Billboard
ADS_Top_Right
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Đàn ông mới là phái yếu!

12:32:51 15/05/2013
Phụ nữ được gọi là “phái yếu”, “phái đẹp”. Gọi là “phái đẹp” thì đúng rồi, nhưng gọi những người bà, người mẹ, người chị, người vợ, người em gái là “phái yếu” quả là “có lỗi”. Đàn ông mới thực sự là “phái yếu”, bởi họ có nhiều lỗi lầm, khiếm khuyết, non nớt, dại dột, vấp ngã và cần cảm thông, tha thứ. Dưới đây là những lời thú nhận của chính đàn ông. Non nớt và yếu ớt Khi anh nói vậy, em đừng cho rằng anh nói giọng “nịnh đầm”, bởi đó là câu nói đã được nói ra sau nửa đời suy ngẫm. Anh và tất cả mọi người đàn ông khác, dù đó là vĩ nhân hay kẻ nghèo hèn, đều do những người phụ nữ sinh ra, nuôi nấng từ ngày cất tiếng chào đời. Không chỉ có mẹ, để phụ giúp việc chăm sóc, nuôi dưỡng những đứa trẻ, những người đàn ông tương lai còn có bà nội, bà ngoại, cô, dì. Ngày nay, còn có sự tham gia của các cô giúp việc nữa. Lớn lên một chút, khi anh được ba tuổi, anh rời vòng tay mẹ, lại sà vào lòng cô giáo. Đầu tiên là mẫu giáo nhỏ, mẫu giáo nhỡ, rồi mẫu giáo lớn, nhưng dù ở lớp nào thì vẫn là cô giáo. Ở trường anh học ngày trước, tất cả cán bộ đều là phụ nữ, kể cả nhân viên bảo vệ. Rồi “tốt nghiệp” mẫu giáo, anh vào trường tiểu học, ở đó cũng chỉ toàn là các cô giáo (chỉ trừ một thầy giáo dạy thể dục, mỗi tuần dạy lớp anh 2 tiết, nhưng anh và các bạn trong lớp không yêu thầy ấy như yêu các cô). Lên cấp hai, vẫn là các cô giáo dạy “bọn anh” là chính, còn các thầy chỉ là lác đác. Nói tóm lại, suốt thời thơ ấu, thời đi học, những người “đàn ông tương lai” như anh đều được chăm sóc, dạy dỗ bởi những người phụ nữ. Hồi trung học, bố có tham gia việc đưa anh đi học, nhưng buổi tối, mẹ là người kèm anh học, pha sữa cho anh “bồi dưỡng”, đi họp phụ huynh lớp. Mẹ là người thỉnh thoảng phải đến trường gặp thầy hiệu trưởng để nhà trường “trao đổi công việc” liên quan đến anh. Vào đại học, các bạn gái đã rất tự tin và tự lập, còn bọn con trai thì lớ ngớ lắm. Những ngày đầu sống xa nhà, bọn anh chưa quen cảnh sống một mình, không có mấy bạn gái cho nấu cơm chung, chắc các bạn trai sống vất vưởng. Rồi một ngày đẹp trời, anh gặp em, từ đó đến nay, công việc chăm sóc, nuôi dưỡng anh lại trút cả lên vai em. Dại dột và lỗi lầm Có thể nói không có người đàn ông nào không có lỗi lầm. Người thì vụng về trong việc chăm sóc bản thân, ăn mặc lôi thôi, cầu thả. Người thì vụng về trong giao tiếp, nói năng cộc lốc, tính nết ù lì, hoặc ngược lại “ba hoa chích chòe” quá mức cần thiết. Có người thì ham mê cờ bạc, rượu chè, ra đường liếc dọc, liếc ngang, có cô nào nói ngọt, nói nịnh vài câu thì cười tít mắt tưởng thật. Có thể nói “dại gái” là cái lỗi lớn nhất của đàn ông. Tóc hoa dâm rồi, gặp cô nào khéo nói, bảo rằng “anh còn phong độ, chẳng trách vợ anh hay ghen”, thế là không ít anh đàn ông tưởng mình còn hấp dẫn hơn so với vợ, thấy tiếc rẻ, ước rằng vợ mình “được một phần của cô ấy”. Đàn ông đâu biết rằng chính việc gò ép, theo dõi, nhắc nhở, uốn nắn thường xuyên của vợ mới giúp chồng thành người, chứ những lời ngọt ngào, nịnh nọt của những “người ngoài” chỉ làm hư đàn ông thôi. Một người vợ đã phải dùng thơ để nhắc nhở người chồng hay có tính “đi ngang về tắt rằng: “Bồ là lều, vợ là nhà/ Gió lớn, lều sập, mái nhà còn kia”. Nói bóng bẩy, ví von xa xôi thế mà nhiều anh chồng không hiểu, có bà vợ đã phải nói “toạc móng heo” rằng: "Một khi túi hãy còn tiền/ Thì bồ thắm thiết kề liền bên anh/ Một mai hết sạch sành sanh/ Bồ đi, vợ lại đón anh về nhà…" Cái lỗi lớn thứ hai của đàn ông chính là tính “vui đâu chầu đấy”, ai gọi cũng đi, ai mời cũng tới. Có vài cốc bia, vài củ lạc luộc mà đàn ông ngồi với nhau từ sáng đến trưa, từ xế chiều đến khuya. Ngồi vào bàn là chuyện trên trời dưới biển, hết chuyện ở cơ quan có “ai đấu ai” đến chuyện chê người nọ ngu, người kia bất tài. Rồi quanh đi quẩn lại lại về chuyện mấy em chân dài. Đang ăn cơm với vợ con mà bạn gọi đi nhậu là bỏ bát đũa đi ngay. Vừa buông bát đũa, hàng xóm gọi sang uống trà là “biến liền”, mà ở nhà có lọ chè để mốc, không uống. Đón con ở nhà trẻ về là đưa con ra thẳng quán bia gặp bạn, để con lang thang, rồi xong việc về nhà luôn, quên cả con. Nhà có việc thì ngại làm, nhưng sang nhà hàng xóm, đến nhà người khác thì ai cũng khen “chú ấy chăm chỉ”. Vợ nhờ chở đi đâu thì bảo em tự đi, hoặc đưa vợ tiền đi tắc xi, vậy mà đến cơ quan toàn tình nguyện làm “xe ôm không công”. Sĩ diện cũng là cái tính xấu của không ít anh đàn ông, cần được phụ nữ uốn nắn, giáo dục. Khi nghèo khó thì đi cắt tóc, chỉ có hai chục nghìn cũng ngửa tay xin vợ. Khi có đồng tiền thì “nhí nhảnh” đòi giữ riêng, với lý do đàn ông không có tiền thiên hạ người ta khinh. Con xin tiền đóng học thì bảo nó ra hỏi mẹ, đứa cháu xa tít mù khơi ở quê ra chơi thì xông xênh, chi tiêu hoang phí, ra vẻ “chú giàu có và rộng rãi”. Về quê không chịu đi xe máy, thuê xe con tự lái, nhưng ai hỏi cũng bảo “xe em mới mua”. Thừa nắm đấm, thiếu hoa hồng Người ta nói không ngoa rằng đàn ông sống vô tình. Sinh ra bởi phụ nữ, do phụ nữ giáo dục, dạy dỗ, vậy mà lớn lên một chút là quay ra coi thường, khinh rẻ phụ nữ. Phụ nữ nói thì gạt phắt đi, bảo “phụ nữ biết gì mà nói”. Người ta xui dại thì nghe theo, còn mẹ, vợ khuyên bảo tử tế thì chê là “sâu sắc như cơi đựng trầu” hay “đầu to như quả nho!”. Nhưng đáng trách nhất là thói gia trưởng, vũ phu. Nói với vợ những lời dịu ngọt thì bảo rằng “khách sáo”, đã là vợ chồng cần gì phải thế. Vậy mà chỉ cần vợ trái lời, nói những lời khó nghe ( dù đúng sự thật) là giơ tay lên tát tai, túm tóc. Đang ăn, bực lên là bê cả nồi cơm vứt ra sân, hất cả bát canh nóng vào mặt vợ. Giận vợ thì nhốt vào chuồng chó. Vợ không chịu nổi thói hư tật xấu của chồng, chán đời, bỏ về nhà mẹ đẻ sống vài ngày cho khuây khỏa thì tìm vợ để lao xe máy vào vợ, gây tai nạn nghiêm trọng. Bất lực trước cuộc sống phức tạp, bon chen, không làm gì được ai thì về nhà giận cá chém thớt, trút đòn roi lên đầu vợ con. Ngay cả trong “chuyện vợ chồng” cũng thô bạo, ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình. Thích lên thì đòi hỏi lấy được, bất kể vợ đang ốm đau, thai nghén. Được rồi thì “hùng hục như trâu húc mả”, làm như không vội thì chết đến nơi. Xong việc mình thì lăn ra ngủ, ngáy o o váng nhà, chẳn cần để ý đến người vợ còn đang thao thức vì cảnh “đang vui thì đứt dây đàn”. Đàn ông là giống người chưa hoàn thiện. Khi sinh ra thì còn non nớt, sống dựa vào phụ nữ. Lớn lên thì nhiều vấp ngã, lỗi lầm, phụ nữ phải liên tục uốn nắn, nhắc nhở, tha thứ. Chỉ có phụ nữ mới có đủ kiên trì, lòng vị tha, lòng trắc ẩn để chấp nhận và thương yêu đàn ông. Xin được thú tội trước “chị em”, coi đó như món quà gửi tới các bà, các mẹ, các chị, các em nhân ngày Mồng Tám Tháng Ba sắp tới gần. Theo nguoiduatin.vn
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo