- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Lưu ý khi đi chợ
Tiền polymer hay bị từ chối vì phai màu; Phố Hàng Buồm (Hà Nội): 1.000 thùng bánh kẹo hết date được bầy bán.
TP.HCM: Gần 1.000 kính mát rẻ tiền bán giá... hàng hiệu
Ngày 15/12, Chi cục Quản lý Thị trường TP.HCM đã phát hiện và lập biên bản, thu giữ hàng nghìn mắt kính, gọng kính nhái những thương hiệu kính nổi tiếng trên thế giới tại một số cửa hàng kính trên địa bàn TP.
Các cửa hàng bị phát hiện vi phạm gồm: Mắt kính Á Châu, số 699 Trần Hưng Đạo, quận 5; Việt Pháp, số 785 Trần Hưng Đạo, quận 5; Tân Tiến, số 84 Cách Mạng Tháng 8, quận 3; cửa hàng 305 Điện Biên Phủ, quận 3; cửa hàng mắt kính Điện Biên Phủ, số 182 đường Thạch Lam, quận Tân Phú.
Kiểm tra tại sạp Minh Đẹt, chợ Kim Biên, quận 5, lực lượng chức năng thu giữ 412 kính mát gọng kim loại nhãn hiệu Rayban, 247 kính mát gọng nhựa hiệu Rayban, 13 gọng kính kim loại hiệu Charmant và hàng trăm kính mát gọng nhựa, kim loại, trong đó có những thương hiệu mắt kính của Công ty Luxottica.
Những cửa hàng này đã không xuất trình được hoá đơn, chứng từ của lô hàng. Theo ghi nhận, hầu hết các loại kính này đều do Trung Quốc sản xuất. Ước tính lô hàng bị thu giữ trong ngày 15/12 có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng.
Chị Thu Hồng, chủ cửa hàng mắt kính Tân Tiến - đường CMT8, Q.3 cho biết, cửa hàng chị thường lấy giá gốc loại hàng kính xịn từ vài trăm ngàn đồng. Sau đó, chị Hồng bán cho khách hàng đôi khi lên đến vài triệu đồng.
Điều đó cho thấy, việc bán kính giá rẻ bằng giá hàng hiệu sẽ đem lại siêu lợi nhuận cho các chủ cửa hàng kính.
Theo ông Lê Xuân Đài, Chi cục phó Chi cục Quản lý Thị trường TP.HCM, hành vi bán kính nhái với giá hàng hiệu là vi phạm những cam kết quốc tế trong việc tham gia WTO của VN, gây ảnh hưởng lớn uy tín của thương trường VN đối với thế giới...
Ông Đài cho biết, thời gian tới, Chi cục Quản lý Thị trường TP.HCM cũng như các Đội QLTT các quận, huyện sẽ chú trọng nhiều hơn nữa vào công việc kiểm tra thị trường mắt kính tại TP.
Tiền polymer bị từ chối vì phai màu
Thanh toán tiền mua hàng ở Trung tâm thương mại Zen Plaza, chị Thanh Xuân đỏ cả mặt khi cô nhân viên gửi trả lại tờ 50.000đ với lý do đã có lệnh từ trên từ chối tiền bị sờn.
Rõ ràng, tờ tiền polymer 50.000đ mà chị Xuân thanh toán chỉ hơi sờn vài vạch ở giữa, chứ không mờ cả hình ảnh, chữ số như các tờ 10.000, 20.000đ. Tuy nhiên cô nhân viên bán hàng vẫn từ chối nhận: "Nhân viên đã có lệnh từ trên là không nhận tiền hơi cũ".
Nhiều người tiêu dùng ở TP HCM cũng bị tình trạng như chị Xuân. Nếu cả năm nay tờ 200đ luôn bị người bán hàng từ chối giao dịch vì mệnh giá quá nhỏ, thì nay đến lượt các tờ tiền polymer sờn, cũ không được chấp nhận. Trong khi đó, hiện chất lượng tiền polymer quá kém nên dễ bị nhòe, rách, nhàu nát.
Một ngày cửa hàng hoa quả, nước giải khát của chị Thu, quận Gò Vấp, thu về rất nhiều tờ tiền mệnh giá nhỏ, từ 10.000 đến 20.000 đồng. Tuy nhiên, chị cho biết, chất lượng những đồng tiền này ngày một xuống cấp trầm trọng khi các chữ số cũng như ảnh nhòa đi. Tờ tiền không còn độ bóng loáng, thay vào đó là mềm ra, nhàu nát và có dấu của việc bị gấp nhiều lần.
Khá bức xúc, chị Thu bày tỏ: "những đồng tiền kém chất lượng này do khách trả nhưng khi hoàn lại tiền dư cho người khác thì bị từ chối thẳng thừng". Những lúc đông khách, không kiểm tra kỹ nên chị thường nhận những loại tiền xuống sắc. Kết quả, chị phải "ôm" những đồng tiền này.
Những sản phẩm kém chất lượng này rơi vào những đồng polymer 10.000đ và 20.000đ, hiếm hoi loại mệnh giá 50.000đ và 100.000đ. Theo chủ cửa hàng Phú An Sinh, chợ Bà Chiểu, lượng lưu thông những đồng tiền mệnh giá nhỏ rất thường xuyên, người tiêu dùng lại không "nâng niu" như tờ 50.000 đồng trở lên. Với chu kỳ trao tay lớn, chất lượng tờ tiền theo đó cũng nhanh chóng giảm tuổi thọ. Đến nay, sự xuống cấp đã biểu hiện rõ và lan rộng.
Theo Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM Hồ Hữu Hạnh, những tờ tiền polymer cũ, sờn, lem, nhòe người dân có thể đem đến các Ngân hàng thương mại, sẽ được đổi miễn phí.
Ông Hạnh cho biết thêm, nếu là những nguyên nhân khách quan trong quá trình lưu thông hoặc in, đúc có vấn đề, biểu hiện cụ thể ở việc tờ tiền xuống sắc, hoa văn, chữ số, hình ảnh nhòa đi... thì khách hàng sẽ không bị thu phí khi đổi tiền. Riêng trường hợp hư hỏng xuất phát từ hành vi cố ý (đốt, biến dạng do hóa chất...) thì người đổi phải chịu 4% trên số tiền đổi nhưng không thấp hơn 2.000 đồng.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của Phó Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại TP HCM: "Khi quy định này đi đến các chi nhánh, các phòng giao dịch cũng đã ít nhiều thay đổi. Việc phân loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông khiến các nhân viên nhân hàng lúng túng".
Không ít phòng giao dịch, sau khi đổi cho khách 100 tờ tiền miễn phí nhưng khi đem về hội sở có 10 tờ bị loại và họ phải chịu phí để được đổi số tiền này, thậm chí một số tờ tiền phải mang bỏ vào kho vì không thể lưu thông được. Vì thế, tại một số phòng giao dịch, nhân viên cũng không mấy mặn mà đối với việc đổi chác.
Ngoài ra, tiền mệnh giá nhỏ 10.000đ, 20.000đ thường được lưu thông nhiều trên thị trường nên tình trạng sờn, cũ, rách rất hay thường gặp, trong khi tại các ngân hàng thương mại, lượng tiền mệnh giá nhỏ là có hạn. Không phải ngân hàng lúc nào cũng có đủ số lượng tiền để đổi khi khách hàng có nhu cầu, do đó không thể đổi tiền mới cho khách.
Hàng Buồm (Hà Nội): 1.000 hộp bánh kẹo hết date được bày bán
Hơn 1.000 hộp bánh, kẹo tại hai cửa hàng 13 và 31 phố Hàng Buồm hạn sử dụng đến ngày 1/12/2008. Tuy nhiên khi kiểm tra, cảnh sát phát hiện chủ 2 cửa hàng này là Nguyễn Thị Mai Hương và Nguyễn Bá Diện đã dán đè hạn sử dụng lên những hộp bánh kẹo trên đến năm 2009.
Cả hai khai, số hàng trên do một công ty ở tỉnh ngoài ký gửi.
Phố Hàng Buồm chuyên bán buôn các mặt hàng bánh kẹo với hàng trăm hộ kinh doanh. Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, thời gian tới sẽ cùng Chi cục quản lý thị trường liên tục kiểm tra những mặt hàng bánh kẹo, thuốc lá... trên địa bàn này.
Dân Hà Nội chỉ còn phải ăn 50% rau Trung Quốc
Lượng rau củ nhập từ Trung Quốc về Hà Nội đã giảm hơn 50% mỗi ngày so với đợt cao điểm đầu tháng 11/2008 vừa qua.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, sau gần 2 tháng rau Trung Quốc (TQ) ồ ạt tràn vào Việt Nam, đến thời điểm này, lượng rau, củ của TQ nhập vào đã giảm rõ rệt.
Cao điểm nhất là đầu tháng 11, mỗi ngày có 7 - 8 tấn rau, củ các loại được nhập về chợ đầu mối Long Biên, bây giờ chỉ còn 2-4 tấn/ngày và cũng chủ yếu là khoai tây, cà chua, hoa quả... Mặt hàng rau xanh TQ không còn nhập về nhiều nữa.
Tại cửa khẩu Lào Cai hồi tháng 11, mỗi ngày có 300 - 350 tấn rau, củ TQ nhập vào thì từ đầu tháng 12 đến nay đã giảm tới 60 - 70%. Tại các chợ biên giới như Tân Thanh, Đồng Đăng, Đông Kinh, Giếng Vuông (Lạng Sơn), lượng rau, củ TQ cũng chỉ còn 15-20% so với tháng trước.
Kiểm tra rau củ tại TP HCM
Hôm qua, đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm do ông Bùi Đức Phong, Phó chánh Thanh tra Bộ Y tế làm trưởng đoàn, đã bắt đầu tiến hành kiểm tra rau, củ, quả trong một số chợ, siêu thị TP HCM.
Mục đích của đợt kiểm tra nhằm hướng tới thị trường rau an toàn không dính hóa chất độc hại ngoài danh mục cho phép.
Điểm kinh doanh đầu tiên được đoàn đến kiểm tra là siêu thị Metro An Phú (quận 2). Tại đây, 11 mẫu rau củ đã được lấy mang kiểm nghiệm. Do Metro An Phú là siêu thị có sức cung cấp rau quả với số lượng lớn, đoàn yêu cầu Sở Y tế TP HCM lấy thêm mẫu định kỳ các mặt hàng rau, củ, quả để mang đi xét nghiệm.
Dự kiến trong sáng nay, đoàn sẽ tiếp tục kiểm tra một số cơ sở kinh doanh rau củ quả khác để lấy mẫu mang xét nghiệm.
Trước đó, trong báo cáo Sở Y tế, Chi cục Bảo vệ thực vật TP HCM, cho biết, từ ngày 15/10-15/11, chi cục đã lấy 95 mẫu rau quả trong nước và trái cây Trung Quốc ở các chợ, siêu thị... mang kiểm nghiệm. Kết quả hầu hết các mẫu trái cây Trung Quốc đều phát hiện thuốc bảo vệ thực vật và các hoạt chất không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.
Theo VnE / GĐ&XH / VTC
- Bị mắng, nổ súng vào mông vợ bạn (20:56:00 15/12/2008)
- Dùng thuốc phá thai cũng cần được bác sĩ theo dõi (15:07:00 15/12/2008)
- Sát hại dã man con gái 20 tháng tuổi vì bị chồng nghi lấy 50 nghìn đồng (14:25:00 15/12/2008)
- Bị đeo bám, 'phi công trẻ' giết 'máy bay bà già' (13:00:00 15/12/2008)
- Cho xác vào thùng rồi vất giữa đường (10:04:00 15/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |