Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Làm bố khi 14 tuổi và con trai bệnh tật

07:58:30 02/03/2009

Khi nghe con khóc hoặc vợ gọi, dù đang tuổi ăn tuổi ngủ, nhưng A Mua bật dậy, thay tã và pha sữa cho con như một người bố thực thụ.

12 tuổi, cậu bé Sùng A Mua vẫn hồn nhiên như cây cỏ núi rừng Tây Bắc. Nhà nghèo, học hết lớp 5, cậu phải bỏ học theo mẹ đi làm nương rẫy để nuôi 2 em nhỏ. Những lần theo mẹ lên nương làm rẫy đã khiến cậu bé trở thành một chàng trai vạm vỡ, biết lo toan cho cuộc sống gia đình.

Vào dịp Tết cách đây 2 năm, khi hoa mận, hoa mơ nở trắng rừng, khi những tiếng khèn, tiếng đàn môi vang lên mời gọi bạn tình của trai gái trong bản, A Mua cũng theo bạn đi chơi ném pa pao. Đây là một trong những trò chơi quen thuộc của đồng bào Mông vào những ngày xuân, ngày Tết cổ truyền. Trái pa pao được khâu từ những mảnh vải, thành những trái bóng, to chỉ bằng quả cam. Người chơi chia thành 2 tốp nam, nữ và ném bóng theo đôi.

Mấy ngày nay, nhiều bác sĩ và người nhà bệnh nhân thương hoàn cảnh đã cho hai vợ chồng quần áo và sữa cho con.

Ném pa pao là dịp để cho trai gái trong bản trao nhau nụ cười ánh mắt, để tìm kiếm hạnh phúc lứa đôi. Các chàng trai nếu mến cô gái nào, thì giữ trái pa pao để sau có cớ đến tìm bạn, hò hẹn lứa đôi.

Trên một bãi cỏ phẳng, A Mua quen với Mùa Thị Chu, một cô gái Mông hơn cậu 4 tuổi. Chu không xinh xắn, nhưng cô có vẻ đặc trưng của người con gái Mông, khỏe mạnh và hiền dịu. Mắt trao mắt, tay trao tay, A Mua tỏ tình cùng cô gái "Có muốn lấy anh không?". Cái gật đầu bẽn lẽn của cô gái đã khiến họ nên vợ nên chồng.

"Em về hỏi bố mẹ, họ bảo "ưng cái bụng thì cho cưới". Thế là cưới thôi. Nhà hai đứa cũng nghèo lắm, đám cưới chẳng có gì, bố mẹ vay mượn làm được 5 mâm cơm mời họ mạc, xóm làng", A Mua kể.

Thế là cậu trai bản 12 tuổi ngây ngô chưa từng biết đến tục chọc sàn hoặc theo bạn đi cướp vợ, đã trở thành một người chồng, một người trụ cột trong gia đình. Lấy nhau về, hai vợ chồng trẻ ở chung với bố mẹ trong một căn nhà nhỏ. Hàng ngày, A Mua theo vợ lên rẫy trồng ngô để trả nợ tiền cưới. Với người Mông, lương thực chủ yếu là ngô, người phụ nữ trở thành lao động chính trong nhà.

"Ở bản em, nhiều con trai 12 tuổi đã có vợ và có con. Thường thì phải lấy vợ ở bản khác và hơn mình từ 2 tuổi trở lên. Bố mẹ em nói lấy hơn tuổi để nó biết làm nương, làm rẫy", cậu bé hồn nhiên kể.

Nhà Chu cũng nghèo lắm, cô là chị cả của 4 đứa em. Cưới nhau, bố mẹ cũng chẳng cho được gì làm của hồi môn. Nhưng hai đứa thương nhau nên quyết tâm cưới. "A Mua cũng là người hiền lành, nó chẳng bao giờ đánh vợ cả", Chu kể, giọng Kinh của cô còn chưa sõi.

Bản Pắc Bệ C, xã Suối Tọ, nơi hai vợ chồng A Mua sinh sống cách thị trấn huyện Phù Yên, Sơn La khoảng 15km. Nếu muốn đi chợ, người dân trong bản phải đi rất xa, đi từ sáng đến tối mới về tới nhà. Nhưng người dân ở bản cậu nghèo lắm, cái nghèo quanh năm đeo bám, nhà nào cũng đông con nên chẳng có tiền đi chợ. Những đứa bé đen nhẻm nhưng cứ vươn lên như cây ngô, cây sắn mà sống.

Lúc lấy nhau về, hai đứa cũng chẳng biết làm thế nào để có con. Ba tháng đầu ngủ cạnh nhau, A Mua vẫn như một cậu trai mới lớn, chỉ biết đi làm nương về mệt là lăn ra ngủ. Bố mẹ hai bên cũng chẳng dạy chúng cách "làm thế nào để có con". Rồi từ những câu chuyện của chúng bạn mỗi lần đi chơi, A Mua mới biết thế nào là "nhiệm vụ" của một người đàn ông.

Một năm sau, niềm vui đến với cậu bé khi biết Chu đã có thai. Niềm hạnh phúc được biết mình sắp làm bố. A Mua dành hết những việc nặng để làm giúp vợ. Cậu cũng không tụ tập hay rủ nhau đi chơi tối như một số trai trong bản. Cậu đã ra dáng một trụ cột gia đình. Tết dương lịch vừa qua, A Mua hạnh phúc khi được làm bố, đứa bé trai nặng 2,6 kg đã cất tiếng khóc chào đời. Khi ấy, A Mua được 14 tuổi.

Nhưng niềm hạnh phúc chưa được bao lâu, đứa bé ra đời không đi ngoài được, quấy khóc. Chu cũng yếu và không có nhiều sữa. Cái nghèo và bệnh tật bắt đầu đeo bám họ. Đứa bé mới được vài ngày tuổi đã được đưa đi bệnh viện Phù Yên nhưng ngay sau đó phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Nhi Trung Ương.

Theo các bác sĩ ở đây, ngày 8/1, đứa bé nhập viện trong tình trạng bị viêm phế quản phổi, tắc ruột, thiếu máu... Sau 3 lần mổ, bé A Súa bé choắt, nặng dưới 2kg, hiện vẫn được nuôi bằng đường tĩnh mạch, thỉnh thoảng vẫn nôn và đi ngoài rất ít.

Những ngày tháng lay lắt ở Hà Nội, Chu và A Mua xơ xác vì không có cái ăn. Số tiền 2 triệu đồng mà cả gia đình hai bên vay mượn để đưa A Súa đi bệnh viện đã tiêu hết, chỉ riêng tiền xe đã hết 700 nghìn đồng. Hai vợ chồng bữa ăn bữa nhịn, có chiếc bánh mì cũng phải chia nhau. Không có ăn, Chu cũng chẳng có sữa để vắt cho con bú, đứa bé ngày càng suy kiệt.

Làm bố ở tuổi 14, nhưng A Mua chăm con rất khéo. Mấy ngày nay, cậu đã được một số người cho tiền để mua sữa cho con. Cậu cũng biết cách pha sữa và chăm sóc vợ một cách rất thuần thục. Thỉnh thoảng, cậu lại hỏi bác sĩ :"Bác sĩ ơi, sao em bé cứ ngủ suốt ngày vậy" rồi lại đưa tay lên mũi đứa bé, kiểm tra xem đứa bé còn thở không.

Tất cả những việc từ chăm sóc vợ, chăm con, đến giặt giũ đều một tay cậu làm. Đêm đêm, dù đang tuổi ăn tuổi ngủ nhưng khi vợ gọi dậy để pha sữa hay thay tã cho con, A Mua cũng bật dậy.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Linh, cháu bé có thể sinh thiếu tháng, hơn nữa, việc bé được thụ thai khi bố quá ít tuổi dẫn đến sức khỏe yếu. "Hiện, cháu đã ăn được nhiều hơn và sắc mặt cũng hồng hào hơn và đang có những tiến triển rất tốt ", bác sĩ Linh cho hay.

Theo VNE

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo