gũi, dễ chịu khi nghe bố mẹ nói chuyện.
Bé có thể nghe và nhận biết những giọng nói khác nhau và tần số các từ, mặc dầu không phải bản thân từng từ.
Một câu chuyện hoặc một bản nhạc nghe đi nghe lại thường xuyên khi còn là bào thai cũng sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn khi nghe lại sau khi chào đời.
Bé nên nghe gì
Theo các chuyên gia, các mẹ nên cho con nghe nhạc và đọc sách, truyện hay tâm sự với bé nghe như thể bé thích chúng.
Nghe nhac: Nhạc cổ điển được chứng minh là có tác dụng phát triển nhận thức về không gian ở bé. Nhưng nghiên cứu này mới được chứng minh khi bé trực tiếp chơi trên phím đàn, chứ không chỉ đơn giản là nghe nhạc.
Nhạc cổ điển còn rất tốt cho sự phát triển bộ não của bé, bắt đầu cảm thụ âm nhạc từ trong bào thai là cách giúp bé thông minh hơn.
Khi cho bé nghe nhạc, mẹ nên cho bé nghe trong vòng 5-10 phút mỗi lần. Nếu hơn thế, cũng giống như bé lớn, bé sẽ không muốn nghe nữa. Hãy chọn thời điểm bé thức giấc và đang hoạt động để cho bé nghe nhạc. Tránh những lúc bé ngủ để đảm bảo không làm cho bé bị mệt vì tiếng động.
Với những mẹ bận rộn đi làm, mỗi khi nghỉ giải lao giữa giờ, hai mẹ con có thể cùng nghe nhạc trong 5 phút. Thai nhi thường ngủ say khi mẹ hoạt động và thức giấc khi mẹ nghỉ ngơi, nên mẹ bé có thể cùng thư giãn với con bằng một bản nhạc êm dịu, giải toả căng thẳng trong công việc.
Ở nhà, có thể chọn thời điểm đang ngâm mình trong bồn tắm hoặc trước khi đi ngủ để cùng con nghe một bản nhạc ưa thích, vừa thư giãn, vừa vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể khoẻ hơn và bé cũng rất thích điều này.
Sách, chuyện hay tâm sự của mẹ: Đọc sách cho bé nghe cũng giống như mẹ đang trò chuyện với bé. Mẹ bé có thể đọc to tất cả những thông tin mà mình đang xem trên báo, trên nhật ký để bé có thể nghe thấy giọng nói của mẹ.
Nói với bé tất cả những gì mẹ bé thích - nói với bé rằng mẹ yêu bé nhiều thế nào, mẹ đang nghĩ gì, mẹ mong muốn bé ra sao, hoặc thậm chí cả những việc hàng ngày mà mẹ bé trông thấy. Càng nghe nhiều bé sẽ càng phản ứng lại với giọng nói của mẹ nhiều hơn.
Khuyến khích bố của bé tham gia trò chuyện, bé sẽ sớm phân biệt được giọng của mẹ và bố, thậm chí bé sẽ có những phản ứng khác nhau với từng giọng nói. Trước khi đi ngủ, bố có thể cùng mẹ nghe nhạc và trò chuyện với con, đặt tay mình lên bụng mẹ để cảm nhận những hoạt động của bé, mời gọi bé ra chơi cùng.
Trò chuyện với bé yêu là một trong những cách mà mẹ giúp bé có một khởi đầu tốt nhất.
Thiết bị trợ giúp
Giúp bé nghe nhạc là một bộ tai nghe được thiết kế riêng dành cho mẹ bầu. Các mẹ có thể nối với máy tính ở công ty. Bộ tai nghe thường kèm theo một hộp hay túi đựng xin xắn để các bà mẹ văn phòng thuận tiện mang đi mang về.
Khi ở nhà, mẹ bé có thể chọn một chiếc minidisc để cùng bé nghe nhạc trên giường. Bộ tai nghe này được bán tại các cửa hàng chăm sóc hoặc siêu thị dành cho mẹ và bé.
Ngọc Huê
- Tìm hiểu tràng hoa quấn cổ (10:06:00 02/08/2013)
- Tìm hiểu nhau tiền đạo (09:47:00 01/08/2013)
- Lưu ý các phương tiện khi đi du lịch (20:37:00 31/07/2013)
- Tránh những điều nguy hại ở nhà (14:07:00 30/07/2013)
- Tăng cân đủ khi mang thai (15:51:00 29/07/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |