- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Sơ cứu đúng cách khi bé bị ong đốt
Bé bị ong đốt thường sẽ đau nhói sau vài phút, rồi chuyển thành đau rát bỏng, sưng nề, nóng đỏ da, quá mức có thể gây phù toàn bộ chi...
Nếu bị ong độc đốt trên 20 nốt sẽ gây suy thận cấp, đặc biệt với các bé sẽ gây tụt huyết áp, ngừng tim và suy hô hấp, từ đó dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Phòng ong đốt cho bé
Các bác sĩ của Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo một số cách để tránh bị ong đốt cho bé như sau:
- Khi cho bé đi chơi trong rừng hoặc ở nơi có nhiều bụi rậm, mẹ cần tránh mặc quần áo sáng mầu, sặc sỡ cho bé; không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm,... có mùi thơm cho bé.
- Dạy bé không chọc phá tổ ong.
- Tốt nhất, cha mẹ không nên cho bé chơi đùa ở nơi có nhiều bụi rậm rạp để tránh cho bé bị ong đốt.
- Nếu lỡ bị ong tấn công, mẹ hãy bình tĩnh, che vùng đầu cho bé và bốc đất cát vung lên cao để xua ong đi (không dùng cành cây, quần áo xua vì ong càng bu lại).
Một số câu hỏi thường gặp
- Loại ong nào đốt gây nguy hiểm?
- Tất cả các loại ong, thậm chí chỉ một con ong mật đốt đều có khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm là shock phản vệ, có thể gây tử vong cho bé trong vòng vài phút đến vài giờ.
Dấu hiệu nghi ngờ bị shock phản vệ là nổi mề đay, mệt, tay chân lạnh, mạch yếu hoặc không có mạch. Tuy nhiên trong các loài ong thì ong vò vẽ gây nhiều biến chứng hơn cả như suy thận cấp, tan máu, tiêu cơ, suy gan thường xuất hiện 1 đến 3 ngày sau khi ong đốt. Ong vò vẽ có thân dài, bụng thon, mình vàng có vạch đen, thường làm tổ trên cây và mái nhà.
- Có phải trường hợp bé bị ong đốt nào cũng cần đưa đến cơ sở y tế?
- Phần lớn các trường hợp bé bị ong đốt thường là nhẹ có thể để chăm sóc và theo dõi tại nhà. Chỉ đưa đến cơ sở y tế khi bé bị shock phản vệ hoặc bị ong vò vẽ đốt trên 10 vết. Cần theo dõi sát bé trong vòng 6 tiếng đầu và đưa đi cấp cứu nhanh ở cơ sở y tế gần nhất khi phát hiện có một trong những dấu hiệu nghi ngờ bé bị shock phản vệ kể trên.
Khi chăm sóc bé ở những ngày sau, người nhà phải theo dõi lượng nước tiểu và màu sắc nước tiểu. Nếu thấy bé tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu chuyển sang màu đỏ hoặc đen, vàng da, vàng mắt, khó thở, bé than mệt thì cũng phải đưa bé nhập viện ngay.
- Khi bé bị ong đốt, cần phải sơ cứu như thế nào?
- Cần thực hiện sơ cứu cho bé như sau:
Nếu bé bị ong mật đốt, mẹ cần lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da bé.
Mẹ tuyệt đối không nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.
Mẹ rửa sạch vùng bé bị ong đốt bằng xà bông và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 700 lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.
Mẹ có thể chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng cho bé; cho bé uống thuốc giảm đau Paracetamol liều lượng 1 lần uống là 10-15mg cho mỗi kg cân nặng, một ngày uống 4-6 lần.
Chăm sóc và theo dõi sát bé, đưa đến cơ sở y tế ngay nếu có một trong những dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện kể trên.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Cách dùng thuốc đường hậu môn cho bé (15:04:00 04/11/2013)
- Phòng tránh chân vòng kiềng cho bé (14:41:00 01/11/2013)
- Nấc ở bé (09:40:00 01/11/2013)
- Bé bị hôi miệng (08:09:00 01/11/2013)
- Ngộ độc thủy ngân ở bé (14:29:00 28/10/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |