Billboard
ADS_Top_Right
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Chăm sóc "cô bé" sẽ khiến bạn thoải mái, tự tin

12:30:12 15/05/2013
Gần đây, báo đài, tivi nói nhiều đến ung thư cổ tử lắm, mình chưa có chồng con gì nhưng nghe cũng thấy sợ lắm. Vốn dĩ còn trẻ, lại ít tiếp xúc với những vấn đề nhạy cảm này nên dù nghe tivi nói nhiều mà mình vẫn mù mờ. Nhiều khi, thấy mình có một vài triệu chứng lạ trước hoặc sau kì nguyệt san thôi cũng băn khoăn, không biết liệu đó có phải là một trong những triệu chứng của ung thư tử cung hay không. Mình cũng chẳng dám đến cơ sở y tế nào để hỏi cho tường tận, mình sợ các bác sĩ nghĩ rằng chưa chồng con mà lại quan tâm tới những vấn đề đó chứng tỏ mình... không đứng đắn. Đem băn khoăn này nói với bạn thân, nó bảo mình là "hâm", có thế mà cũng ngại. Trong xã hội hiện đại, việc chị em tự giác quan tâm đến sức khỏe của mình, nhất là sức khỏe phụ khoa, sức khỏe sinh sản là việc hết sức cần thiết cho dù đã có gia đình hay chưa. Thế là nó kéo mình đến một trung tâm tư vấn sức khỏe phụ nữ để gọi là "khai thông" cho mình. Khi nghe những lo lắng của mình, chị chuyên viên tư vấn buồn cười quá, bảo: "Có gì đâu mà phải ngại hả em, còn trẻ như em, bọn chị càng khuyến khích các em tìm hiểu về sức khỏe của mình để còn biết mà bảo vệ bản thân chứ". Tâm lý được giải tỏa phần nào, tôi bắt đầu chia sẻ các thắc mắc với chị. Ung thư tử cung là gì chị nhỉ? Tử cung là một cơ quan nhỏ hình quả lê bên trong khung xương chậu, bao gồm cổ tử cung, tử cung. Khi một "nàng" trứng được thụ tinh với một chú tinh binh sẽ làm tổ trong tử cung để chờ ngày phát triển và lớn dần lên. Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Đây cũng là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở phụ nữ hiện nay. Vẫn còn rất ít người biết rằng đây là ung thư có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp không hề phức tạp như tiêm ngừa để phòng tránh virus gây bệnh và khám phụ khoa, làm xét nghiệm tế bào âm đạo định kỳ. Làm sao mình biết mình có thể có nguy cơ bị ung thư tử cung ạ? Chị em nào thấy có dấu hiệu chảy máu bất thường giữa kỳ kinh nguyệt thì sẽ có nguy cơ mắc ung thư tử cung cao. Ung thư cũng có thể tấn công những phụ nữ đã có quan hệ tình dục thường xuyên trước khi 20 tuổi hoặc chị em có nhiều "đối tác" tình dục và những người kém vệ sinh bộ phận sinh dục. Các tỷ lệ mắc ung thư tử cung cao nhất rơi vào chị em ở độ tuổi 40-49. Thông thường, các trường hợp ung thư nội mạc tử cung được chẩn đoán ở phụ nữ từ 50-64 tuổi. Nó hầu như không ảnh hưởng đến những người phụ nữ dưới 40.Chị em cho em hỏi, các triệu chứng của ung thư cổ tử cung là gì ạ để em còn nhận ra nếu… chẳng may em có? Các dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư cổ tử cung bao gồm:- Chảy máu hoặc tiết dịch âm đạo không thường xuyên,- Chảy máu giữa chu kì kinh nguyệt,- Chảy máu quá nhiều trong các chu kì nguyệt san và thời kỳ mãn kinh. Nếu em gặp bất kỳ những dấu hiệu này kéo dài, em nên đi khám bác sĩ sớm. Nếu thấy những dấu hiệu trên là chắc chắn em bị ung thư cổ tử cung phải không chị? Chẩn đoán ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung phải thông qua các xét nghiệm Pap (Pap smear). Xét nghiệm Pap là xét nghiệm tế bào cổ tử cung để phát hiện sớm ung thư tử cung. Xét nghiệm này cho kết quả vô cùng chính xác trong giai đoạn ban đầu của bệnh. Nó thậm chí còn có thể hiển thị những thay đổi của các tế bào có thể phát triển thành ung thư. Xét nghiệm này chỉ kéo dài một vài phút và không gây đau đớn, có thể được thực hiện tại các phòng khám phụ khoa. Nói dễ hiểu thì xét nghiệm Pap là xem xét các tế bào ở lớp lót tử cung và những những tế bào khác trên các bề mặt cổ tử cung.Nhưng có cách nào để phòng ung thư tử cung chứ ạ? Có 2 cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung cần được thực hiện kết hợp với nhau. Đó là tiêm vắc xin HPV và xét nghiệm PAP smear theo định kì. - Tiêm ngừa HPV: Chị em cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin trong vòng 6 tháng. Nữ giới trong độ tuổi 9 - 10 đến 25 – 26 tuổi, chưa hoặc đã có quan hệ tình dục đều có thể tiêm ngừa.  - Xét nghiệm PAP smear: Xét nghiệm này giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để điều trị kịp thời, giảm nguy cơ các bất thường này tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này dành cho người đã có quan hệ tình dục và cần thực hiện mỗi năm 1 lần. Thế nếu bị ung thư tử cung rồi, là không còn cách gì chữa trị đúng không chị? Ung thư tử cung thường được điều trị thông qua bức xạ hoặc phẫu thuật. Trong các giai đoạn quặng ung thư, những thay đổi ở cổ tử cung có thể được điều trị bằng phương pháp áp lạnh phá hủy các mô bằng cách sử dụng nhiệt độ cực lạnh hoặc đốt điện. Nếu điều trị sớm và đúng cách có thể cứu vãn và duy trì được khả năng sinh sản cho chị em.Một lựa chọn khác là điều trị thông qua hormon progesterone. Phẫu thuật: Phẫu thuật cũng là một biện pháp lý tưởng để điều trị ung thư tử cung, tránh các tế bào ung thư phát triển lây lan. Phương pháp này có thể loại bỏ các mô ác tính có chứa tế bào ung thư thông qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Bức xạ: Phương pháp bức xạ chính là "tấn công dồn dập" bừng tia xạ để tiêu diệt hoặc tàn phá các tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Sau khi phẫu thuật, xạ trị có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào gây ung thư tử cung mà không thể được loại bỏ bằng phẫu thuật. Hiểu được những kiến thức nền tảng của căn bệnh đáng sợ này, mình cũng thấy giải tỏa tâm lý phần nào. Mình ngẫm thấy chị tư vấn viên đã khuyên chúng mình rất đúng, đó là duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống nhiều rau xanh, trái cây, không quan hệ tình dục bừa bãi hoặc biết tự bảo vệ mình khi có quan hệ tình dục và giữ vệ sinh cá nhân cẩn thận... sẽ giúp chị em bạn gái chúng mình bớt được khá nhiều lo lắng và nguy cơ bị ung thư tử cung đấy. Theo phunutoday.vn(Chuyên trang Phụ nữ & Đời sống của Báo Điện Tử Người Đưa Tin)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo