- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mốc phát triển một tháng tuổi
Một tháng tuổi, bé khỏe mạnh hơn và cơ cổ cũng cứng hơn, bé có thể nâng đầu một lúc ngắn khi được giữ ở tư thế thẳng đứng. Mặc dù vậy, mẹ vẫn cần hỗ trợ bằng cách đỡ gáy và đầu cho con.
Sự phát triển giác quan ở bé
Bé càng ngày càng trở nên nhạy cảm với môi trường xung quanh. Thị giác và thính giác được cải thiện khiến bé nhìn và nghe thấy nhiều hơn những gì đang diễn ra quanh bé. Mẹ có thể thấy bé tỏ ra vui mừng với một món đồ chơi đầy màu sắc hoặc nhìn thấy mặt mẹ khi mẹ ở gần bé.
Bé có thể tự nâng đầu
Đầu của bé vẫn cần được mẹ đỡ nhưng cơ cổ ở bé dần mạnh khỏe hơn. Điều này có nghĩa là bé có thể tự nâng đầu trong thời gian ngắn khi bé nằm ngửa hoặc khi mẹ đang giữ bé trong tư thế thẳng. Bé cũng có thể tự nâng đầu một lúc ngắn khi nằm sấp, thậm chí quay đầu từ bên này sang bên kia trong chớp mắt nhưng hiển nhiên, bé vẫn cần được mẹ đỡ gáy, đầu.
Bé chưa nắm bắt được đồ chơi
Nếu mẹ đặt một đồ chơi ở trước mặt bé, bé có thể nhìn thấy nhưng chưa thể với hay nắm được. Các ngón tay của bé vẫn cụp vào thành nắm đấm, thậm chí khi mẹ chạm một đồ chơi vào tay bé. Mẹ cũng có thể nhẹ nhàng xòe các ngón tay của bé, đặt ngón trỏ của mẹ vào lòng bàn tay con và ngay lập tức, bé sẽ cụp các ngón tay lại, giữ ngón tay mẹ chặt trong lòng bàn tay bé. Đây được coi là phản xạ nắm tự phát của bé trong thời điểm này. Phản xạ này xuất hiện và kéo dài trong vòng 8 tuần đầu tiên.
Mẹ có thể cùng con chơi trò khám phá cơ thể, đặt tay của con lên đầu mẹ và hỏi: “Đầu mẹ đâu rồi” hoặc mẹ vừa hát một bài vừa đếm các ngón chân của con.
Tình cảm của bé
Một tháng tuổi, bé đã trở nên hay “hóng chuyện”, bé tạo ra những âm thanh trong miệng để thể hiện cảm xúc của bé. Bé cũng rất thích thú mỗi lần được nghe giọng nói của mẹ. Nói chuyện với con, kể cho bé những việc mẹ đang làm hoặc hát cho con nghe bất kể khi nào, ngay cả khi mẹ đang ở trong một căn phòng bên cạnh.
Khoảng ½ bé một tháng tuổi bắt đầu nhận ra cha mẹ của bé. Bé có phản ứng khác nhau với cha, mẹ so với người lạ. Bé sẽ trấn tĩnh và nhìn chăm chú vào mẹ khi bé nhìn thấy mẹ.
Cho bé nghe nhạc
Bây giờ, bé thức dài hơn trong ngày. Mẹ dùng thời gian bé thức để kích thích các giác quan cho con. Thử bật một bản nhạc hoặc một bài hát (nhạc cổ điển giúp bé làm dịu tinh thần). Những âm thanh của chuông gió hay chiếc đồng hồ kêu tích tắc cũng giúp bé thư giãn.
Nên đa dạng các loại âm thanh với bé để bé làm quen với nhiều kiểu âm thanh, bé sẽ cho mẹ biết thứ nào bé thích, thứ nào thì không.
Thị giác ở bé
Bé tập trung cả hai mắt để theo dõi một đồ vật chuyển động. Một cái lục lạc rung trước mặt bé sẽ thu hút bé. Hoặc mẹ chuyển động đồ chơi gần khuôn mặt bé, từ từ đu đưa từ bên này sang bên kia. Dù có nhiều đồ chơi bán sẵn với màu sắc và kết cấu khác nhau nhưng mẹ vẫn có thể tận dụng những đồ cũ, sạch trong gia đình để chơi với con. Thử đu đưa cái thìa inox sáng bóng hoặc thìa nhựa màu rực rỡ ngay phía trước mặt bé. Sau đó, di chuyển nó theo chiều lên – xuống. Điều này sẽ thu hút sự chú ý của bé.
Dỗ bé khóc
Bé rất thích được mút vì mút giúp xoa dịu nhanh tinh thần bé. Nhưng nếu mẹ muốn dùng ti giả để dỗ bé khóc thì nên cân nhắc về những điểm bất lợi của nó. Trước tiên, nên chọn cách cho bé ti mẹ, sau đó vỗ ợ hơi cho bé và chờ xem bé hết khóc hay chưa.
Lưu ý chăm sóc bé
Mẹ nên thay tã, bỉm cho bé thường xuyên, nhất là ngay sau khi bé đi tè hoặc đi ị để tránh cho bé bị hăm.
Mẹ nên thường xuyên cắt móng tay cho bé để bé không tự cào xước mặt mình.
Mẹ có thể địu bé trong khi làm những việc khác.
Khoảng 6 tuần tuổi, nhu cầu bú mẹ có thể tăng lên; vì thế, mẹ nên lưu ý để cho bé bú mẹ nhiều hơn.
Mẹ nên chú ý tắm nắng cho bé, kể cả trong mùa đông. Nên tranh thủ buổi sáng có nắng để tắm nắng cho bé khoảng 15-20 phút.
Các dụng cụ cho bé bú bình phải được rửa và tráng nước sôi sạch sẽ. Quần áo, bao tay, tất, mũ… của bé cũng cần được mẹ giặt và phơi nắng thật khô.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Mốc phát triển 2 tháng tuổi (17:09:00 03/12/2013)
- Khả năng ghi nhớ của bé (17:08:00 03/12/2013)
- Nụ cười ở bé (10:12:00 02/12/2013)
- Cảm lạnh ở bé (09:44:00 02/12/2013)
- Mẹo dỗ con quấy khóc (09:29:00 02/12/2013)
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |