- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Bố lười chăm con
Một tay bế con, một tay khoắng nồi cháo trên bếp, Linh thi thoảng ném về phía chồng đang ngủ một cái nhìn đầy oán giận. 2h sáng ông xã đi uống rượu về, thấy vợ đang dỗ con ốm khóc, anh nhoẻn cười rồi nằm vật ra giường.
"Chuyện này diễn ra như cơm bữa khiến tôi phát ngán, chẳng còn thèm trách móc, kêu than gì nữa" - Linh (nhân viên tư vấn khách hàng của một công ty cung cấp dịch vụ viễn thông tại Hai Bà Trưng, Hà Nội) thổ lộ.
Linh cho biết, từ lúc sinh con tới giờ - khi bé đã 2 tuổi, cô ngoài thời gian đi làm, cứ về nhà là đầu tắt mặt tối vì con trai bám chặt mẹ, trong khi đống việc nhà đang đợi. "Anh ấy lúc nào cũng nói bận việc, sáng vợ đưa con đi học thì chồng còn ngủ, tối có khi hai mẹ con ngủ rồi mới về. Nhiều đêm con khóc đói, kêu chồng dậy pha sữa, lay mãi anh ta vẫn cứ nằm ì, tôi lại phải một tay bế con, một tay pha, mắt cay xè vì tủi thân" - Linh kể.
Người mẹ 28 tuổi cho biết, chồng cô quan niệm chăm con là thiên chức của phụ nữ, đàn ông đi làm kiếm tiền lo cho gia đình là đủ. Có khi anh ngồi chơi, xem TV, vợ tất tả lo nấu nướng, con có ị, tè thì thể nào bố cũng nhặng xị gọi vợ lên thay, chứ không mó tay vào. Linh bận việc, muốn chồng chơi với con hay làm gì, phải năn nỉ nhờ vả may ra ông xã mới đụng tay. "Nhiều lúc điên cả ruột rồi vẫn phải cố kìm lại ngọt nhạt bảo 'anh chơi với con hộ em'. Con của cả anh ta chứ của mình tôi đâu, nhưng không nói thế thì đừng hòng bố trông con cho" - Linh than thở.
Cũng vì ông bố như khách trọ trong nhà nên cậu con trai luôn bám chặt mẹ, nhiều lúc Linh muốn chồng trông con hộ nhưng cậu nhóc nhất định không theo, khiến bố lại có thêm cớ trốn việc.
|
Có 3 con, con gái lớn đã vào cấp 3, cậu út vừa vào lớp 1, nhưng anh Thành (Mỹ Đức, Hà Nội) chưa bao giờ biết tắm rửa hay thay, mặc đồ cho con. Nấu nướng, cho con ăn, tắm rửa, sắm đồ, hướng dẫn con học, đi họp phụ huynh... đều là việc của vợ. Làm cán bộ trong một cơ quan hành chính nhà nước, công việc của anh khá nhàn. Cứ 16h30 chiều đi làm về, dựng xe vào nhà xong là anh Thành sang quán nước đối diện xóm, đánh cờ đến lúc con gọi về ăn cơm tối mới thôi. Ăn cơm xong, anh lại dán mắt lên màn hình TV, chuyển hết kênh này đến kênh khác, tới khi hết chương trình thể thao gần nửa đêm mới đi ngủ.
"Cô không phải đi làm, ở nhà chỉ có mỗi việc chăm con với nấu nướng mà còn không xong, kêu ca nỗi gì" - là câu anh thường nói với vợ mỗi khi chị than thở hay muốn nhờ chồng giúp chỉ bảo các con học. Năm học vừa rồi, cậu con út của vợ chồng anh bị cô giáo phê bình vì quá nghịch ngợm, không chịu nghe giảng, kết quả đọc, viết đều kém nhất lớp, anh trách vợ: "Làm đàn bà mà không biết dạy con". Nghỉ hè, cậu nhóc thích đi học bơi nhưng mỗi lần muốn bố đưa đi thì anh xua tay "bố bận lắm, không cần học, lớn tự biết bơi", rồi lại say mê với bàn cờ.
Thạc sĩ Phạm Đức Chuẩn (Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT, Kim Mã, Hà Nội) cho rằng, hiện tượng các ông bố khoán trắng việc chăm, dạy con cho vợ khá phổ biến trong xã hội Việt Nam. Thực tế, vai trò của người cha rất mờ nhạt với bé mới sinh. Trong vài tháng đầu mới ra đời, bé không biết bố là ai vì mọi việc từ cho ăn, bế bồng, chăm sóc, tắm, thay tã... đều do mẹ, bà đảm nhiệm. Và cứ theo đà đó, người mẹ thường làm hết mọi việc khi con lớn dần.
Theo nhà tâm lý, điều này ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của bé, dù là bé trai hay bé gái. Với các bé gái, cha là hình mẫu người khác giới đầu tiên. Nếu có người bố tốt, bé gái sẽ có được những bài học giá trị đầu tiên về cách giao tiếp với người khác giới và lớn lên các cô gái hay chọn những người đàn ông có nét tính cách, tinh thần trách nhiệm giống bố. Với các bé trai, bố là hình mẫu để bé học theo. Khi người cha trốn tránh trách nhiệm, bé thường tìm hình tượng bên ngoài gia đình để tôn sùng, bắt chước, và đôi khi theo các gương xấu.
Ông Chuẩn cho biết, vai trò của người mẹ rất quan trọng trong cách hướng suy nghĩ của con cái về bố chúng. "Có những gia đình, bố không có nhà, mẹ có thể kể với con về người cha đáng kính, nói với con rằng bố rất yêu con, đi làm vì con, và bé ngấm tư tưởng đó, lớn lên luôn tự hào, chờ mong cha. Ngược lại, có những người cha hiện hữu nhưng không có trách nhiệm gì với con cái, thậm chí còn rượu chè, bê tha thì việc có bố ảnh hưởng xấu với con hơn là không. Lý tưởng nhất vẫn là những ông bố ở bên con, thể hiện tình yêu thương và trách nhiệm với con bằng hành động cụ thể" - nhà tâm lý chia sẻ.
Ở Việt Nam, việc nuôi dạy con từ trước đến nay vẫn theo bản năng, các bậc phụ huynh chưa có ý thức phải học cách làm bố, làm mẹ thực sự. Thực tế, nhiều ông bố muốn chơi với con nhưng không biết chơi thế nào. Con thích thú với phấn, cát, sỏi, nhưng bố lại chỉ say mê game. Bé cả thèm chóng chán, thích chơi với mỗi món đồ một lúc, trong khi bố không hiểu và bực. Hoặc nhiều ông bố ở cơ quan đạo mạo, thét ra lửa, về nhà không chấp nhận được việc con trèo đầu cưỡi cổ....
"Khi về nhà hãy bỏ hết vẻ ngoài đạo mạo, quyền lực để chơi với con. Nhưng muốn chơi với con phải hiểu tâm lý bé, biết từng tuổi con muốn gì, thích gì, chơi như thế nào thì con vui. Lúc này, chính người mẹ sẽ cung cấp nguyên liệu, kiến thức, làm cầu nối bố với con, chẳng hạn 'con thích được bố công kênh trên vai lắm', hay 'con thích chơi xúc cát với bố đấy', hoặc cuối tuần giao cho bố nhiệm vụ đưa con đi chơi" - nhà tâm lý gợi ý.
Cùng quan điểm này, bà Nguyễn Thị Tâm - Giám đốc Trung tâm đào tạo và ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt (TP HCM) cho rằng, điều quan trọng nhất trong mối gắn kết bố con là từ nhận thức của người mẹ. Không ít phụ nữ ôm hết việc chăm con vào mình, cho tới lúc cảm thấy stress, mệt mỏi thì phàn nàn, còn ông bố cảm thấy mình đứng ngoài cuộc, phó thác hết mọi việc cho vợ hoặc nghĩ mình không làm được, không biết làm.
"Thái độ và ý thức của người vợ rất quan trọng. Người chồng có thể vụng về lóng ngóng trong cách làm nhưng tình yêu con thì không hề thua kém vợ, và từ tình yêu đó họ có thể làm được tất cả nếu nhận được hướng dẫn, sự động viên, khuyến khích từ bạn đời" - nhà tâm lý nói.
Theo bà Tâm, nam giới tham gia vào việc nuôi dạy con mang lại hai cái lợi: giúp vợ giảm tải, giải tỏa stress; thiết lập mối liên kết cha con, giúp con cái phát triển cân bằng, trọn vẹn.
Đàn ông ít chăm con có hai kiểu, một là người thương vợ thương con nhưng bị vợ đẩy ra khỏi 'công cuộc' chăm bé. Hai là những người sợ con nít, không đụng tới các việc chăm sóc bé, coi đó là việc của vợ. Trong trường hợp này, người vợ cần giải thích cho chồng hiểu thiếu sự quan tâm chăm sóc của bố con sẽ phát triển khập khiễng thế nào, đồng thời giúp chồng phát hiện những điều bất ngờ ở con, giúp anh ta gắn bó với con, để anh ta hiểu con thuộc về mình như thế nào.
"Cảm xúc làm cha cực kỳ quan trọng. Người vợ thông minh là người tìm ra cách để chồng cảm nhận được cảm xúc này. Làm sao để người đàn ông cảm thấy gần con, chơi với con là vui nhất" - bà Tâm nói và dẫn một nghiên cứu nhỏ của Trung tâm Hồn Việt cho thấy, những bé trai ngay từ khi chào đời chỉ được quây quanh bởi phái nữ - ở nhà là mẹ, bà, osin, tới trường là cô giáo... thì lớn lên dễ có hành vi, cách ứng xử, suy nghĩ nữ tính hóa, ít có được sự nam tính, mạnh mẽ, quyết đoán.
Theo VnExpress
- Vợ trẻ ham chơi (08:04:00 19/09/2013)
- Stress đến nghẹt thở vì mẹ chồng quá... đảm (10:53:00 18/09/2013)
- Sự thật 'phũ phàng' về hôn nhân (09:10:00 14/09/2013)
- Vấp ngã trước 'ải' mẹ chồng tương lai (09:56:00 11/09/2013)
- Khi con yêu osin hơn mẹ (15:40:00 10/09/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |