- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Chuyện "con nhà gia giáo đánh đập mẹ già" khép lại
Ngày 29/7, công an phường 15 đã báo cáo công an quận Tân Bình toàn bộ vụ việc. Theo đó, công an phường đã tiến hành xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng của ông Nguyễn Thanh Sơn theo nghị định 150 của Chính phủ, với mức phạt là 350 ngàn đồng.
Ra phường, mẹ chồng vẫn chửi con dâu
Biên bản họp giữa đoàn thể, chính quyền, công an và mẹ con bà Nhung ngày 23/7 còn ghi: “Trước khi tát mẹ hai cái, ông Sơn đã có cuộc cãi vã với bà Nhung hơn 20 phút. Trong cuộc cãi vã, bà đã nhắc lại nỗi đau của con trai, cho rằng cháu nội mình chết là do vợ chồng ông Sơn thất đức”. Bà Nhung cũng thừa nhận trong cuộc cãi vã ấy bà có cầm dao. Và ông Sơn, sau những lời lẽ gây uất ức của bà, đã tước dao và có hành vi phi đạo đức. Ngay trong cuộc họp, bà Nhung cũng quay qua mắng cô con dâu là: “Con đ* nhà quê”.
![]() |
Bà Nhung. |
Một số chi tiết về việc bạo hành của những người con khác đối với bà Nhung, theo Công an phường 15 là không có cơ sở để kết luận vì đây là thông tin một chiều từ bà Hồng - một cán bộ khu phố. Sau đó, khi công an khu vực và hội phụ nữ phường hỏi lại thì bà Hồng chối. “Trong biên bản họp các bên, bà Nhung cũng khẳng định chỉ bị ông Sơn đánh vào tối 26/6, không phải thường xuyên và cũng không có thêm đứa con nào đánh bà” - trung tá Bình kết luận.
Những chi tiết đầy 'băn khoăn'
Trung tá Bình còn băn khoăn rằng hành vi đánh mẹ của con bà Nhung có lẽ đã dồn nén từ những bạo hành về tinh thần mà họ phải chịu đựng từ mẹ. Những sự chịu đựng âm thầm ấy, người ngoài khó lòng hiểu được.
Ông Nguyễn Thanh Giang - con trưởng bà Nhung, sau những lời lẽ không hay về mẹ mình với phóng viên cũng nói: “Mỗi gia đình đều có những bi kịch riêng. Anh em chúng tôi cũng muối mặt về hành vi vô luân với mẹ, cũng chua xót khi phải nói ra những câu chuyện của gia đình với nhà báo”...
![]() |
Thân Thị Thuyết (con dâu bà Nhung) và Thượng úy Lưu Ngọc Vĩnh. |
Thượng úy Lưu Ngọc Vĩnh, công an khu vực nơi bà Nhung ở, bảo rằng có những điều trong vụ việc không được ghi trong biên bản, không báo cáo lên công an quận nhưng làm anh suy nghĩ rất nhiều. Đó là khi lấy lời khai, ông Sơn đã không khai bà Nhung cầm dao dọa con mà chỉ nói đó là “vật trắng trắng”. Hỏi mãi ông cũng không chịu nói. Chỉ đến khi ra họp khu phố, trước sự thừa nhận của bà Nhung, ông Sơn mới gật đầu bảo đó là dao. “Dù sao bà Nhung cũng là mẹ. Ông ấy thừa nhận hành vi phi đạo lý của mình nhưng trong lòng vẫn còn sợi dây máu mủ níu lại” - thượng úy Vĩnh trầm ngâm.
Riêng bà Nhung, dù xung khắc với con dâu nhưng khi chính quyền địa phương gợi ý nếu bà không muốn ở với con cái, chính quyền sẽ đưa bà vào trại dưỡng lão, chu cấp đầy đủ, bà đã từ chối. Bà nói bà chỉ muốn ở với vợ chồng người con út. Hàng xóm xung quanh cũng xác nhận tuy mẹ chồng nàng dâu nhiều lần sỉ vả nhau nhưng bà Nhung vẫn được cơm bưng nước rót mỗi ngày.
Tạm thời bà Nhung chưa về nhà
Nguyễn Văn Tuấn (32 Nguyễn Hiến Lê, phường 13, quận Tân Bình) - một hàng xóm cũ của bà Nhung đã nói rằng, chính ông đã chứng kiến Thạc sĩ, luật sư Nguyễn Thanh Giang tát tai mẹ mình. Khi ông Tuấn can ngăn còn bị ông Giang chửi mắng và hăm dọa. |
Công an phường 15 cho biết, công an phương 15 và các đoàn thể nhân dân đồng tình việc xử lý ông Sơn về hành vi bạo hành và giáo dục ông Sơn trước toàn thể nhân dân sau cuộc họp tổ dân phố ngày 23/7. Mọi người cũng đã góp ý cho ông Sơn về đạo đức của một con người và cách hành xử của một người có ăn học với mẹ ruột của mình.
Câu chuyện khép lại bằng việc ông Sơn và bà Thuyết nói lời xin lỗi và hứa trước nhân dân, nếu có mâu thuẫn xảy ra, thì sẽ báo chính quyền địa phương, chứ không chửi và đánh mẹ nữa.
Bà Trần Lệ Thu, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường 15 cho biết, việc bạo hành mẹ đẻ là điều không thể chấp nhận cả về mặt đạo đức lẫn luật pháp, nếu các con bà Nhung không phụng dưỡng được mẹ, thì địa phương sẽ đề xuất đưa bà Nhung đi trại dưỡng lão. Tuy nhiên, bà Nhung đã không chọn cách này. Bà vẫn muốn sống với con cháu những năm tháng cuối đời, dù chúng có lỗi lầm gì... Hiện nay, bà Nhung đã đến ở tạm nhà một người bà con tại Củ Chi để ổn định tinh thần.
Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (hiệu lực từ ngày 1/7/2008), những trường hợp chưa đến mức xử lý hành chính, hình sự thì còn có thể tiến hành góp ý, phê bình ở cộng đồng dân cư (tổ dân phố, khu phố) (điều 17). Tuy nhiên, vi phạm đạo đức xã hội có khi không bị xử lý bằng pháp luật, nhưng tạo dư luận xấu trong xã hội đến một mức độ nào đó, thì sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự. Cụ thể, đối với trường hợp Báo Phụ Nữ nêu, hoàn toàn có thể xử lý hình sự nếu những người con đánh người mẹ, gây hậu quả nghiêm trọng, cụ thể là gây bức xúc lớn trong dư luận xã hội. Hoặc những người con đó đã đánh người mẹ và từng bị xử lý hành chính (có quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý hành chính) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không phụ thuộc vào điều kiện "hậu quả nghiêm trọng" gây ra đối với người mẹ theo điều 151 BLHS về "...tội ngược đãi hoặc hành hạ mẹ..." . Con đánh hoặc chửi mắng, hành hạ về thể xác, tinh thần người mẹ mang tính hệ thống trong một thời gian và gây dư luận xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức gia đình và xã hội, thì đã được xem là gây "hậu quả nghiêm trọng", chứ không chờ gây thương tích từ 21% trở lên. Hành vi đánh đập cha mẹ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, điều 104 về tội "cố ý gây thương tích", dù thương tích ở đây dưới 11%. Pháp luật hình sự nước ta rất nghiêm khắc với hành vi này. Đối với các trường hợp khác thì dưới 11% có khi chưa cấu thành tội phạm, nhưng khi đối tượng bị xâm hại là cha mẹ, thì hẳn phải bị xử lý. Tuy nhiên để xử lý theo tội danh này, cần có yêu cầu của người bị hại (điều 105-BL TTHS - Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại). LS Nguyễn Thành Công,
Hành vi "đánh, chửi mắng thậm tệ" mẹ với những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm, dù chưa gây ra thương tích nặng nề vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 87/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ.
(GĐ Công ty Đông Phương Luật, TP.HCM)
Theo Phụ Nữ TP HCM
- Con nhà gia giáo đánh đập mẹ già: Con trai, con dâu 'trần tình' (00:24:00 31/07/2009)
- U vú nặng gần 6kg (22:54:00 30/07/2009)
- Nam sinh lớp 11 bị nghi giết chết thai phụ 8 tháng (22:54:00 30/07/2009)
- Ghen tuông cắt lìa 'của quý' chồng (13:35:00 30/07/2009)
- Hà Nội: Cao ốc gần BigC có người dính cúm A/H1N1 (15:03:00 29/07/2009)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |