- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Giữ ấm cho bé khi nhiệt độ ngày – đêm chênh lệch
Khi nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày – đêm, mẹ nên giữ ấm cho bé vào buổi sáng, chiều muộn và buổi tối. Còn vào ban ngày, nhất là buổi trưa khi nhiệt độ lên cao, mẹ nên nới bớt quần áo để bé không bị nóng.
Cái hại khi ủ ấm quá mức cho bé
Trong kiểu thời tiết này, nếu mẹ để bé mặc nguyên một bộ quần áo dày từ sáng tới tối mới thay thì có thể làm bé bị nóng bức. Khi đó, bé sẽ đổ nhiều mồ hôi; mồ hôi lại thấm ngược trở lại người bé, làm bé bị nhiễm lạnh.
Ngoài ra, cần tránh mặc quần áo chật cho bé vì nó ép bé không thở nổi, có thể làm bé khó thở, mắc bệnh về hô hấp.
Nên giữ ấm đúng cách cho bé, theo thời gian trong ngày
Vào buổi sáng, chiều tối và đêm, khi nhiệt độ xuống thấp nhất, mẹ cần chú ý giữ ấm những vùng dễ bị nhiễm lạnh cho bé là lòng bàn tay, bàn chân, thóp và ngực.
Mẹ có thể mặc áo gilet để giữ ấm ngực cho bé; đội mũ cho bé; đi tất cho con. Cần tránh cho bé ở chỗ có gió lùa nhưng không giữ bé trong phòng kín quá.
Khi bé đi vệ sinh, mẹ cần thay bỉm, quần ngay để bé không bị lạnh.
Vào buổi trưa thì không cần đội mũ hay đi tất cho bé. Mẹ có thể thay sang loại quần áo mỏng, mát hơn cho bé để bé không bị đổ mồ hôi. Nếu bé đổ mồ hôi làm ướt áo, mẹ cần thay ngay áo cho bé và lau người cho bé để bé không bị lạnh.
Cần chú ý khi bé chạy nhảy, nô đùa sẽ bị nóng và đổ mồ hôi nhiều. Mẹ có thể bỏ bớt áo, mũ khi bé nô đùa. Sau đó, kiểm tra xem bé có đổ nhiều mồ hôi không để thay áo và lau người cho bé. Khi bé không còn chạy nhảy, mới nên mặc thêm quần áo cho bé hoặc chuyển sang bộ quần áo khác dày dặn hơn.
Khi chở bé ra ngoài đường, cha mẹ nên hạn chế để bé ngồi trước xe máy. Buổi sáng sớm hay chiều tối, trời thường có sương và gió lạnh, nên để bé ngồi sau xe và giữ ấm cho bé, nhất là phần đầu, cổ, chân.
Khi vào phòng ấm, mẹ có thể bỏ bớt trang phục cho bé.
Vào ban đêm, trời thường trở lạnh, mẹ nên tránh phòng bé bị gió lùa. Nên đắp chăn đủ ấm cho bé nhưng không nên quấn bé quá ấm. Cũng không nên mặc quá nhiều quần áo làm bé khó ngủ ngon và bị nóng bức.
Mẹ có thể kiểm tra thân nhiệt cho bé bằng cách sờ lên trán xem bé có nóng hay lạnh.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- 2 bệnh do virus thường gặp ở bé (15:28:00 16/10/2013)
- Các ca cấp cứu hiếm gặp ở bé (15:01:00 16/10/2013)
- 2 bệnh ở bé mà cha mẹ hay phát hiện muộn (14:23:00 16/10/2013)
- Khi bé nổi hạch (14:40:00 09/10/2013)
- Chăm bé sốt mọc răng (14:36:00 09/10/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |