Billboard
ADS_Top_Right
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Mẹ chồng: Nỗi lo của những nàng dâu

11:21:14 15/05/2013
Hai tiếng 'làm dâu' gợi lên biết bao khó khăn, thử thách đối với một người phụ nữ, những vận mệnh của nàng dâu là một đề tài được quan tâm, bởi một lẽ kể từ khi bước về nhà chồng là mang nặng trách nhiệm và chức năng của một người vợ, người mẹ. Mẹ chồng! Nỗi lo của nàng dâu Trước kia, thời phong kiến với những lễ giáo khắt khe, người phụ nữ khi bước về nhà chồng phần lớn là sống lệ thuộc vào chồng, vào nhà chồng. Người đàn ông có thể lấy năm thê bảy thiếp, lấy vợ để sinh con đẻ cái chứ hiếm thấy lấy nhau bởi tình yêu, vì thế, quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu cũng khắt khe hơn. Còn thời nay, xã hội đã phát triển, sự hiểu biết cao hơn và quyền bình đẳng của người phụ nữ đã được giải phóng, trong hôn nhân được pháp luật bảo vệ, họ lấy nhau bởi tình yêu, vì thế nên việc làm dâu không còn theo nếp sống cũ nữa. Trong lối sống thì vẫn phải giữ lễ độ, văn minh, lịch sự, nhưng quan hệ giữa nàng dâu và mẹ chồng đã gần gũi hơn đáng kể. Tuy nhiên, “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” phận làm dâu vẫn là làm dâu. Chị Vân là người tỉnh lẻ, mới 21 tuổi, cả gia đình và bạn bè đều mừng cho chị bởi chị lấy được chồng Hà nội, chồng chị là con một, người mẹ chồng bị góa bụa từ khi con còn nhỏ, cam chịu ở vậy nuôi con mặc dù nhiều người đã khuyên bà nên đi bước nữa. Nhà chỉ có hai mẹ con nên bao nhiêu tình yêu bà dành cả cho đứa con trai duy nhất. Từ khi Vân về làm dâu, tình cảm của chồng chị chia đôi, mẹ chồng chị đổ lỗi cho chị cái tội chiếm đoạt tình yêu của đứa con trai dành cho bà, thế là không khí gia đình ngày một trầm xuống cho tới khi V sinh cho bà đứa cháu nội kháu khỉnh, bụ bẫm. Mối quan hệ kiểu này vừa mang tính sở hữu, vừa chứa đựng những sắc thái được gọi là duy nhất. Còn nhỏ thì mẹ âu yếm, che chở cho con, nhưng khi lớn lên thì giá trị che chở, bảo vệ cho người mẹ già yếu lại càng nổi bật. Vì thế, trong trường hợp của Vân, dù có yêu chồng đến bao nhiêu cũng nên thật tế nhị, khéo léo, không nên thể hiện tình cảm với chồng một cách lộ liễu, vồ vập mà gây tổn thương đến quan hệ của người mẹ và con trai. Sự xuất hiện của Vân, với cương vị làm dâu, không nên kéo người chồng ra khỏi mối quan hệ gắn kết mẹ – con khiến cho người mẹ bị tổn thương. Mặt khác, nên gần gũi hơn với mẹ chồng, tránh cho bà nỗi lo sợ hãi mất con trai hoặc cảm giác bị bỏ rơi. Giúp bà hòa đồng với thế giới bên ngoài như đi chùa, lễ hội, ... để giải tỏa những cảm giác trống vắng. Còn trường hợp của Na, lấy chồng chưa đầy một tháng đã chạy về nhà mẹ đẻ để khóc khóc mếu mếu với cảm giác cô đơn, buồn tẻ trước con mắt dị nghị của mẹ chồng. Chả là, thuở mới về làm dâu như Na, bà mẹ chồng Na đã từng bị đối xử hà khắc, bất công. Bà thường xuyên bị gia đình nhà chồng ruồng rẫy, coi thường, khinh bỉ, vì thế, khi với cương vị là mẹ chồng, bà không những không cảm thông, chia xẻ với con dâu, mà bà còn coi đó là những chuẩn mực đạo đức của người con dâu. Bà hãnh diện với những thử thách trong cuộc đời làm dâu mà mình đã vượt qua, và bà muốn con dâu phải noi gương, vì thế, bà xét nét từng lời ăn tiếng nói, việc làm, cử chỉ của con dâu. Tất cả phải như một khuôn mẫu trước cung cách bảo thủ của bà. Sự khắc nghiệt của dư luận Khác với mẹ chồng của Na, mẹ chồng của Duyên có vẻ hiền lành hơn, nhưng có ai biết được nỗi khổ làm dâu của Duyên. Bề ngoài gia đình có vẻ hạnh phúc, Duyên ra dáng một bà chủ gia đình, cáng đáng tất cả mọi việc lớn bé trong nhà. Bà mẹ chồng thì hiền lành, cuộc sống không hề có lời ra tiếng vào với con dâu, bà cũng không hề can thiệp vào chuyện riêng tư của con cũng như việc chung trong gia đình. Nhưng thật khổ cho vợ chồng D, sau những tháng ngày nhàn rỗi, cô đơn, bà mẹ chồng rơi vào trạng thái trầm cảm, lâu dần sinh ra cục mịch, khép kín. Sự bận bựu với công việc và gánh nặng gia đình đã khiến cho vợ chồng Duyên trở thành những kẻ vô tâm, không để ý gì đến sự tàn lụi trong tâm hồn người mẹ già. Họ hàng và hàng xóm xung quanh thì trách móc Duyên mới về làm dâu đã leo lên làm mẹ chồng, áp đảo làm bà mẹ chồng phải lép vế. Thế đó, với cương vị làm dâu, giá như Duyên gần gũi hơn với mẹ chồng thì chắc hẳn sự việc không trở nên phức tạp như thế. Làm dâu thời hiện đại Mẹ chồng và nàng dâu, hai người đàn bà cùng “sở hữu” chung một người đàn ông, vì thế trong cuộc sống ắt nảy sinh nhiều vấn đề. Tuy nhiên, cùng với nhịp phát triển của xã hội, quan hệ giữa người với người cũng văn minh hơn, và không ngoại lệ, những bà mẹ chồng ngày nay nói chung cũng không quá khắt khe, họ không đòi hỏi chuẩn mực... quá cao ở các cô con dâu. Nhiều người còn tỏ ra “cảm thông”, chia sẻ với các nàng dâu của mình. Sinh ra ở một thị xã nhỏ, sau khi tốt nghiệp Đại học, Nga đã có ngay một công việc ở gần nhà. Là con gái út của gia đình, trên Nga có hai ông anh trai nên Nga được chiều chuộng từ nhỏ. Một buổi chiều trên đường dạo phố, Nga gặp Như, rồi tình yêu đến sau một thời gian qua lại. Như là một chàng trai thông minh, làm việc trong sở nông nghiệp của tỉnh, anh sinh ra ở một vùng nông thôn nghèo cách đây 30 km, cha của Như đã hi sinh khi anh còn rất nhỏ, mẹ chỉ có một mình anh để yêu thương nên dù đã gần 30 tuổi đầu mà bà còn chăm lo cho anh như một đứa trẻ. Cũng như bao người con gái khác, trước khi về làm dâu nhà Như, Nga thoáng chút lo âu mỗi khi nghĩ đến phận làm dâu của một bà mẹ chồng. Dù đã được gặp mẹ Như vài lần khi anh đưa Nga về giới thiệu, nhưng cô vẫn thấy ngài ngại. Thế rồi, khi cô thực sự về làm dâu nhà Như, và sự làm quen với cảnh “nàng dâu” cũng qua đi. Tuy hai vợ chồng Nga sống riêng ở thị xã, nhưng chủ nhật nào hai người cũng về thăm mẹ. Nga ăn vận giản dị hơn trong những lần về quê, cô không ngại mỗi khi cùng mẹ vào đun cái bếp củi, sớm hòa đồng với cảnh ở nông thôn nên được mẹ chồng và bà con cô bác khen ngợi và quý mến. Có lần nhân lúc Như đang nghỉ trưa, mẹ chồng nga tâm sự với cô: "Con có thai rồi nên đi lại ít thôi, từ nay không phải thường xuyên về với mẹ nữa, con nên dành thời gian nghỉ ngơi và dưỡng thai, con so là vất vả lắm đấy". Rồi bà chia sẻ cho Nga những kinh nghiệm của một người mẹ, khuyên Nga nên ăn uống như thế nào và những gì cần phải tránh đểõ tốt cho thai nhi... Trước khi trở lại thành phố, bà còn dặn dò con trai chu đáo rằng: "Con phải đỡ đần, chăm sóc và động viên vợ con, có làm đàn bà mới biết được khi mang thai vất vả như thế nào...". Thỉnh thoảng, khi Như tranh thủ về quê thăm mẹ, bà lại gửi cho Nga rất nhiều thứ, tuy không quen với cảnh phố xá, nhưng dăm bữa nửa tháng bà lại lên thăm các con một lần. Vợ chồng Nga đã đề ghị đón bà lên phố ở cùng cho đỡ cô quạnh, nhưng bà không chịu vì cả đời bà đã gắn bó với làng quê đó rồi. Sự quan tâm của mẹ chồng đã khiến Nga cảm thấy thật gần gũi, còn gì hạnh phúc hơn sự ấm áp và tình yêu của những người thân yêu dành cho mình. Theo phunutoday.vn(Chuyên trang Phụ nữ & Đời sống của Báo Điện Tử Người Đưa Tin)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo