- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Cựu chiến binh sống 25 năm như người rừng vì "hận"
25 năm "ăn hang ở lỗ", người đàn ông có tên là Bùi Văn Toán (xóm Phiếu, xã Tiền Phong, Đà Bắc, Hòa Bình) đã quen với bóng đêm của rừng già, với những bữa ăn toàn thịt chuột và củ, quả rừng.
Sinh năm 1953, trong một gia đình có 5 anh, chị em, là con út nên ông có phần nhỏ bé hơn các anh chị. Cha mẹ mất sớm nên sau khi trở về từ chiến trường Quảng Trị, ông tới sống cùng gia đình anh ruột. Ông là người xóm đá Bia nhưng khi quyết định sống ẩn dật trong hang, lánh xa "xã hội loài người", "người rừng" mới di cư tới xóm Phiếu này. |
Không vẻ sợ hãi, ông Toán tiếp đón những người khách lạ bằng một câu dài dằng dặc mà mãi sau, phóng viên mới tóm lại và tạm hiểu, ông ấy đang chào mình. Đặt cây nứa và túi chuột rừng vừa đánh bẫy được xuống đất, ông nhanh nhẹn chặt ống nứa ra làm cốc nước.
Cái gọi là "nhà" của ông Toán chỉ là một ngách hang có đá nhô ra phía trước làm mái che mưa, nắng. "Nhà" ông có những hai chiếc giường là hai tấm ván kê vào đá hẹp chỉ nằm vừa đủ một người còm. Chiếc giường dưới thấp hơn gần đống lửa sưởi để nằm những hôm trời quang đãng. Hôm nào trời đổ mưa, hắt vào cả chiếc giường đó, ông lại chuyển lên tấm phản cao hơn ở phía trong. Khi ngủ, ông vắt hai tay lại sau lưng cho khỏi rơi xuống dưới. "Người rừng" gọi đống củi quanh năm đỏ lửa là "chăn bông" giúp ông giữ ấm suốt hơn hai thập kỷ qua.
"Ngôi nhà" nhìn có vẻ sơ sài ấy vậy mà thứ gì cũng có và còn được sắp xếp ngăn nắp lạ thường. "Phòng khách" cũng là nhà bếp là nơi đống lửa đặt giữa hang. Những chiếc ghế "salon" là mấy hòn đá xếp gọn vào một góc. Trên "tường nhà" làm từ vách đá có hẳn một "tủ thuốc gia đình". Mấy vỉ thuốc chữa bệnh thông thường được cài cẩn thận trên các khe đá nhỏ. Bồ hóng đen kịt từ bếp bốc lên, bám lấy những viên thuốc khiến chúng chẳng còn nhìn ra là màu gì, thuốc gì nữa. Phía trên "tủ rượu" gồm rất nhiều chai không ông thu thập mỗi lần uống hết là "tủ quần áo". Trên dây phơi, chiếc khăn mặt phơi ngay ngắn cạnh chiếc áo khoác rách bươm có màu khó tả, vừa đen vừa vàng ố. Lược chải đầu cũng được mắc luôn trên dây.
Trên "trần nhà" đen bóng vì lớp bồ hóng phủ lâu ngày không phải là chiếc quạt trần giống như nhà của người ở dưới xuôi mà là một nắm bông lúa ông "gặt" về và treo lên làm giống. Không chăn chiếu, màn, gối, đã hơn 20 năm nay, ông Toán vẫn "ngon giấc" bên đống lửa. Ngách hang bên cạnh là khu ông để những vại măng chua, vại dưa muối. Hôm nào không có canh (thức ăn theo cách gọi của người dân tộc), ông lại lấy măng chua ra chấm muối ớt ăn tạm. Những hũ măng được ủ trong ống nứa to, bịt kín và xếp thẳng hàng. Đằng sau "nhà" còn có cả một khu phơi vài mảnh vải tả tơi dùng để "mặc".
Quanh "nhà" ông, hầu như cây ăn quả gì cũng có, từ bưởi, xoài, cam quýt,...đến cả hàng cau đứng thẳng tắp ngay "cổng vào". Dưới gốc cau, đám hoa mười giờ vươn rộng, cài lên gốc cây những bông hoa tươi tắn. Nước ăn và sinh hoạt lấy từ suối lên được đựng trong vại là những cây nứa lớn. Mỗi lần lấy đầy hai "vại" ấy là cũng đủ nước dùng cho hai tuần. Mọi đồ vật từ những thứ đơn giản nhất tới những thứ phức tạp đều được làm từ cây rừng, chủ yếu là cây nứa. Nấu cơm trong ống nứa, đun nước, luộc rau, sắn, nấu canh, uống nước cũng bằng ống nứa, thậm chí, phích nước của ông cũng làm từ loại cây này.
25 năm ăn ở trong hang, thức ăn của ông chủ yếu là chuột, sắn, củ mài, trên rừng và tôm, cua, ốc ếch dưới suối. Kể từ khi vào ở hẳn trong rừng, tới nay, ông toán đã vài lần "chuyển nhà". Trước, ông ở trong những chiếc hang sâu và trên cao, xa nguồn nước, giờ có vẻ ông đã an phận ở cái hang trên đồi Lắn (xóm Phiếu) này.
Bữa cơm "thịnh soạn" và "sang trọng" ông Toán chuẩn bị rất nhanh để mời những người khách không quản đường xa, rậm rạp và còn lắm vắt tới thăm "thâm cung". Một buồng chuối chín vàng ươm, một ống sắn luộc và một ống thịt chuột nấu cùng hoa chuối, cả mâm cơm chỉ có vậy.
Rít thật sâu điếu thuốc lào rồi từ từ nhả những làn khói trắng từ mồm, mũi vào bầu không khí trong lành của cây cối, ông Toán chậm rãi kể về cuộc đời đầy "tiêu cực" và lý do dẫn đến cuộc sống "người rừng" trong "thâm cung" suốt hơn hai thập kỷ nay...
Chữ 'hận' của người chiến sĩ
Thật thà, chất phác, chẳng câu nệ, ý tứ khách sáo gì, ông cười hề hà khi thấy khách thắc mắc sao ông bỏ làng, bỏ bản để vào "ăn nhờ ở đợ" thần rừng, thần hang. Cái miệng ông hay cười chỉ mỗi tội hơi méo, chốc chốc lại ngậm vào ống điếu rít soàn soạt. Ông Toán kể, trước đây ông từng tham gia kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường Quảng Trị. Nhập ngũ từ năm 1970, ngày ấy, ông đã lấy máu của mình viết đơn xin đi bộ đội.
Những năm tháng ở chiến trường, nằm gai, nếm mật đã tôi luyện cho con người ông sức chịu đựng phi thường, điều đó lý giải vì sao ông có thể sống thiếu thốn trong rừng hàng chục năm như vậy. Trở về từ chiến tranh, nhà nước ghi nhận công lao của ông bằng những tấm giấy khen. Ông coi đó là vật vô giá, thứ tài sản không gì có thể mua được. Cũng chính những bằng khen, giấy khen đó đã nảy sinh nhiều tiêu cực sau này.
Chuyện gia đình "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt", anh em trong nhà không đoàn kết khiến những tờ giấy khen ấy trở thành nạn nhân. Bị xé bỏ toàn bộ giấy tờ, út Toán giận đời, hận người thân bỏ nhà lên rừng trồng cây. Cha mẹ mất sớm, ông ở cùng gia đình người anh ruột. Cảm thấy tủi thân, không còn tình cảm ruột thịt, ông lẳng lặng bỏ vào "ăn vạ" trong rừng sâu.
Nheo mắt tránh khói thuốc và khói bếp bay vào, "người rừng" nói thật: "Nhà nước công nhận công lao của tôi và trao bằng khen. Giấy khen đó họ chỉ cấp một lần, ai cấp lại lần thứ hai. Sao lại nỡ xé bỏ của tôi đi?".
Lặng im trước chuyện gia đình
Vậy là đã rõ, nguyên nhân khiến người đàn ông này gắn bó với rừng lâu như vậy chỉ vì bị xé giấy khen. Tuy nhiên, đôi mắt bình thường rất sáng bỗng trùng xuống rồi thoáng chút đượm buồn khi hỏi về vợ con.
Không hiểu vì một lý do nào đó, có thể ông muốn đào sâu chôn chặt chuyện cũ về người con gái miền xuôi theo ông lên đây làm vợ hay không muốn để người lạ biết chuyện, út Toán chẳng "hé răng" nửa lời về gia đình riêng.
Người làng Phiếu nói rằng, ông từng có vợ, còn mang cả vợ con về bản hàng mấy tháng trời. Sau đó, mẹ con họ bỏ đi tới giờ chẳng tin tức cũng chẳng quay lại. Ông cũng không nhắc đến họ nữa. Chị Đinh Thị Hoa (xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn), cháu họ ông Toán, xác nhận, cậu mình đã có vợ và một đứa con nhưng cũng không rõ tên tuổi và hiện giờ hai người này ra sao.
Nói về người di cư đến xóm mình, trưởng thôn Bùi Văn Chức, cho biết, anh em ông Toán đều thuộc hàng khá giả. Anh nào cũng có nhà cao cửa rộng, có nhà còn có cả thuyền máy. Cả làng này chẳng ai hiểu được uẩn khúc cuộc đời ông chỉ biết trước kia có một người phụ nữ miền xuôi, hình như ở Nội Bài (Hà Nội) theo ông về tận đây. Nghe đâu út Toán cưới vợ trong đơn vị và họ có với nhau một mụn con. Cuối cùng, người phụ nữ của đời ông đã mang con và bỏ ông đi mất.
Mãi tới khi cuộc trò chuyện đã đến hồi chấm dứt, phóng viên hỏi họ tên, "người rừng" mới buột miệng chêm tên mình với tên của một người phụ nữ. Ông bẽn lẽn cúi đầu nhỏ nhẹ: "Nhắc lại làm gì, người ta đã có chồng có con rồi".
Vẫn còn muốn... lấy vợ
Vẫn vẻ hài hước và hiếu khách, sau mỗi câu nói, ông Toán lại thêm vào bằng một tràng cười giòn tan cùng nhiều câu đùa tếu táo: "Tôi cười cũng có duyên ra phết đấy nhé. Vết sẹo ở miệng này là do bị ngã khi một lần vác củi từ núi xuống bây giờ mồm hơi méo thành ra lại duyên". "Người rừng" cũng hóm hỉnh thổ lộ muốn lấy vợ để có người "nâng khăn sửa túi" lúc về già. "Rồi cũng phải xuống làng ở thôi. Cũng muốn lấy vợ, có ai thì giới thiệu nhé".
Câu chuyện về cuộc đời "người rừng" tưởng như không thể dứt với những kỷ niệm ngày ở chiến trường, gặp lại đồng đội... Ông bâng quơ kể theo dòng ký ức mà như không nghe thấy thách chào về. Chỉ tới khi thấy khách đứng dậy, út Toán mới "trở về thực tại".
Con đường về ngoằn ngoèo, khúc khuỷu như chính cuộc đời bí ẩn của người đàn ông này. Lại lom khom như con tôm dưới nước, bàn chân với những ngón quặp cắm chắc vào mặt đất, út Toán tiễn khách ra về. Khu đồi Lắn dần chìm sâu vào đám cây rừng. Bóng đêm dần buông xuống như muốn nuốt chửng dáng người đàn ông đang lùi lũi dò đường quay về hang.
Theo Ngôi Sao
- Giật mình ngày 24/12 (07:44:00 24/12/2008)
- Bé gái tố cáo ông nội và 2 chú ruột giở trò đồi bại (14:54:00 23/12/2008)
- Giật mình ngày 23/12 (14:54:00 23/12/2008)
- Quán nhậu TP HCM: Chuột cống thành chuột đồng, người sau ăn thừa của người trước (00:22:00 23/12/2008)
- Tin shock ngày 22/12 (16:45:00 22/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |