Dịch sởi chưa qua, đến lượt thủy đậu "vào mùa
Ngày 25/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp tục thị sát, làm việc với các bệnh viện (BV) tuyến T.Ư về diễn biến dịch sởi và công tác tiếp nhận điều trị bệnh nhân sởi.
Tình trạng quá tải ở các BV đã cơ bản được giải quyết. PGS-TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV Nhi T.Ư, cho biết BV Nhi T.Ư từ chỗ 3.500 bệnh nhân khám/ngày, nay chỉ còn khoảng gần 1.000 bệnh nhân/ngày; không còn bệnh nhân nằm ghép.
Đặc biệt, lây nhiễm chéo gần như được giải quyết triệt để. Số lượng bệnh nhân sởi nhập viện giảm, từ chỗ 30 bệnh nhân nay chỉ còn 5 - 10 bệnh nhân/ngày. Theo TS Thanh Hải, ở BV không còn bệnh nhân nhẹ, nhưng bệnh nhân nặng từ các tuyến (cả sởi, cả những bệnh khác) bắt đầu chuyển lên. Nay còn hơn 500 bệnh nhân nặng chăm sóc đặc biệt.
|
Tại Khoa Nhi BV Bạch Mai, số bệnh nhân sởi tiếp nhận mới, số ca nặng đang điều trị vẫn ở mức cao nhưng tình trạng quá tải đã giảm. Toàn khoa hiện còn 70 bệnh nhân sởi, 6 ca nặng đang phải thở máy. PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, cho biết có 8 ca tử vong do sởi thì 7 ca là bệnh nhi cư trú tại Hà Nội.
Tính đến ngày 25/4, cả nước ghi nhận hơn 3.600 trường hợp mắc sởi, trong đó có 123 trường hợp tử vong có liên quan đến sởi. Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế lo ngại đợt nghỉ lễ kéo dài sắp tới việc tăng cường giao lưu, đi lại, tập trung nơi đông người có thể là những yếu tố khiến các ca mắc sởi gia tăng trở lại. Để phòng sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp, người dân nên hạn chế đến chỗ đông người.
Liên quan đến cung ứng vắc xin sởi, PGS-TS Nguyễn Đăng Hiền, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) cho biết VN đã tự sản xuất được vắc xin theo công nghệ Nhật Bản, với công suất đạt 7,5 triệu liều/năm. Nhiều năm qua, cầu vẫn dưới khả năng cung. Trong năm 2013, cả nước mới chỉ sử dụng hết 2,7 triệu liều. Trong vụ dịch này, vắc xin sởi tiêm miễn phí đã và tiếp tục được đưa về các địa phương, đảm bảo các phòng tiêm chủng không thiếu thuốc tiêm phòng sởi cho trẻ.
Đáng lưu ý, nhiều cơ sở tiêm chủng dịch vụ tại Hà Nội đã hết vắc xin thủy đậu, cúm; vắc xin phối hợp “5 trong 1” và “6 trong 1” cũng hết từ nhiều tháng nay và không biết khi nào có lại. Trong khi đó, các tuần qua rải rác ghi nhận các ca bệnh thủy đậu. Đây là bệnh dễ lây lan. Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho rằng việc lập dự trù, đặt hàng của một số cơ sở tiêm chủng chưa kịp thời, dẫn đến việc thiếu vắc xin cho nhu cầu tiêm chủng dịch vụ của nhân dân.
Theo Nguoiduatin.vn (Thanh Niên)
- Nữ sinh đeo biển 'ăn trộm': Khởi tố 4 nhân viên siêu thị (07:48:00 26/04/2014)
- 'Phi công trẻ' đâm chết chồng của người tình (19:45:00 25/04/2014)
- Bắt quả tang thư ký toà nhận tiền chạy án (19:44:00 25/04/2014)
- Mẹ ôm con trai gần 2 tuổi nhảy từ tầng 11 xuống đất (19:29:00 25/04/2014)
- Chữa sởi hiệu quả bằng bồ kết, tinh dầu chanh, lá dân gian (09:23:00 25/04/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |