Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

8 hành vi xấu mẹ cần sửa ngay cho con

17:10:07 19/04/2014

Mè nheo, biếng ăn, không nghe lời cha mẹ... là những hành vi xấu mà các mẹ cần sửa ngay cho con từ khi còn bé.

1. Mè nheo, vòi vĩnh

Hãy nói “không” một cách dứt khoát với sự vòi vĩnh mua sắm của bé, bạn đừng cảm thấy hối hận đã làm cho con buồn. Sự vòi vĩnh của bé là điều khó từ chối nhất nhưng, nếu cha mẹ quá nuông chiều hoặc thỏa hiệp với những đòi hỏi đôi khi quá quắt sẽ khiến bé sớm cảm thấy tự mãn, dần dần ngày càng vòi vĩnh nhiều hơn.

Con bạn sẽ dựa vào thái độ của cha mẹ mà tha hồ làm nũng hoặc nằm vạ nếu không được vừa ý. Vào những lúc như vậy, cha mẹ không nên nhân nhượng với thói hay mè nheo này, bạn phải tỏ thái độ thật nghiêm khắc: “Mẹ không muốn con vòi vĩnh nữa!”, sau đó bỏ đi chỗ khác và phớt lờ. Bạn chỉ quay lại khi bé im lặng hẳn và nhỏ nhẹ giải thích cho con bạn về mặt xấu của những tiếng mè nheo hay la hét.

2. Đánh bạn

Bạn biết bé vừa xô ngã anh trai, kéo tóc bạn chơi nhưng bạn lại bỏ qua vì nghĩ bé còn nhỏ, chưa hiểu chuyện. Nếu bạn không can thiệp, hành vi bạo lực của bé sẽ trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, bé còn nghĩ rằng, đánh người khác là hành vi được chấp nhận.

Lúc này, cha mẹ hãy kéo bé sang một bên và nói: “Con sẽ làm anh bị đau đấy. Con thấy thế nào nếu bị anh xô ngã như thế?”. Cần để bé biết rằng, bất kỳ hoạt động làm đau người khác nào cũng đều bị cấm. Khi bé chuẩn bị tham gia vui chơi, có thể nhắc bé không được thô bạo với người khác; đồng thời, dạy bé dùng từ ngữ khi giận dữ hoặc muốn đưa ý kiến. Nếu bé còn tái phạm, hãy chấm dứt cuộc chơi.

3. Vờ như không nghe thấy mẹ nói gì

Bạn yêu cầu 2-3, thậm chí 4 lần nhưng bé không muốn làm bằng cách phớt lờ lời của mẹ và vờ như không nghe thấy gì.

Để chấm dứt chuyện này, thay vì đưa yêu cầu cho con khi đi ngang qua phòng, hãy tiến gần với bé và nói rõ yêu cầu của bạn. Đảm bảo rằng bé đang lắng nghe khi bạn nói và phải trả lời rằng: “Vâng”.

4. Nói nhại lại lời cha mẹ

Đôi khi người lớn còn cười khi nghe con trẻ nói nhại. Khi con bắt đầu có tật nói nhái, hãy khuyên bé với một thái độ cứng rắn, chỉ cho bé biết rõ cái sai trong việc nói nhại và đưa ra hình phạt như úp mặt vào tường hay không cho đi chơi vào ngày cuối tuần… nếu bé còn tái phạm.

Mẹ có thể áp dụng cách giả vờ bỏ mặc, không nói chuyện. Có thể để con bạn ở lại một mình trong phòng và không nói gì nữa. Nó sẽ cảm thấy bị cô lập vì tật xấu của mình. Sau đó bạn sẽ khuyên răn: “Nếu con còn nói nhại như thế thì xấu lắm, sẽ không có ai chơi với con cả”. Tự bản thân con bạn sẽ nhìn ra cái sai của mình và từ bỏ nó.

5. Nói tục

Khoảng 3 – 4 tuổi, bé thường buột miệng nói những câu tục tĩu. Bạn không nên nghĩ rằng con còn nhỏ, chưa biết gì. Nếu bạn im lặng bỏ qua, bé sẽ hiểu rằng bạn đồng tình với những câu nói đó và bé sẽ tiếp tục nói nhiều hơn. Cũng không nên la mắng, đánh đập. Hình phạt lớn nhất là không cho phép trẻ được tự do thực hiện những điều mình thích.

Bản thân cha mẹ cũng phải làm gương không nói tục kẻo con bắt chước. Khi con bạn bắt đầu có những biểu hiện nói tục phải răn đe ngay, tránh thói xấu tiêm nhiễm. Chớ nên phản ứng quá gay gắt với con, bé sẽ nảy sinh tâm lý “sợ mà không phục”. Bé sẽ chỉ bỏ tật xấu này khi có mặt bạn còn sau lưng, đâu lại hoàn đấy. Hãy nhẹ nhàng khuyên răn và dạy cho trẻ ý thức được hành vi đó là sai.

6. Nhắm chặt mắt khi mẹ nhắc nhở

Nhiều cha mẹ phớt lờ hành vi xấu này của con vì nghĩ nó không quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn không sửa cho bé, bé sẽ trở nên thiếu tôn trọng khi tiếp diễn hành vi này, nhất là với thầy cô giáo, những người lớn tuổi khác.

Cha mẹ nên thường xuyên nhắc bé, chẳng hạn: “Khi con nhắm mắt lại, mẹ sẽ nghĩ là con không thích nghe mẹ nói”. Nếu hành vi này còn tiếp diễn, hãy cảnh cáo: “Khi nào con lịch sự hơn, mẹ sẽ nói chuyện tiếp”.

7. Không xin phép cha mẹ, người lớn

Dạy bé tự lập như tự lấy đồ ăn vặt, tự mở tivi là tốt nhưng để bé quá tự do thì vô tình, bạn đã dạy con bẻ gãy nhưng quy tắc. Chẳng ai chê cười bé 2 tuổi tự ý mở hộp bánh kẹo nhà người khác khi chưa được phép nhưng sẽ là hư nếu bé 8 tuổi còn tiếp diễn hành động này.

Hãy dạy bé hỏi mẹ trước khi muốn ăn kẹo vì đó là nguyên tắc. Nếu bé bật tivi mà chưa xin phép, nhắc bé tắt tivi và cảnh cáo: “Con cần xin phép bố mẹ trước khi muốn mở tivi”.

8. Biếng ăn

Trẻ nhỏ thường mải chơi không chịu ăn uống hoặc ngậm thức ăn trong miệng, có khi một bữa ăn mà kéo dài đến 3 – 4 tiếng khiến bạn rất bực mình. Gặp phải trường hợp khó chịu này, trước hết bạn không nên cố dỗ dành, ép trẻ ăn, như thế sẽ tập dần cho chúng thói ưa làm nũng.

Đừng chiều theo thói quen kéo dài bữa ăn của chúng. Mỗi bữa bạn nên bớt ít khẩu phần và ngồi bên cạnh, bắt bé phải tập trung ăn trong vòng 20 – 30 phút. Nếu hết thời gian đó mà con bạn chưa ăn xong thì ngưng ngay bữa ăn. Đặc biệt trước bữa ăn khoảng 30 phút, không nên cho con ăn vặt. Làm như vậy một thời gian, bé sẽ bỏ dần thói biếng ăn.

Theo Hồng Mai (phunutoday.vn)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo