- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Sởi lan tốc độ cao, bộ Y tế ra công điện khẩn
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công điện khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh thành phố về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh sởi sau khi dịch quay lại Hà Nội với tốc độ nhanh.
Dịch sởi bùng phát
Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - Trần Đắc Phu, dịch bệnh sởi đang có nguy cơ lan rộng và diễn biến phức tạp, do thời tiết Đông Xuân lạnh ẩm thuận lợi cho bệnh phát triển. Bên cạnh đó, việc người dân gia tăng giao lưu đi lại, tiếp xúc trong thời gian Tết nguyên đán cũng gây nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP HCM, từ đầu năm đến ngày 5/2, cả nước đã ghi nhận nhiều trường hợp có biểu hiện sốt phát ban dạng sởi.
Hà Nội có 30 trường hợp dương tính với sởi, TP HCM 138 trường hợp, tỉnh Yên Bái 253 trường hợp (1 trường hợp tử vong), tỉnh Lào Cai có 120 trường hợp và tỉnh Sơn La có 80 trường hợp. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi hoặc chưa được tiêm đầy đủ hay đúng lịch.
Trước thực trạng trên, Cục Y tế dự phòng yêu cầu giám đốc Sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát diễn biến của dịch; tổ chức điều tra và xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
|
Người đứng đầu Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát, thống kê đối tượng chưa được tiêm hoặc chưa được tiêm đầy đủ vắcxin sởi để triển khai kế hoạch tiêm bổ sung.
Các đơn vị trên cần bảo đảm đủ thuốc, vắc xin và trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch ở các tuyến, cấp kinh phí đầy đủ cho việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh sởi; tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác sẵn sàng phòng chống dịch và chỉ đạo phòng chống dịch tại địa phương.
Tiêm vắc xin thế nào cho đúng?
Theo Phòng Vắc xin, Cục Y tế dự phòng, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên, đến nay sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2010, trên thế giới cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh sởi. Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm mạnh so với trước khi triển khai vắc xin, tỷ lệ mắc sởi của Việt Nam từ năm 1984 đến năm 2012 đã giảm 830 lần.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: sốt cao, ho, hắt hơi, phát ban đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Tuy nhiên cũng có thể chẩn đoán các trường hợp sốt phát ban khác nhầm với sởi.
Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: Mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.
|
Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa từng mắc sởi. Do vậy, các nhóm đối tượng này cần được bảo vệ bằng tiêm vắc xin sởi. Dịch sởi gia tăng chủ yếu do việc tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc xin chưa được bao phủ tất cả trẻ em.
"Thật đáng tiếc, thời gian qua do quá lo sợ về phản ứng sau tiêm nên một số cha mẹ không đưa con đi tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh, bao gồm cả vắc xin sởi, điều này đã làm gia tăng nguy cơ mắc sởi cho trẻ do không được tiêm phòng" Cục Y tế dự phòng cho biết. "Tuy vậy, vắc xin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ và sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày sau tiêm mà không cần điều trị gì".
Theo đó, trẻ cần được tiêm 2 mũi vắc xin phòng sởi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng thì có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.
Đối với trường hợp phát hiện ca mắc sởi, cần cách ly y tế, hạn chế tiếp xúc 7 ngày kể từ ngày phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc. Khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người. Cần điều trị, xử trí kịp thời để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Theo Zing
- Đâm chết người yêu 14 tuổi vì nói chuyện với trai (23:07:00 07/02/2014)
- Gia đình Hồ Ngọc Hà nổi bật trên đường phố Hà Nội (15:11:00 07/02/2014)
- TP HCM: Cắt cổ tự tử vì thiếu tiền 3 thùng beer (09:51:00 07/02/2014)
- TP HCM: Đẻ rơi trong toilet mới biết mình có thai (07:43:00 07/02/2014)
- Một người bị đâm chết tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) (16:33:00 06/02/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |