Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Thai mới và vết mổ cũ

15:45:49 11/10/2013

Vết mổ cũ có thể làm tử cung bị vỡ ở lần mang thai sau, gây nguy hiểm cho mẹ và thai.

Định nghĩa vết mổ cũ

Vết mổ cũ là vết mổ nằm trên tử cung như:

- Vết mổ lấy thai cũ.

- Vết mổ bóc nhân xơ tử cung.

- Vết mổ trên thân tử cung vì những lý do khác như thủng tử cung trong khi nạo thai, phẫu thuật tạo hình tử cung…

Không gọi là vết mổ cũ khi vết mổ không nằm trên tử cung mà mổ vì những lý do như thủng ruột, viêm ruột thừa, u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung..

Điều nên làm lúc mang thai khi có vết mổ cũ

- Trước hết, người mẹ không nên có thai quá sớm khi vết mổ cũ còn mới (dưới 18 tháng) vì khi đó dễ bị nứt vết mổ gây mất máu và chết thai.

- Người mẹ cần khám thai định kỳ một cách đều đặn theo đúng hẹn.

- Người mẹ cần đưa giấy mổ lần trước cho các bác sĩ và khai rõ lý do mổ là gì, thời gian từ lúc mổ đến nay là bao lâu, nằm viện bao nhiêu ngày sau mổ, có nhiễm trùng trong thời gian hậu phẫu không…

- Ngoài ra, người mẹ nên chú ý các dấu hiệu đau vết mổ cũ: đau ngang trên xương mu, đau liên tục, ấn vào đau nhói lên. Khi có các dấu hiệu này là có nguy cơ nứt vết mổ cũ cần phải đến ngay bệnh viện có khoa sản gần nhất.

- Thường người mẹ sẽ được cho nhập viện trước ngày dự sinh 2 tuần lễ. Khi đó các bác sĩ sẽ cho mẹ làm đầy đủ các xét nghiệm tiền phẫu và đánh giá xem mẹ cần mổ lại hay có thể sinh thường.

Vấn đề kế hoạch hoá gia đình

- Để tránh vết mổ cũ mới, ngay sau lần sinh mổ đầu tiên, người mẹ nên lưu ý đến vấn đề tránh thai. Để chọn lựa phương pháp tránh thai phù hợp, mẹ nên tham vấn bác sĩ. Từ 2 năm trở lên, mẹ mới nên có thai lại.

- Khi đã mổ lấy thai 2 lần rồi và có đủ con thì không nên sinh nữa, cần thiết phải tránh thai.

- Đặc biệt, đối với những người đã mổ 2 lần rồi mà chưa đủ con thì có thể mổ lần thứ 3 nhưng nguy cơ nứt vết mổ cũ khá cao. Sau khi mổ lần thứ 3 nên tránh thai.

Không ít trường hợp vỡ tử cung vì có thai tại vết mổ đẻ cũ

Có thai tại vết mổ đẻ cũ không phải là hiếm gặp. Thống kê tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2009 có tới 24 mẹ mắc biến chứng này, việc điều trị rất khó khăn và phức tạp. 

Tiến sĩ Bùi Văn Giang (Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Xanh Pôn) cho biết: “Với những trường hợp có thai tại vết mổ đẻ cũ, để tránh nguy cơ chảy máu ồ ạt khi nạo buồng tử cung, tránh cho bệnh nhân một cuộc phẫu thuật cắt bỏ tử cung, thì nút mạch là giải pháp tối ưu. Kỹ thuật còn được áp dụng cho cả các trường hợp chảy máu sau đẻ, rau cài răng lược, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung...”.

Lời khuyên dành cho các sản phụ khi có thai là hãy lựa chọn phương pháp sinh tự nhiên. Mổ đẻ chỉ là giải pháp cuối cùng và phải có chỉ định chuyên môn của bác sĩ.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo