- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Phòng tránh sinh non
Sinh non là khi bé được sinh ra ở tuổi thai từ 28 tuần đến 37 tuần (tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối).
Bé bị sinh non và những nguy cơ
- Bé sinh non thường nhẹ cân.
- Phổi bé chưa trưởng thành nên dễ bị suy hô hấp và tử vong. Nếu bé sống được cũng dễ mắc các bệnh hô hấp về sau như viêm phổi, viêm phế quản…
- Bé chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm thần. Dễ mắc các khuyết tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, mù, điếc, câm… Ngoài ra, khi lớn lên bé thường bị những di chứng thần kinh rõ rệt hoặc tiềm tàng thường là gánh nặng về tâm lý và tài chính cho cha mẹ.
Nguyên nhân sinh non
Trên 50% các trường hợp chuyển dạ sinh non không biết được lý do. Một số yếu tố có thể gây sinh non:
- Do thai kỳ: Vỡ ối non, đa thai, đa ối, thai dị dạng.
- Do mẹ: Bệnh lý của mẹ như cao huyết áp, viêm đài bể thận, viêm ruột thừa, tử cung dị dạng, hở eo tử cung; tiền sử sinh non, ăn uống kém dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu, lao động nặng nhọc quá sức.
+ Mang thai quá sớm (18 tuổi) hoặc mang thai ở độ tuổi 40.
+ Mang thai nhiều lần.
+ Thường xuyên phải đứng trong quá trình mang thai. Thông thường, những thai phụ có thời gian đứng tên 40 tiếng mỗi tuần thì có nguy cơ sinh non rất cao.
- Do nhau: Nhau tiền đạo, nhau bong non, thiểu năng nhau.
Các dấu hiệu giúp chẩn đoán sớm sinh non
- Người mẹ thấy nặng bụng hoặc đau bụng.
- Ra máu hồng hoặc dịch nhầy cổ tử cung.
- Người mẹ bị vỡ ối sớm.
- Đau thắt lưng, đau quặn bụng có thể kèm tiêu chảy.
Điều mẹ nên làm khi có dấu hiệu dọa sinh non
Khi có một trong các dấu hiệu trên, mẹ bầu phải đến ngay các cơ sở y tế để khám và chữa trị.
Tại bệnh viện hoặc điều trị ngoại trú, mẹ bầu cần phải nằm nghỉ tại giường tuyệt đối để tử cung bớt gò. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu dùng những loại thuốc để giảm cơn gò tử cung, có thể có dùng thêm thuốc giúp kích thích trưởng thành phổi thai.
Chế độ ăn uống của mẹ phải hợp vệ sinh, đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá.
Phòng sinh non
- Mẹ cần đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ. Mẹ cần chú ý tới sức khỏe thể chất và tinh thần.
Nếu thấy cơ thể mệt mỏi, thai phụ cần nghỉ ngơi, không nên thức khuya, suy nghĩ nhiều và nếu bị ốm thì cần phải làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng tự điều trị theo lời truyền miệng.
- Tập thể dục nhẹ không có hại; tuy nhiên cần tránh luyện tập quá sức trong lúc mang thai, nhất là ở những thai phụ có nguy cơ sinh non cao.
- Mẹ không nên hút thuốc lá hay uống rượu.
- Mẹ bầu cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh nấm, viêm nhiễm.
- Đối với những thai phụ có nguy cơ sinh non, người mẹ cần kiêng giao hợp để tránh cơn gò tử cung xuất hiện sau khoái cảm.
- Khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, mẹ bầu cần phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế.
- Khi có khí hư âm đạo, mẹ bầu cần phải khám và điều trị thích hợp vì đây có thể là nguyên nhân của sinh non và vỡ ối sớm.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Thai mới và vết mổ cũ (15:50:00 11/10/2013)
- Thay đổi ở vùng kín 3 tháng cuối (14:04:00 10/10/2013)
- Thay đổi ở vùng kín 3 tháng giữa (13:54:00 10/10/2013)
- Thay đổi ở vùng kín 3 tháng đầu (13:52:00 10/10/2013)
- 40 ghi nhớ ‘yêu’ thời bầu bí (14:49:00 07/10/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |