- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
Nước dừa tươi là một trong số những đồ uống nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu.
-
Mẹ bầu nhai kẹo cao su có thể làm hại quá trình trao đổi chất của mẹ và bé.
-
Mẹ bầu nên ăn giảm carbohydrate trong tam cá nguyệt thứ hai.
-
3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm khác ...
-
Atisô giàu folate, choline, chất xơ nhưng ít chất béo.
-
Nho giàu folate, kali, photpho, magie hỗ trợ sức khỏe cho mẹ và thai.
-
Mẹ bầu không nên để bụng đói mới chịu ăn.
-
Các món dễ làm thai phụ ngộ độc hay nhiễm khuẩn còn có: xúc xích, thịt xông ...
Lưu ý mẹ bầu ăn ngao và ăn đậu phụ
Ngao có thể bị ô nhiễm bởi nước biển bẩn; còn đậu phụ có thể bị thêm các chất không đảm bảo an toàn thực phẩm nên mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng.
Lưu ý mẹ bầu ăn ngao
Ngao là thực phẩm không còn xa lạ trong bữa ăn của mỗi gia đình. Có nhiều cách chế biến ngao như ngao nấu canh, ngao hấp, ngao xào... Tuy nhiên, có người lo ngại ngao không an toàn cho mẹ bầu. Nghiên cứu đã chứng minh, ngao không những an toàn mà còn rất giàu dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai.
- Ngao rất nhiều phôtpho, chất cần cho sự hình thành xương, răng của bào thai. Ngoài ra, phôtpho cũng cần thiết cho cơ thể mẹ sử dụng hiệu quả các nguồn vitamin.
- Hàm lượng protein trong ngao cao hơn nhiều so với thịt. Nó giúp xây dựng các mô bào thai, ngăn ngừa béo phì ở phụ nữ mang thai vì đây là loại protein ít kalo. Ngao còn là nguồn phong phú của chất sắt, rất tốt cho phụ nữ mang thai vì họ dễ bị thiếu máu.
- Lượng kali trong ngao giúp người mẹ duy trì huyết áp và ổn định chức năng của tim.
- Ngao còn giàu vitamin A, giúp người mẹ có làn da khỏe mạnh, cũng như hỗ trợ phát triển thị giác, xương ở bào thai.
- Ngao cũng giúp duy trì cholesterol khỏe mạnh trong cơ thể mẹ bầu. Không những thế, ngao còn giàu axit béo omega 3, rất cần thiết trong thời kỳ mang thai.
Những lưu ý khi ăn ngao: Tuyệt đối không ăn ngao chưa nấu chín. Không chỉ ngao mà bất kỳ đồ ăn nào chưa được nấu chín cũng phải hoàn toàn tránh xa trong thời kỳ mang thai.
Ngao thường được người dân lấy từ ven biển nên dễ bị ô nhiễm bởi các chất có trong nước biển. Do đó, có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Ngao dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus, có thể gây dị ứng cho mẹ bầu.
An toàn khi mẹ bầu ăn đậu phụ
Đậu phụ hay các sản phẩm từ đậu phụ rất phổ biến trong dinh dưỡng người Việt Nam. Nhiều thai phụ lo ngại ăn nhiều đậu phụ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển giới tính của em bé nhưng thực ra đậu phụ có rất nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu, miễn là mẹ bầu luôn ăn với số lượng vừa phải.
- Canxi trong đậu phụ rất có lợi cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là thai nhi vì nó giúp xây dựng xương và răng.
- Đậu phụ có thể đóng góp một lượng lớn protein cho mẹ bầu; do đó, hỗ trợ phát triển các tế bào cho thai nhi.
- Chất sắt có trong đậu phụ giúp ngừa sinh non và sinh con nhẹ cân.
- Kẽm có trong đậu phụ giúp tái tạo tế bào, thúc đẩy tăng trưởng mô và điều chỉnh các enzyme.
- Đậu phụ giúp giảm cholesterol xấu và duy trì hàm lượng lipid khỏe mạnh trong thai kỳ.
- Các đặc tính chống oxy hóa của vitamin E trong đậu phụ thúc đẩy miễn dịch cho người mẹ.
- Những nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn đậu phụ thường xuyên cung cấp cho cơ thể năng lượng, protein, chất béo, chất xơ giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Chất isoflavones trong đậu phụ làm sạch các gốc tự do, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và các vấn đề liên quan tới thai kỳ. Một nghiên cứu gần đây còn cho thấy, isoflavones còn làm tăng mật độ khoáng xương ở phụ nữ nên rất có lợi khi mang thai.
An toàn ăn đậu phụ khi mang thai: Chất ức chế trypsin trong đậu phụ ảnh hưởng tới tiêu hóa protein và làm rối loạn tuyến tụy. Do đó, không nên ăn quá nhiều đậu phụ.
Đậu phụ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể chứa hàm lượng nhôm, thạch cao... gây độc cho hệ thần kinh và thận của mẹ, cũng như thai nhi.
Nếu người mẹ bị dị ứng với đậu nành thì cũng có thể bị dị ứng với đậu phụ. Các dấu hiệu có thể gồm khó thở, nổi ban...
Ăn nhiều đậu phụ còn có thể gây co thắt và rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Lưu ý: Mẹ bầu có thể ăn các món với đậu phụ như đậu phụ rán, nấu canh, kho với thịt... và uống sữa đậu nành nhưng chỉ nên sử dụng khoảng 3-4 bữa/tuần.
Ngọc Huê
- 3 loại quả tăng miễn dịch cho mẹ bầu (14:50:00 05/09/2013)
- Lưu ý mẹ bầu ăn nấm (14:16:00 05/09/2013)
- Thực phẩm bất lợi cho mẹ và thai (13:33:00 05/09/2013)
- Lưu ý sử dụng gừng an toàn (14:03:00 30/08/2013)
- Lưu ý uống nước dừa và nước rau má (13:44:00 30/08/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |