- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Giá cả đang lên
Giá cả trên thị trường đang tăng nhiệt và dự báo còn tiếp tục âm ỉ, thậm chí bùng phát vào sát Tết âm lịch. Nhiều người lo ngại, khi lương thưởng của người lao động được chi trả và nhu cầu mua sắm Tết tăng mạnh sẽ khiến bão giá bùng phát ngay trong quý I.
Ngỡ ngàng vì giá vùn vụt tăng
Nhận định từ Sở Công thương Hà Nội, tính đến nay, đã có khoảng 80% nhà sản xuất, cung cấp điều chỉnh tăng giá bán hàng hóa do biến động một số yếu tố đầu vào.
Chị Hà, chủ đại lý Bánh kẹo rượu bia Hoàng Hà, 276 Khương Trung, cho biết, nhiều mặt hàng hiện nay đã ở mức giá cao: Bia Hà Nội lon có giá 210.000 đồng/két, Halida lon 240.000 đồng/két, bia Heineken 330.000 đồng/két. Các loại bánh kẹo hầu hết cũng tăng từ 10-20% so với năm trước.
Tuy nhiên, thông lệ hàng năm, càng gần áp Tết, giá càng tăng, đặc biệt là các mặt hàng được nhiều người mua, giá có thể tăng lên từ 10-30.000 đồng/két bia, bánh kẹo cũng có thể lên 10-20.000 đồng/hộp, rượu các loại cũng có thể tăng giá thêm 20-30.000 đồng/chai, nhiều loại bánh kẹo, hạt bí, hạt dẻ, bánh mứt cũng sẽ liệu sức mua mà tăng giá.
Chị Đinh Thị Hải, bán thịt gia cầm làm sẵn tại chợ Xanh, đường Nguyễn Trãi, nhăn nhó với bà khách quen đang bức xúc vì “Không sao hiểu nổi, mới vài tuần mà sao một cân vịt đắt gấp rưỡi thế này?”.
“Giá lên cả tuần nay rồi. Vịt sống giờ chúng em mua vào đã 38.000 đồng/kg, làm xong bán 45.000 đồng/kg, nhưng có ai hiểu cho đâu. Bán giá này 1.000 đồng em cũng không bớt được, có còn lãi được bao nhiêu. Muốn rẻ thì phải hết tháng 2”, chị Hải phân trần.
Khảo sát tại các chợ Hà Nội, nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống như cá, thịt, gạo đã tự động nhích giá chỉ vì lý do sắp Tết. Cá chép loại 1 kg trước đây giá từ 35-40.000 đồng/kg, nay tăng lên 45-50.000 đồng/kg.
Thịt thăn, sườn đều nhích giá từ 5.000-10.000 đồng/kg. Gạo các loại cũng tăng giá từ 500-1.000 đồng/kg. Thậm chí rau mùa đông (súp lơ, cải các loại, dưa, đậu đỗ…) đang giữa vụ nhưng cũng đội giá cao hơn từ 1.000-3.000 đồng/kg so với vài tháng trước.
Khác với thời điểm giữa năm, khi mãi lực chậm chạp, các nhà sản xuất kêu trời vì phải “úy lạo” siêu thị mới mong đưa được hàng vào bán, được bày đẹp, vị trí bắt mắt, tiện quan sát… thì dịp cuối năm này, cho dù các siêu thị đều tuyên bố sẽ không chấp nhận yêu cầu tăng giá bất hợp lý của nhà sản xuất, nhưng giá cả vẫn ào ạt tăng.
Bà Vũ Thị Hậu, Phó giám đốc chuỗi siêu thị Fivimart cho biết: “Tháng 12/2009, hệ thống Fivimart nhận được một loạt báo giá tăng từ các nhà cung cấp. Nhưng khi chúng tôi không đồng ý thì một số nhà cung cấp ngừng giao hàng. Lúc đó, chúng tôi lại buộc phải xem xét lại, bàn bạc với nhà cung cấp để thống nhất điều chỉnh xem có thể tăng được đến mức nào, thời điểm nào tăng cho hợp lý, tránh gây sốc cho người tiêu dùng”.
Chọn thời điểm để tránh mua đắt
Nhận định từ cuối năm 2009 của lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương cho rằng, giá cả thị trường Tết sẽ không tăng đột biến bởi lượng hàng cung ứng cho thị trường khá dồi dào, các địa phương đã lập quỹ dự phòng, sẵn sàng cho doanh nghiệp vay cung ứng hàng Tết, ví dụ Hà Nội chuẩn bị hơn 250 tỷ đồng, TP.HCM lập 400 tỷ đồng.
Tuy nhiên, với sức mua dịp Tết hàng ngàn tỷ đồng của 2 thành phố tiêu dùng lớn nhất nước, thì số tiền mấy trăm tỷ đồng bình ổn giá chưa thể nói trước được điều gì.
Nhận xét chung của các chủ đại lý phân phối hàng Tết là do thời điểm này còn hơn tháng nữa mới đến Tết nên chưa có mấy người đi sắm sửa, mua bán hàng Tết, nhưng giá hầu hết các mặt hàng đều đã tăng cao hơn so với Tết năm ngoái.
Dự báo sau ngày mồng 10, rằm tháng Chạp, không khí Tết tràn ngập, sức mua sắm tăng mạnh thì giá còn lên nữa, quy luật năm nào cũng vậy, chỉ khác mức tăng nhiều hay ít. Tâm lý người mua là càng đông, chen chúc thì càng phải cố mua cho bằng được, lúc đó đắt rẻ một vài chục ngàn không còn đáng quan tâm, nhưng cộng lại mỗi thứ đội giá lên một vài chục ngàn, mỗi người mua sắm phải chi thêm hàng trăm ngàn cho mỗi hóa đơn.
Sức mua tăng vọt thường là nguyên nhân xảy ra đột biến giá, song thường thì cũng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, chỉ trong một vài ngày, thậm chí nửa ngày, khiến các DN sản xuất trở tay không kịp, nhưng sẽ tác động rất lớn đến tâm lý, đáng lo nhất là tình trạng tăng giá dây chuyền.
Chưa kể, năm 2010, do tác động từ nền kinh tế phục hồi, chính sách nới lỏng chính sách tiền tệ, lượng tiền trong lưu thông tăng lên, và việc tăng lương tối thiểu đối với công chức, viên chức, tăng trợ cấp cho người nghỉ hưu và các đối tượng hưởng từ nguồn ngân sách trong lộ trình tăng lương tối thiểu, cùng những diễn biến gần đầy của thị trường, đã có không ít lo ngại về khả năng lạm phát quay lại vào năm 2010, đặc biệt là tháng trước và sau Tết âm lịch. Theo đó, dự báo nếu không có các giải pháp kìm chế sớm, lạm phát năm 2010 có thể leo lên 12-15%.
Với người tiêu dùng, để không bị “móc túi” do mua sắm vào thời điểm đắt đỏ, nên có kế họach chi tiêu và mua sắm Tết hợp lý, tránh những thời điểm nhạy cảm như quá sát Tết, hoặc những ngày nghỉ.
Theo KH&ĐS
- Chồng HH Ngọc Khánh nhận 5 năm tù (14:32:00 21/01/2010)
- 'Điên đầu' vì con ngỗ ngược (08:50:00 20/01/2010)
- Bắt kẻ từng hành hung Ngọc Sơn (08:54:00 19/01/2010)
- Giáo viên mầm non đánh ghen bằng nước sôi (09:00:00 17/01/2010)
- Cô dâu sảy thai khi đang cưới (00:04:00 15/01/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |