- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Điều trị vết kiến đốt cho bé
Hầu hết trường hợp bé bị kiến đốt là không đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số bé có thể bị dị ứng hoặc gây nguy hiểm cho tính mạng khi bị kiến đốt, nhất là kiến ba khoang.
Kiến đốt có thể gây nhiễm trùng cho bé
Vết đốt của kiến có thể làm bé bị nhiễm trùng trong vòng vài ngày, đặc biệt nếu nó bị xây sát. Vết kiến đốt trở nên sưng tấy, có thể kèm mủ hoặc làm bé bị sốt. Mẹ cần đưa bé nhập viện để khám.
Ngoài ra những dấu hiệu sau ở bé là nguy hiểm, cần đưa đi bệnh viện kịp thời:
- Khò khè, khó thở.
- Bé bị sốt.
- Nôn.
- Nổi ban đầy cơ thể.
- Hôn mê, mất nhận thức.
- Thở nhanh.
- Môi sưng, họng sưng.
Trong quá trình đưa đi cấp cứu, cần đặt phần cơ thể bị côn trùng đốt của bé thấp hơn tim, nếu có thể. Động viên bé bình tĩnh và bọc bên ngoài cho bé một chiếc chăn.
Không bôi dầu, nghệ, nước cốt chanh… vào vết kiến đốt
Một số cha mẹ có thói quen bôi dầu gió, nước chanh hay nghệ… lên vùng da bị kiến đốt của bé. Theo các bác sĩ, các thành phần này tuy có tác dụng diệt khuẩn, phòng tránh nhiễm trùng và giảm ngứa tạm thời bên ngoài nhưng không thể điều trị tình trạng viêm tấy, sưng đỏ do độc chất của kiến xâm nhập vào bên trong da.
Ngoài ra, bé khi ngứa thường có thói quen gãi, gây trầy xước da. Nếu thoa các hoạt chất này, da có thể bị kích ứng và tổn thương sâu hơn, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng tại vùng da đó.
Khi bé bị kiến (hay côn trùng đốt), cha mẹ không cho bé gãi vào vết đốt. Tiếp theo lấy đá lạnh chườm hoặc rửa và đắp thuốc tím pha thật loãng vào chỗ cắn để làm chậm quá trình hấp thụ, giảm hoạt tính của độc tố.
Sau cùng, hãy thoa thuốc chống ngứa hoặc kháng khuẩn cho bé.
Phòng tránh
Hãy tạo cho bé thói quen tránh xa những nơi kiến "hành quân" hay tổ của chúng. Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên kiểm tra những khu vực mà kiến có thể làm tổ và tốt nhất là nên "dọn sạch" khi phát hiện thấy.
Khi bé vui chơi, tuyệt đối không cho bé đi chân đất.
Không cho bé chơi ở bụi rậm vì đó là nơi ẩn náu của nhiều loại côn trùng, trong đó có kiến. Tránh cho bé chơi ở những chỗ có tổ (hang) trên cỏ, mặt đất, vườn hoa. Không cho bé lại gần đống rác, thức ăn thừa, hộp (chai, lọ) cũ mở nắp…
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Các loại giun bé dễ nhiễm (16:00:00 08/11/2013)
- Phòng ngộ độc chì cho bé (15:23:00 08/11/2013)
- Giữ bé an toàn với thiết bị điện (15:11:00 08/11/2013)
- Tránh nguy hiểm tiềm tàng trong nhà cho bé (14:52:00 08/11/2013)
- Phòng ngô độc hóa chất gia dụng cho bé (16:05:00 04/11/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |