- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
Nước dừa tươi là một trong số những đồ uống nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu.
-
Mẹ bầu nhai kẹo cao su có thể làm hại quá trình trao đổi chất của mẹ và bé.
-
Mẹ bầu nên ăn giảm carbohydrate trong tam cá nguyệt thứ hai.
-
3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm khác ...
-
Atisô giàu folate, choline, chất xơ nhưng ít chất béo.
-
Nho giàu folate, kali, photpho, magie hỗ trợ sức khỏe cho mẹ và thai.
-
Mẹ bầu không nên để bụng đói mới chịu ăn.
-
Các món dễ làm thai phụ ngộ độc hay nhiễm khuẩn còn có: xúc xích, thịt xông ...
Lưu ý mẹ bầu ăn cá
Cá nói riêng, các loại thủy hải sản nói chung giàu protein, sắt và kẽm – các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của bào thai. Ngoài ra, các axit béo omega-3 trong cá còn giúp phát triển bộ não thai nhi.
Nhưng một số loại cá, đặc biệt là loài cá lớn, cá săn mồi như cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao. Mặc dù lượng thủy ngân trong cá hay thủy sản không ảnh hưởng nghiêm trọng tới người lớn nhưng với người chuẩn bị có thai hoặc đang mang thai thì thủy ngân trong cá có thể làm hại não thai nhi. Nếu mẹ ăn cá chứa nhiều thủy ngân thường xuyên thì lượng thủy ngân này sẽ tích tụ trong máu của mẹ. Từ đó, sẽ ngấm vào não và hệ thần kinh thai nhi.
Lượng các hợp lý mỗi tuần
Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ khuyến cáo, phụ nữ mang thai có thể ăn 340g cá và các loại thủy hải sản khác mỗi tuần. Tức là trung bình khoảng 2-3 bữa cá (thủy hải sản)/tuần.
Những loại cá an toàn cho thai phụ
Mẹ bầu nên chọn loại cá hay thủy hải sản không có (hoặc có ít) thủy ngân mà nhiều omega 3 như: cá hồi; cá cơm; cá mòi; cá thu Đại Tây Dương; cá da trơn; cá ngừ trắng đóng hộp. Nhưng mẹ bầu nên hạn chế cá ngừ tươi, chỉ nên ăn không quá 170g/tuần.
Những điều nên tránh khi mẹ bầu ăn cá
Tránh các loài cá lớn, cá ăn thịt: Để hạn chế tiếp xúc với thủy ngân, mẹ bầu không ăn cá mập, cá kiếm, cá thu hoặc cá kình.
Tránh cá chưa nấu chín: Để tránh ăn phải vi khuẩn có hại hoặc virus, tránh cá chưa nấu chín và các loại thủy hản sản còn sống khác, bao gồm sushi, sashimi và cá hồi hun khói…
Tìm hiểu các khuyến cáo về cá ở địa phương: Nếu mẹ bầu ăn cá từ vùng biển địa phương (như khi đi du lịch), mẹ bầu cần chú ý đến các khuyến cáo địa phương về việc ăn cá. Nếu đó là vùng biển bị ô nhiễm hoặc có người ngộ độc do ăn cá thì mẹ bầu cần tránh ăn cá hay thủy sản ở đây.
Nấu cá thật chín rồi mới ăn: Cá rán, cá kho, canh cá… phải được nấu chín kỹ rồi mẹ bầu mới ăn.
Tăng cường axit béo omega3 cho mẹ bầu, ngoài cá
Ngoài cá và thủy, hải sản, các nguồn giàu axit béo omega-3 khác cho mẹ bầu bao gồm:
- Các loại hạt như hạt lanh hoặc dầu hạt cải, quả óc chó, hạt hướng dương, hạt thông và đậu nành đều là nguồn cung cấp axit béo omega-3.
- Thực phẩm tăng cường. Sữa chua, sữa và trứng có thể được bổ sung các axit béo omega-3.
- Vitamin hay thuốc bổ sung omega3. Mẹ bầu cần trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ loại vitamin nào.
Lưu ý: Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định liệu các axit béo omega-3 từ nguồn thực vật có giúp phát triển não thai nhi hay không. Bởi vậy, mẹ bầu nên ăn cá (đặc biệt là cá hồi) và thủy hải sản để tăng cường omega3 cho cơ thể.
Phương Thảo
- 5 thực phẩm tốt cho thai phụ (16:17:00 03/04/2014)
- 5 ‘không’ trong dinh dưỡng thai kỳ (16:01:00 03/04/2014)
- 5 ’nên’ trong dinh dưỡng thai kỳ (15:47:00 03/04/2014)
- Các món với rong biển cho mẹ bầu (09:17:00 29/03/2014)
- Mẹ bầu nên tránh món thịt bò khô (09:46:00 28/03/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |