- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mốc phát triển 7 tháng tuổi
Đây là tháng bé thích đầu tư các trò chơi cùng cha mẹ và thành thạo để chơi trò 'ú – òa'. Đồ chơi tạo bất ngờ như bông hoa bung ra khi mở nắp hộp là lựa chọn tuyệt vời ở thời điểm này. Một chiếc thìa gỗ, một chiếc chậu nhôm giúp bé sẵn sàng tạo thành 'một ban nhạc'.
Khi bé đã mọc răng
Bé có thể đã mọc răng. Hầu hết các bé mọc răng vào khoảng 6 tháng tuổi (có bé sớm hơn hoặc muộn hơn là 12 tháng tuổi). Khi bé mọc răng, bé thích nhai, gặm đồ vật và chảy nhiều nước dãi.
Bé dường như trái lời khi mẹ nói ‘không’
Mẹ có thể thét lên “Không được” khi bé đập đập điện thoại di động của mẹ hoặc là cắn mẹ nhưng bé không dừng lại theo yêu cầu. Đó không hẳn do bé cố ý cãi mẹ, chỉ là do bé tò mò. Bé chưa có trí nhớ đủ tốt để hiểu chuyện này đã bị mẹ cấm. Chiến thuật tốt nhất là đánh lạc hướng với những gì mẹ cho là bé chưa đúng.
Giúp bé vượt nỗi lo xa mẹ
Bé bắt đầu biểu lộ một số dấu hiệu khi phải xa mẹ như nhút nhát với người lạ và khóc khi mẹ rời đi. Tâm lý này của bé sẽ khiến việc ngủ trong cũi trở thành “cực hình” với bé vì nửa đêm, bé có thể khóc thét vì nhớ mẹ. Khi đó, mẹ vừa lo nếu cho con ngủ chung giường, bé sẽ quen hơi mẹ, sau này khó tách bé ngủ riêng nhưng cũng vừa thương con. Tốt nhất mẹ cứ cho con ngủ cùng mẹ, khi bé ngủ say, mẹ lại cho bé trở lại cũi.
Khả năng nhận biết đồ vật còn kém
Bé chưa thể phân biệt được thứ nào là đồ chơi, thứ nào thì không; vì thế, bé có thể dùng di động của mẹ như một đồ chơi. Nhưng bé dần hiểu công dụng của một số đồ và thể hiện nhiều hơn với những món mà bé thích.
Nếu mẹ có những đồ vật dễ hỏng, quý giá thì tốt nhất nên đặt chúng xa tầm tay bé. 7 tháng tuổi, bé chưa có nhận thức với đồ chơi được hay đồ cần bảo quản.
Bé có thể hiểu được sự liên quan giữa các đối tượng; do đó, mẹ có thể xếp đồ chơi theo kích cỡ, màu sắc, theo nhóm... Và nếu bé nhìn thấy hình của bé trong gương và mẹ xuất hiện ngay sau phía bé, bé có thể quay lại nhìn mẹ.
Một trò chơi đơn giản là “ú òa” hấp dẫn bé ở giai đoạn này, bởi bé hiểu được là các đối tượng vẫn tồn tại ngay cả khi bé không nhìn, nghe hay cảm nhận được. Bé yêu trò chơi này vì mọi thứ bất ngờ xuất hiện rồi biến mất.
Những trò chơi kích thích bé phát triển
Bé có thể thích thú nhồi bông, cả con cỡ lớn lẫn con cỡ nhỏ. Đồ chơi được yêu thích khác là quả bóng, cốc, bát nhựa xếp chồng... Nếu em bé của mẹ có 1-2 món đồ chơi yêu thích, mẹ sẽ nhận thấy quan niệm “dễ dàng như lấy kẹo từ một em bé” không còn đúng, bởi bé sẽ giữ chặt lấy thứ mà bé yêu thích.
Ngọc Huê
- Mốc phát triển 6 tháng tuổi (13:44:00 07/12/2013)
- Mốc phát triển 5 tháng tuổi (16:25:00 04/12/2013)
- Mốc phát triển 4 tháng tuối (16:22:00 04/12/2013)
- Mốc phát triển 3 tháng tuổi (16:18:00 04/12/2013)
- Mốc phát triển 2 tháng tuổi (17:09:00 03/12/2013)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |