- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
"Vượt cạn" trong tù
Thu đã đặt tên cho cậu con trai là Tiền, do quá uất hận khi chỉ vì tiền mà bố mẹ, anh em trai và bản thân phải vào tù do buôn bán ma tuý. Thu hy vọng cuộc đời con trai sẽ không phải khốn đốn vì tiền như các bậc phụ huynh của bé.
Giống như Thu, có hàng chục người mẹ khác cũng vừa trả án, vừa “khai hoa, nở nhụy” trong Trại giam Xuân Nguyên (Hải Phòng) chỉ vì ma tuý.
Đoàn tụ trong tù
Trong số những phạm nhân nữ đang nuôi con tại Trại giam Xuân Nguyên, Đào Thị Thu (Hải Phòng) là người trẻ nhất. Sinh năm 1975, Thu đã có 5 con, 2 đời chồng và án tù giam 9 năm về tội buôn ma tuý.
“Khi vào trại, em mới biết mình mang bầu được 2 tháng. Nhiều người thân trong gia đình đến thăm biết chuyện đã khuyên em làm đơn xin về tại ngoại để sinh con. Nhưng em thấy các chị ở trong này sinh con đều được cán bộ tạo điều kiện ăn ở chu đáo, nên quyết định sinh con trong trại. Với lại, em cũng muốn trả nợ án cho xong để làm lại cuộc đời. Em muốn đoạn tuyệt với quá khứ đen tối lắm rồi” - Thu kể.
Gia đình Thu có 3 anh em. Bố Thu trước làm công nhân ở Cảng Hải Phòng. Do đàn đúm với bạn bè tập toẹ hút sách nên ông nghiện ma tuý lúc nào không hay. So với dân nghiện ở đất Cảng, bố Thu được xếp vào diện có thâm niên cao nhất nhì. Thấy bố bán dần bán mòn của cải trong nhà theo khói thuốc, anh trai Thu chán nản bỏ nhà đi “bụi” rồi cũng bập vào ma tuý. Từ đó, trong nhà Thu có hai cữ sáng và chiều ngai ngái thơm mùi thuốc phiện của bố và anh trai. Do cả hai bố con cùng nghiện, nên bố và anh trai Thu bàn nhau mua thuốc về xé lẻ bán cho dân nghiện và tổ chức hút, chích tại nhà để lấy thuốc dùng dần. Em trai Thu khi đó mới 15 - 16 tuổi, hàng ngày chứng kiến cảnh bố, anh cùng các con nghiện khác đê mê trong cơn phê, cu cậu cũng tò mò xin “sái” thử rồi trở thành đệ tử của “nàng tiên nâu” chỉ sau một thời gian ngắn. Thu là con gái duy nhất trong nhà, không nghiện nhưng chẳng học hành đến nơi đến chốn, lấy chồng và có con khi tròn 16 tuổi.
Người đầu tiên trong gia đình Thu “xông đất” Trại giam Xuân Nguyên là mẹ cô. Đó là lần bố và các anh em trai đi vắng, mẹ Thu ở nhà bán hộ ma tuý cho các con nghiện và bị Công an Hải Phòng bắt quả tang. Nối gót vào trại giam là bố Thu và các anh em trai. Do bố mẹ nhận hết tội buôn bán ma tuý về mình, nên người anh và em trai của Thu chỉ bị án tù giam 3 năm vì tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (khi bắt trong người có 2 tép heroine).
Những tưởng tấm gương tày liếp cả gia đình kéo nhau vào tù sẽ khiến Thu “chạy mất dép” khi nghe đến 2 từ ma tuý. Thế nhưng, cái chết của anh trai ở ngoài đường do sốc thuốc không có tiền làm đám ma, gần Tết muốn đi thăm bố mẹ không có một đồng trong túi đã xúi Thu vay mượn bạn bè, họ hàng được 2 triệu mua ma tuý về xé lẻ bán cho con nghiện. Nhưng khi chưa bán được tép nào, Thu đã bị công an tóm gọn với “hàng trắng” trong người và bị xử án giam 9 năm. Thu đoàn tụ với gia đình trong trại. Điều khiến Thu day dứt nhất khi vào tù không phải là bé vừa mới sinh đang ở cùng mẹ trong trại mà chính là 4 đứa con đang ở bên ngoài xã hội.
Con gái đầu của Thu đã bỏ học ngay khi mẹ bị bắt; con thứ năm nay 16 tuổi cũng chưa biết có học được hết phổ thông không; bé thứ 3 và thứ 4 (4 tuổi và 3 tuổi) không biết có được ăn uống đầy đủ không?... Tất cả mọi thứ chung quy cũng chỉ vì hám tiền, nên gia đình Thu mới ra nông nỗi này. Vì vậy, khi vượt qua cơn chuyển dạ không người thân trong trại giam, các bác sỹ hỏi đặt tên là gì để ghi vào giấy chứng sinh; Thu buột miệng bảo là “Tiền”, với hy vọng cuộc đời của cậu con trai sẽ không phải khốn khổ vì tiền mà phải vào “bóc lịch” trong tù như ông bà ngoại, như bác, như cậu, như mẹ nó.
Cách chồng 1 tấc, vẫn phải 'vượt cạn' một mình
Đó là trường hợp của sản phụ Lê Thị Thu Huyền, sinh năm 1972 ở huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), bị Công an tỉnh Lạng Sơn bắt khi đang vận chuyển “hàng trắng” từ biên giới về Việt Nam. Vào trại tạm giam được 10 ngày, Huyền phát hiện mình có thai được 4 tuần. Chưa kịp gửi thư về thông báo cho chồng biết tin vui, Huyền đã choáng váng khi nhìn thấy chồng cúi đầu đi lầm lũi ở trại tạm giam. Sau đó, chồng Huyền thụ án chung thân còn Huyền lĩnh án 27 năm.
Huyền “vượt cạn” ở trại tạm giam Công an tỉnh Lạng Sơn. Mặc dù chỉ cách chồng đúng một dẫy nhà nhưng Huyền vẫn phải một mình vật vã trong cơn chuyển dạ. Các bác sỹ của trại giam hiểu tâm lý của Huyền nên động viên cô cố gắng “vượt cạn” thành công, vì quy định của trại giam không cho phép chồng cô đi cùng. Sau khi đã “mẹ tròn con vuông”, Ban lãnh đạo trại tạm giam đã cho phép chồng Huyền sang khu gia đình để nhìn mặt con. Con khóc, hai vợ chồng nước mắt cũng lã chã rơi vì không biết đến bao giờ, cậu con trai mới được bố bế ẵm như thế này lần nữa.
Từ ngày ấy, mỗi khi nghe tiếng trẻ con khóc trong đêm tĩnh lặng, chồng Huyền lại bật dậy, ngồi thu lu trong phòng, ruột gan như có ai cào cấu. Nhưng nếu một ngày không được nghe thấy tiếng khóc của con, chồng Huyền cũng không ngủ được vì nhớ. Vì luôn biết mình mang tù lâu án dài, bất cứ lúc nào cũng có thể chuyển trại nên vợ chồng Huyền tranh thủ từng cơ hội ở trại tạm giam để đoàn tụ với nhau, dẫu những lần đoàn tụ ấy chỉ là mỗi lúc Huyền bế con ra gặp thân nhân, đi thật chậm, thật chậm qua ô cửa chấn song nơi buồng giam của chồng. Khi bé tròn 4 tháng tuổi, hai vợ chồng Huyền cũng chia tay nhau mỗi người một trại. Mẹ con Huyền về trại giam Xuân Nguyên còn chồng Huyền vào Thanh Hoá thụ án ở trại 5.
Chung tình cảnh với Huyền là Lò Thị Mỳ (Điện Biên), thụ án chung thân vì buôn 5 bánh heroine. Cũng giống Huyền, bị bắt vào trại, Mỳ mới phát hiện mình có thai. Chính vì điều này mà cô đã oà khóc vì sung sướng, bởi Mỳ biết chắc chắn cái thai trong bụng sẽ giúp Mỳ thoát khỏi án tử hình (chính sách nhân đạo của nhà nước không xử án tử hình với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi). Vì vậy, khi “vượt cạn”, áp lực phải chuyển dạ thành công đè nặng lên tâm lý Mỳ khiến các bác sĩ trong ca đỡ đẻ cho Mỳ rất vất vả.
Cùng thời điểm đó ở trại giam, chồng Mỳ cũng đi đi lại lại trong buồng giam vì không biết vợ con mình thế nào. Anh ta chỉ thở phào nhẹ nhõm khi nghe thấy tiếng trẻ con khóc vọng ra từ khu bệnh xá trại giam. Khi PV gặp Mỳ trong Trại Xuân Nguyên, con gái Mỳ mới được 6 tháng tuổi. Mặc dù mang án chung thân, nhưng Mỳ vẫn luôn cười nói vui vẻ vì Mỳ tin vẫn còn có “ngày về”.
Trong số 11 bà mẹ đang thụ án tại Trại giam Xuân Nguyên vì tội buôn ma tuý, có đến 1/3 mang án chung thân. Tất cả các bà mẹ này đều trải qua cơn “vượt cạn” trong trại giam. Theo BS Trần Thu Thanh (cán bộ y tế của Trại giam Xuân Nguyên) mặc dù trong cơn chuyển dạ, các sản phụ đều không có người thân hỗ trợ về tinh thần, nhưng nhờ sự tận tình của các y bác sỹ nên 100% các ca đỡ đẻ trong trại giam đều thành công. Mới đây, trại giam có quy định cho phép phạm nhân gọi điện thoại về cho người thân vào các chiều thứ 7 và chủ nhật. Vì vậy, có nhiều sản phụ sinh con xong là gọi điện thoại ngay về gia đình chia sẻ niềm vui với người thân. Có những bà mẹ được gia đình đề nghị cho bé về nhà để họ chăm sóc nhưng hầu hết các mẹ đều từ chối vì không nỡ rời “khúc ruột” của mình, dẫu biết tuổi thơ của chúng vì mẹ mà phải lớn lên sau song sắt tù giam.
Đại tá Đào Huy Lộc - Giám thị trại giam Xuân Nguyên (Hải Phòng) cho biết, cũng giống như ở ngoài xã hội, các sản phụ trong tù cũng có chế độ nghỉ thai sản giống như tất cả các bà mẹ khác. Ngoài tiền trợ cấp tã lót, các sản phụ còn được nhà nước trợ cấp tiền nuôi con đến khi đứa trẻ được 36 tháng tuổi.
Để tạo điều kiện cho các bà mẹ nuôi con trong điều kiện tốt nhất có thể, Ban lãnh đạo Trại giam Xuân Nguyên đã bố trí khu gia đình ở trong khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ, có hàng cây rợp bóng, có sân chơi cho các bé trẻ nô đùa, có khu bếp nấu ăn cho các sản phụ. Để các bà mẹ được yên tâm khi đi lao động, Trại giam đã bố trí khu nhà trẻ ngay trong khu gia đình và có người giữ trẻ riêng. Các bà mẹ cũng được nghỉ lao động sớm hơn các phạm nhân khác 2 giờ đồng hồ/ngày để về chăm con.
Theo Gia Đình & Xã Hội
- Thác loạn kiểu của nữ công nhân (08:09:00 17/03/2009)
- Nghi can giết vợ, chặt xác thủ tiêu chuẩn bị ra tòa (15:57:00 16/03/2009)
- Hà Nội: Chú rể chết trước lúc động phòng (08:00:00 16/03/2009)
- Cha rao bán hai con ruột (08:01:00 13/03/2009)
- Shock với gái bán dâm (10:57:00 12/03/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |