Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Dấu hiệu cả nhà bị nhiễm giun

10:28:10 29/11/2013

Mấy hôm nay, chị Kim Thoa (quận Ba Đình, Hà Nội) 'đứng ngồi không yên' vì tình cờ đọc được thông tin 'nhiễm giun có thể gây viêm tắc ruột rất dẫn đến tử vong'. Chị không ngờ những con ký sinh trùng nhỏ bé này lại có khả năng gây nguy hiểm đến thế. Chính vì vậy, chị đã quyết định đợi chồng đi công tác về rồi cùng cả nhà đến bệnh viện kiểm tra…

Chị Thoa không ngờ, cả bốn thành viên trong gia đình đều bị nhiễm giun. Bác sĩ cho biết, may mắn là mọi người chỉ bị nhiễm giun nhẹ nên việc chữa trị rất đơn giản, quan trọng nhất là mọi thành viên phải đồng lòng điều trị cùng lúc. Không chỉ riêng chị Thoa mà hầu như người mẹ nào cũng có thể chủ quan như vậy. Bởi thông thường ở một số người bị nhiễm giun không có biểu hiện gì ra ngoài. Nhất là đối với các bé, mẹ cứ tưởng do thiếu ăn, ăn không đủ chất nên con mình bị suy dinh dưỡng. Nhưng thực tế thì bé đang bị nhiễm giun mà mẹ không hề biết. Nhiễm giun không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường.

Nhiễm giun làm bé chán ăn. Ảnh minh họa.

Giun là loại ký sinh trùng, chúng sống bám vào ruột và chiếm đoạt các chất dinh dưỡng như: protein, huyết thanh, acid folic, vitamin B1... Ở một số loại như giun móc, giun tóc… chúng có khả năng hút máu cơ thể người, gây nên tình trạng viêm loét ruột, thiếu máu nhược sắc (ước tính lượng máu bị hút mỗi ngày khoảng 0,2ml/con (giun móc) và 0,005ml/con (giun tóc). Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài rất dễ dẫn đến bị suy tim.

Ngoài ra, loài giun đũa có thể nói là một “sát thủ” thật sự có thể gây ra tình trạng ngạt thở do giun chui ngược lên đường miệng, mũi hay gây tắc mật, tắc ống tụy, viêm tắc ruột, xoắn ruột, kéo dài có thể dẫn đến hoại tử và thủng ruột, gây viêm phúc mạc dẫn đến tử vong cao. Ngoài ra, ấu trùng của chúng khi “du lịch” trong cơ thể người sẽ mang theo vi khuẩn, virus từ ruột đến các cơ quan khác, gây viêm trong mắt, nhẹ thì giảm thị lực, nếu nặng có thể gây mù lòa, đến phổi thì gây viêm phổi, ho kéo dài, khò khè, đến não thì gây rối loạn thần kinh như nhức đầu, yếu liệt tay chân, sa sút trí tuệ…

Giun kim ở ruột non.

Dấu hiệu nhiễm giun

Bé nhiễm giun ít có biểu hiện rầm rộ nên mẹ cần chú ý đến con nhằm phát hiện sớm. Dấu hiệu rõ nhất của việc giun ký sinh trong ruột là rối loạn tiêu hoá như: tiêu chảy, táo bón, lười ăn, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu hay các rối loạn khác như: dị ứng, ngứa da kéo dài, sốt, ho, đau ngực, ngứa hậu môn... Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng phụ thuộc vào mức độ nhiễm ấu trùng giun nhiều hay ít hoặc tính nhạy cảm của người bệnh.

Ở bé còn nhỏ, biểu hiện nhiễm giun là chán ăn, khó ngủ, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa, nổi mề đay, nghiến răng, đái dầm, ngứa mũi, ngứa gãi hậu môn vào ban đêm, lười vận động, hay càu nhàu, bực tức, tính tình nhanh thay đổi…

Đối với bé lớn hơn, nhiễm giun lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập, khả năng suy luận, nhận thức, quyết định, tốc độ xử lý tình huống chậm chạp, hay quên hoặc nhớ không chính xác. Thậm chí, bé rất chậm lên cân và chiều cao không tăng trưởng nhiều.

Giun móc.

Những lưu ý khi tẩy giun

Không chỉ có bé mới bị nhiễm giun mà bất kỳ thành viên nào trong gia đình cũng có thể mắc phải, vì khả năng cũng như tốc độ lây lan của chúng rất cao. Trứng giun kim rất nhẹ, có thể bay lên không khí, bám ở nhiều nơi trên sàn nhà, chăn gối, đồ chơi hoặc vào cơ thể thông qua mũi… 

Để phòng nhiễm giun, người lớn cần giúp bé giữ gìn vệ sinh ăn uống, thân thể như: nấu chín thức ăn, đồ ăn sống phải được vệ sinh đúng quy trình, uống nước đun sôi để nguội, không để bé đi chân đất, cắt ngắn móng tay, móng chân, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc sau khi tiêu, tiểu, luộc sôi quần áo, drap, gối, chăn mền… 

Việc tẩy giun cần được tiến hành cùng lúc với tất cả các thành viên trong gia đình. 

Thuốc tẩy giun vị ngọt (như vị hoa quả hay chocolste) giúp bé không sợ hãi khi uống. Ảnh minh họa.

Hiện trên thị trường có nhiều thuốc tẩy giun nhưng tiện nhất là loại thuốc chỉ phải uống một viên. Với bé, mẹ có thể chọn loại có hương vị hoa quả hoặc chocolate để bé không phải sợ khi uống thuốc. 

Tẩy giun định kỳ 2-3 lần/năm để có thể chủ động kiểm soát, ngăn chặn lây lan cũng như sự tái nhiễm của những tên “sát thủ trong ruột” này.

Người lớn cần giúp bé có thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc sau khi tiêu để phòng nhiễm giun. Ảnh minh họa.

Theo Hướng dẫn Bổ sung Vitamin A cho trẻ từ 6 đến 60 tháng tuổi kết hợp tẩy giun đường ruột cho trẻ 12 đến 60 tháng tuổi ((Ban hành kèm theo Quyết định số 3893/QĐ/BYT ngày 11 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế), thì: 

Mebendazole hầu như không gây độc cho người, ít được hấp thu vào máu, 90% thuốc được bào thải theo phân trong 24 tiếng sau khi uống. Thuốc ức chế hấp thu glucose của giun, dẫn đến sự suy kiệt glucose và các thành phần ATP (adenosine triphosphate) cần cho đời sống của giun và làm cho giun bị chết dần, giun bị đào thải theo phân dần dần 3-7 ngày sau khi điều trị.

Sử dụng thuốc này rất an toàn ngay cả đối với những bệnh nhân suy dinh dưỡng và bệnh nhân thiếu máu. Phản ứng không mong muốn đôi khi xảy ra là đau bụng đối với những trường hợp nhiễm rất nhiều giun.

Minh Thư
VPĐD Janssen Cilag

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo