Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Ngọc Thúy: Mặc cảm gái nạ dòng

18:31:17 04/06/2014

Cựu người mẫu chia sẻ: 'Có lần nhìn tấm hình của cha trong máy tính (tôi lưu giữ để làm thủ tục pháp lý), con tôi hỏi người này là ai vậy mẹ? Điều đó khiến tôi đau'.

Tôi chai lỳ và không còn đau nữa

- Tại sao chị phải đánh đổi cả tuổi trẻ của mình vào vụ kiện chồng cũ với mục tiêu nhận tiền nuôi con, trong khi chúng ta có thể ngầm hiểu, một người cha triệu phú làm sao có thể để các con mình thiếu thốn?

- Chị có biết bốn năm nay chồng cũ của tôi hoàn toàn không gặp con, và cũng không có ngỏ ý muốn gặp con? Nên nhớ, nếu bạn thực sự muốn, bạn sẽ làm được. Pháp luật bảo vệ quyền gặp con của bạn. Đau đớn nhất là 10 ngày trước phiên xử ở San Jose cách đây hai năm, chính tôi đã chuẩn bị với luật sư về buổi gặp, nếu chồng cũ yêu cầu, nhưng hoàn toàn bặt vô âm tín. Từ đó, tôi nhìn ra được sự lạnh lùng của người đàn ông này: Khi không đạt được ý muốn, anh ta bất chấp tình thân. Nếu là chị, chị có dám đặt lòng tin, đặt số phận của bản thân và con chị vào tay người đàn ông đó một lần nữa không?

Ngọc Thúy cùng 3 con.

- 4 năm không gặp cha - quãng thời gian quá dài để những đứa trẻ không còn nhớ về cha mình nữa. Chị nghĩ sao, khi vì cuộc chiến của người lớn mà những đứa trẻ hồn nhiên bị mất đi những thứ chúng đáng được có - tình yêu, sự chăm sóc, gắn kết của cả cha lẫn mẹ?

- Có lần nhìn tấm hình của cha trong máy tính (tôi lưu giữ để làm thủ tục pháp lý), con tôi hỏi người này là ai vậy mẹ? Điều đó khiến tôi đau. Tôi đau cho mình một, đau cho chồng cũ mười. Ở góc độ nào đó, tôi đã tìm được người cha khác cho các con. Chúng tôi đã có một mái ấm trọn vẹn. Còn người cha thật sự thì sao? Anh ta đã mất đi thứ quý giá, đó là giai đoạn nhìn con mình trưởng thành. Còn niềm hạnh phúc nào lớn hơn, khi cha mẹ được chứng kiến con mình lớn lên mỗi ngày? Càng theo đuổi vụ kiện, tôi càng thấy thương tiếc cho sự mất mát của chồng cũ, khi mà các con tôi không thể nhỏ lại để ba nó có cơ hội chứng kiến sự trưởng thành trong những năm đầu đời. Cái gì quan trọng nhất đối với con? Tại sao phải giữ của khư khư mà bỏ mặc tuổi thơ của con? Mà tôi chỉ có nhận tiền nuôi con theo pháp luật qui định thôi mà (cười chua chát).

- Tôi nghĩ, đàn ông có thể thực hiện vai trò làm cha rất tốt, nhưng nếu vai trò đó bị tước đi bởi người mẹ, vì sĩ diện và vì... cuộc sống mới, đàn ông rất dễ trở thành người thiếu trách nhiệm?

- Tôi bị ly hôn chứ đâu chủ động ly hôn, nên không thể nói tôi tước đoạt vai trò làm cha của chồng cũ. Và càng không thể mang vấn đề ly hôn ra để bao biện cho việc cha không gặp con. Người ta có rất nhiều cái cớ để nhận về sự thương cảm của dư luận nhằm thực hiện mục đích lớn hơn. Nhưng dù là lí do gì cũng không thể bao biện cho việc người cha đã hoàn toàn bỏ mặc con. Chăm con bệnh, cho con ăn, dạy con học, rồi dẫn con đi chơi, uốn nắn con từ những tính sơ khai,... người cha có thực hiện được điều gì không? Hay một người đàn ông khác đang làm điều đó thay cho người cha thực sự? Nên nhớ, tại tòa án gia đình Mỹ có cả dịch vụ hỗ trợ cho việc thăm nom con cho cha mẹ không giữ quyền nuôi con, mà không cần phải liên hệ trực tiếp với người đang có quyền nuôi dưỡng trẻ.

- Trong vụ kiện tụng "sặc mùi" vật chất, những người làm cha mẹ có bao giờ dành một phút giây để nghĩ về sự tổn thương của con cái?

- Nếu không nghĩ đến sự tổn thương của con cái, có thể tôi đã thắng vụ kiện này từ lâu rồi. Vào năm 2009, khi đã đi gần như đến cùng của vụ kiện, chồng cũ ngỏ ý thương lượng, yêu cầu tôi hoãn vụ kiện ở Mỹ và về Việt Nam để bàn bạc. Tôi đã đồng ý mặc dù vấp phải phản ứng rất mạnh mẽ từ phía luật sư của mình cũng như mất đi lòng tin họ dành cho tôi. Đơn giản vì tôi nghĩ đến các con. Bao nhiêu năm nay tôi luôn mong có sự thoả thuận hợp lý ngoài kiện tụng để bảo toàn tình cảm giữa cha và mẹ, để xoa dịu phần nào sự tổn thương của hai con. Nhưng một lần nữa tôi lại bị lợi dụng.

Tôi bị hủy vụ kiện ở Orange County vĩnh viễn. Bị nhận yêu cầu xin rút khỏi vụ kiện từ luật sư của mình cùng hóa đơn lên đến 200.000USD như một phí phạt. Đó là bài học cay đắng cuối cùng mà tôi bắt mình phải học thật kỹ. Sau lần đó, tôi lại phải bắt đầu cuộc chiến với 2 vali, 2 con nhỏ ở vùng đất mà mình hoàn toàn không có một người bạn để theo đuổi vụ kiện mới (tháng 5/2010). Nên đến thời điểm này, tôi hoàn toàn không cho phép mình bị lợi dụng thêm một lần nữa. Tôi sẽ đi đến cùng trong vụ kiện này!

- 5 năm theo đuổi vụ kiện, chị sẽ dùng từ nào để diễn tả tâm trạng của mình?

- Tôi đã trải qua không phải một, mà nhiều trường đoạn cảm xúc: Đau đớn, thất vọng, hụt hẫng, chua chát, khinh bỉ. Có những lúc tôi rớt vào trạng thái có lỗi với con, khi chọn một người cha như vậy cho con. Nhìn vào hai gương mặt thiên thần, tôi đã đau cho nỗi đau của các con sau này, khi chúng hiểu về vấn đề của cha và mẹ. Có muốn che đậy cũng không được nữa rồi.

Tôi chỉ mong có cách nào đó có thể làm cho các con bớt tổn thương nhất, đỡ đau đớn nhất. Có một điều may mắn là các con còn nhỏ, nên tôi có nhiều thời gian để chuẩn bị. Hơn nữa, chúng tôi sống ở Mỹ, nên những vấn đề này sẽ nhẹ bớt phần nào. Ngoài ra, tôi sẽ để các con lớn lên cùng với câu chuyện, chứ không để một ngày toàn bộ câu chuyện ập đến, chúng sẽ bị sốc mà không đỡ nỗi.

- Tại sao chị không tháo gỡ căng thẳng bằng cách chủ động mời chồng cũ đến thăm con, như nhiều phụ nữ ly hôn vẫn làm?

- Bao nhiêu email và tin nhắn được gửi đi đều bặt vô âm tín. Khi nhận được tấm thiệp kèm số điện thoại của chồng cũ gửi đến với mong muốn được nói chuyện với con, tôi lập tức hồi âm. Và hậu quả của sự nhẹ dạ là trong vòng 24 tiếng, tôi đã nhận được cuộc điện thoại của phóng viên yêu cầu phỏng vấn tôi vào năm 2011. Đối với người đàn ông này, chỉ có 2 sự lựa chọn mà thôi: một là im lặng phục tùng, hai là sẽ vô cùng khổ sở nếu không làm theo điều một.

- Chị nghĩ gì về sự im lặng của chồng cũ trước các con của mình?

- Lúc đầu là đau đớn, sau đó là thất vọng. Nhưng bây giờ, tôi đã quen và chấp nhận sự thiếu vắng hoàn toàn của anh An trong cuộc đời của các con mình rồi. Tôi chai lỳ và không còn đau nữa. Thuốc đắng giã tật. Cũng cám ơn anh An (Nguyễn Đức An, chồng cũ Ngọc Thúy – PV) vì điều đó.

- Một cô gái cả tin, cảm tính, yêu si mê, nay trở thành người đàn bà sắt đá, theo đuổi vụ kiện đến cùng, hiểu sâu sắc đối phương. Chị có thấy… sợ mình không?

- Tôi từng sợ, từng vấn lại lòng mình: "Tại sao đến nông nỗi này hả Thuý?" Đến bây giờ tôi vẫn bật khóc khi nỗi tổn thương quá lớn, vẫn điên loạn trước mỗi bài báo bịa đặt về mình. Nhưng rồi tôi vượt qua bằng cách đi xuyên qua nó. Tôi nghĩ, đi xuyên qua nỗi đau là cách nhanh nhất để... hết đau. 18 tuổi, tôi có thể mất cả năm để hết đau, còn bây giờ tôi chỉ mất một ngày, thậm chí là vài phút.

- Trưởng thành là điều ai cũng mong muốn. Nhưng trong hoàn cảnh này, tôi thấy sự trưởng thành có vẻ nhuốm màu tiêu cực?

- Không. Đó là sự trưởng thành tất yếu, và theo chiều hướng tích cực, ít nhất cho cuộc đời tôi. Đã là bà mẹ của 3 con, tôi không cho phép mình yếu đuối, bi lụy, sĩ diện nữa. Nói cách khác, Thúy đã trưởng thành qua giông bão cuộc đời. Nhưng bản chất của Thúy vẫn như ngày nào. Song, bản chất đó chỉ bộc lộ với những con người tôi thực sự tin, và ở môi trường tôi cảm thấy an toàn. Và điều quan trọng là tôi không còn e ngại bất kỳ cơn bão dư luận nào nữa. Tôi đã biết cách cưỡi đầu sống dư luận để đi đến cùng con đường tìm lại công lí.

Ngọc Thúy và người chồng hiện tại.

Thay vì oán trách, anh ấy thương tôi hơn

- Việc chị có con với luật sư khi đang theo đuổi vụ kiện chồng cũ khiến không ít người nghĩ đây là một "nước cờ" cao tay, trong đó, anh cũ bị kiện, còn anh mới bị lợi dụng. Chị nghĩ sao?

- Tôi và anh Trường quen nhau qua sự giới thiệu của một người bạn là chồng của cựu người mẫu Diệu Đức. Vì có chút hiểu lầm trong giao tiếp xuất phát từ 2 nền văn hóa, nên chúng tôi mất gần 3 tháng và qua 3 lần gặp mới có được số điện thoại của nhau. Đó là vào tháng 9/2010. Nhưng đến tận đầu năm 2011, chúng tôi mới chính thức yêu nhau.

Khi biết tôi có vụ kiện, anh Trường hỏi có cần tư vấn gì không? Và tôi đã từ chối. Lúc đó tôi đã có luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình tại vụ kiện. Tôi thuê người luật sư này ngay khi đặt chân đến Mỹ (tháng 5/2010). Còn một lý do quan trọng khác mà tôi từ chối sự giúp đỡ của người yêu, đó là tôi không muốn vụ kiện ảnh hưởng đến mối quan hệ tình cảm mà mình mong nó sẽ là hạnh phúc lâu dài sau đỗ vỡ. Với tôi, cơ hội tạo dựng lại hạnh phúc quan trọng hơn chuyện thắng thua. Bởi thứ tôi cần nhất là cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, gia đình trọn vẹn. Nó là sức mạnh giúp tôi vượt qua mọi khó khăn.

- Vậy chị lí giải thế nào về việc luật sư Trường đã chính thức trở thành luật sư cho vợ kiện chồng cũ?

- Anh Trường hoàn toàn đứng ngoài vụ kiện của tôi, cho đến lúc tôi bắt đầu cảm nhận sự bất ổn từ luật sư của mình. Đó là 4 tháng sau khi chúng tôi chính thức yêu nhau, tôi đưa cho anh Trường quyết định của tòa án và nhờ anh diễn giải, để rồi phát hiện luật sư của mình đọc sai quyết định của tòa. Quyết định ghi giữ nguyên hiện trạng ly hôn giữa tôi và chồng cũ, chỉ đưa ra xét xử lại toàn bộ tài sản trong hôn nhân và tiền cấp dưỡng cho con. Vậy mà vị luật sư đó lại nói tòa khôi phục quan hệ hôn nhân của tôi và anh An. Một sự tư vấn sai lầm trầm trọng đã khiến tôi đứng trước bờ vực thua cuộc, nếu không có sự hỗ trợ kịp thời của anh Trường. Anh đã giới thiệu cho tôi luật sư giỏi chuyên môn hơn và có tâm hơn. Nhưng từ tháng 3/2014, anh Trường chính thức trở thành luật sư của tôi tại vụ kiện ở Mỹ. Bởi câu chuyện đã vượt quá xa giới hạn hiểu biết của vị luật sư Mỹ. Bà ấy không hiểu rõ những câu chuyện phía sau phức tạp, nhất là về pháp luật Việt Nam. Chính vì thế, bà ấy gặp phải trở ngại lớn trong việc diễn giải và thuyết phục thẩm phán hiểu rõ những mong muốn và yêu cầu của tôi. Nhưng luật sư Trường thì khác. Hơn ai hết, anh hiểu đến từng gốc rễ vấn đề của vụ kiện. Và chỉ có anh mới có khả năng diễn giải và thuyết phục được thẩm phán trong đơn kiện và ngay cả trong các buổi xử. Quyết định để anh trở thành luật sư chính thức cho tôi đã hoàn toàn đúng, khi anh giúp tôi thắng 4/5 yêu cầu của mình vào ngày 26/3/2014 và ngày 12/5/2014.

Tôi nghĩ, mình cần phải kết thúc vụ kiện này càng sớm càng tốt, để không rơi vào tình trạng kiệt quệ về tài chính mà công lý vẫn chưa được thực thi.

- Có hay không việc chồng mới đang sống trên tiền cấp dưỡng nuôi con của chồng cũ?

- Luật pháp của Mỹ và Việt Nam đều quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái khi ly hôn. Nhưng thực tế, tôi chưa nhận được tiền cấp dưỡng của chồng cũ. Cuộc sống của tôi và 2 bé gái vừa đủ trong số tiền cho thuê căn hộ ở Việt Nam. Còn những chi phí khác đều do anh Trường cùng chia sẻ với tôi hàng tháng.

Ở Mỹ, luật sư và bác sĩ là hai ngành được trân trọng nhất. Không phải chỉ do thu nhập của hai ngành này cao, mà để đạt được bằng cấp đó, họ phải mất cả tuổi trẻ cho việc học. Gia đình anh Trường đi đến hồi kiệt quệ đúng lúc anh 18 tuổi, lứa tuổi cần tiền của gia đình để học đại học. Có lần chở tôi lên San Francisco, anh nói đây là đoạn đường trong 3 năm anh không có “cuối tuần”. Thứ 6 học xong, anh lái xe về trực trong bệnh viện ở San Jose, đến tối chủ nhật lại chạy ngược về trường để sáng mai đi học, ròng rã như vậy trong 3 năm. Trường nói, anh không biết mình có đúng không nữa, khi tất cả bạn bè làm bất động sản, họ mua nhà triệu USD, thì anh đi học và làm việc, đến giải trí cũng không có. Giờ anh ấy là luật sư tranh tụng, một vị trí rất được tôn trọng trong xã hội Mỹ.

- Những gì chị nói về người đàn ông hiện tại rất đẹp. Nhưng những gì người thân của chị nói lại cực tệ. Chị sẽ nói gì về trường hợp này?

- Chúng tôi không tránh khỏi mâu thuẫn, bởi tôi đến từ Việt Nam, còn anh Trường là “Mỹ con”, hai nền văn hoá không hề tương đồng. Đã vậy, vừa dọn về ở với nhau, chúng tôi có con, độ hiểu nhau chưa chín, lại phải chuyển sang mối quan hệ trách nhiệm hơn. Trong khi tôi đang ở tâm tưởng của người đàn bà vừa thất bại trong hôn nhân, sự tổn thương đã gắn kết trong đầu, nên rất dễ xảy ra xung đột. Thực tế, tôi luôn bị ám ảnh mình mang tiếng gái nạ dòng, còn anh ấy là luật sư đẹp trai, lại là trai tân. Có con vẫn chưa kịp đăng kí kết hôn, không biết anh ấy có cưới mình không? Cộng thêm những “tiêm chích” từ gia đình, khiến tôi nhiều khi rơi vào điên loạn. Tôi sợ, tôi ghen, rồi lại gây chuyện với anh Trường. Bản thân anh cũng nghi ngại: Tại sao tôi cứ phá anh hoài, sao cứ không hiểu anh? Nhưng đọng lại, chúng tôi yêu nhau thực sự. Chúng tôi đến với nhau vì muốn gầy dựng gia đình, nên mọi cuộc tranh cải cũng chỉ dừng để hiểu nhau. Và chúng tôi đã hiểu nhau hơn. Còn anh Trường, ngay cả những lúc nảy lửa nhất, cũng chưa bao giờ có hành động hay lời nói làm tổn thương tôi.

- Sự va chạm giữa hai nền văn hoá, thương tích của hôn nhân cũ, rồi thì con chung con riêng, và trước mắt là vụ kiện nhiều tai tiếng,… Chị có sợ tình yêu quá mong manh trong vấn đề này, và xung đột có thể dẫn đến nát bét?

- Trong cái tàn khốc lại nảy sinh những kết quả bất ngờ. Chính đỉnh điểm bi kịch gia đình tôi gây ra lại giải tỏa mọi mâu thuẫn chúng tôi vướng phải. Tôi không những không bỏ anh Trường, mà còn quay lại bảo vệ gia đình nhỏ của mình. Còn anh Trường là con người cực kỳ sĩ diện, và hoàn toàn không thích đời tư của mình bị mang ra bêu rếu. Nhưng thay vì oán trách tôi, anh ấy lại càng thương tôi hơn, khi thấy tôi đang phải đối đầu với những điều kinh khủng như vậy. Ngay lúc buồn nhất, anh ấy nói: “Có muốn chia tay, thì anh cũng không thể chia tay em trong lúc này được. Phải lo cho em đàng hoàng, anh mới đi được”. Vậy đấy, từ không hiểu nhau, nhờ hoạn nạn mà chúng tôi hiểu nhau rất nhiều. Tình nghĩa từ đó mà vững bền hơn.

- Người đàn bà hai con và cô đơn, lại đang theo đuổi vụ kiện với chồng cũ là một triệu phú Mỹ. Có vẻ như dư luận có những căn cứ để nghĩ người đàn ông đến sau đang lợi dụng chị?

- Nếu anh ấy muốn lợi dụng thì phải cưới tôi liền để hưởng ngay thu nhập của tôi, chứ sao vẫn chưa đăng ký kết hôn? Nên nhớ, chúng tôi có con với nhau kể cả chưa biết vụ kiện đó thắng hay thua, trong khi tôi đang bị kiện ở Việt Nam, tòa Mỹ thì xử sai. Hơn nữa, nếu vụ kiện thành công, đó là số tiền trợ cấp nuôi con từ chồng cũ, không ai có quyền đụng vào. Ngay bản thân tôi xài sai, nếu anh An phát hiện ra mức sống của các con không đủ 12.000USD trợ cấp mỗi tháng, vẫn có thể kiện lại tôi. Huống chi anh Trường, là luật sư, nếu phạm luật, tội còn nặng hơn. Chưa kể, hôm ra toà, tôi rất hoang mang, lo lắng. Chính anh Trường đã ôm lấy tôi và nói: “Thôi, không sao. Có gì anh nuôi!”.

- Điều tôi thắc mắc là, nếu người đàn ông đến sau là một trang nam quân tử, tại sao anh ấy không khuyên chị từ bỏ vụ kiện, và sẵn sàng có trách nhiệm với cuộc đời chị, kể cả khi “Thuý không có An”?

- Xin lỗi. Đây không còn là cuộc chiến vì 2 triệu USD nữa, mà là cuộc chiến giữa cái đúng và cái sai, cái thiện và cái ác. Cuộc chiến này còn vì công lý, và chúng tôi sẽ không khuất phục bởi thủ đoạn hèn hạ bất công.

- Chị có nghĩ cuộc đời mình đã đủ bi kịch và nước mắt, trong khi trên vai là 3 đứa con thơ, chúng cần thời gian của người mẹ, cần sự toàn tâm và tình cảm chọn vẹn, chứ không phải là những chuyến bay đi – bay về giữa Mỹ và Việt Nam để giải quyết vụ kiện?

- Ai có thể đảm bảo nếu bây giờ buông bỏ, tôi có thể hạnh phúc với các con của mình? Hay bước tiếp theo là tôi bị tước quyền nuôi con? 34 tuổi, chưa có bằng cấp ở Mỹ, tôi có thể làm được gì để đủ khả năng nuôi các con? Rồi làm sao đảm bảo người đàn ông đó sẽ không tiếp cận lại và phá hủy mọi thứ? Họ giàu có quá mà. Mục đích của người giàu không dừng ở chuyện giành giật tài sản, mà sâu xa hơn nhiều. Câu chuyện đã nằm ngoài vấn đề tiền, và chúng tôi phải bảo vệ sự toàn vẹn mái ấm của mình. Tôi tin vụ kiện này không còn lâu nữa. Nó sẽ kết thúc, và những gì tôi cố gắng sẽ không vô nghĩa!

Theo VStyle

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo