- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Thôn "khát" đẻ ở Hà Nội
Con gái bước sang tuổi 18 mà không lấy được chồng thì được xếp vào loại đã ế. 25 tuổi nhiều chị em cũng kịp cho ra đời 3-4 đứa bé…
Câu chuyện tưởng như đùa này lại diễn ra ở thôn Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội từ nhiều năm nay. Có một điều đặc biệt là xã Tả Thanh Oai chỉ cách trung tâm Hà Nội không đầy 15km.
18 tuổi bị xếp vào diện 'gái già'
Khi chúng tôi tới đầu thôn Siêu Quần vào buổi sáng, lũ trẻ con đã ùa ra, cả lớn cả bé lố nhố. Chúng tôi bắt gặp rất nhiều hình ảnh những người mẹ trẻ bồng, bế thậm chí cắp nách, địu con trên lưng.
Người đầu tiên chúng tôi hỏi chuyện là chị Trần Thị Nhung ở ngõ 17. Chị Nhung năm nay mới 38 tuổi nhưng nhìn dáng vẻ của chị thì không khác gì cụ bà 50 với nước da nhăn nheo, lam lũ. Chừng ấy tuổi nhưng chị Nhung cũng kịp cho "ra lò" 4 bé: Con cả đang theo học lớp 9, đứa thứ 2 lớp 7, đứa thứ 3 lớp 3 và đứa út năm nay tròn 1 tuổi vẫn còn đang bế trên tay.
Hàng ngày, chị Nhung lặn lội vào các lò mổ bò rồi mua những loại thịt gân, sáo bò rồi mang bán cho những người tại thôn Siêu Quần. Còn anh chồng chị cứ hết mùa lại lên thành phố làm thuê. Việc phân công trông nom cậu ấm của chị rất rõ ràng: Buổi sáng, cô con gái thứ 2 học chiều đảm nhận trông em, tới chiều sẽ thay ca bằng cô con gái cả.
Chị Nhung cho biết: "Không riêng gì gia đình tôi mà phần lớn những cặp vợ chồng ở thôn kiểu gì cũng phải đẻ bằng được cậu con trai thì mới thôi. Vì 3 đứa con đầu là gái, nên hai vợ chồng tôi cũng rất "máu" cho việc sinh thêm cậu quý tử để khi về già còn có thằng chống gậy. Vừa nói, chị đưa tay bế lấy cậu quý tử từ đứa con gái thứ 2 và khoe: "May quá, đẻ tới đứa thứ 4, trời thương thế là có 'con giai' nối dõi rồi".
Hiền bán hoa quả trong thôn, mới 25 tuổi nhưng Hiền đã có tới 3 đứa con. Cách đây 8 năm, khi đang theo học lớp 11 (17 tuổi) thì gia đình quá khó khăn, Hiền đành nghỉ học về phụ giúp việc đồng áng cho bố mẹ. Cũng trong năm đó, có người tới dạm ngõ. Vậy là cuối năm, cô nữ sinh nghỉ học giữa chừng bước lên xe hoa... |
Theo quan niệm của người dân ở đây, con gái trong làng có độ tuổi từ 16-17 mà không đi học, không có người hỏi thì... nguy to! Bước sang tuổi 18 thì đã báo động và có thể xếp vào loại "gái già" của thôn, khó có thể kiếm được tấm chồng!
Làng ấp trứng vịt nên đẻ rặt ra vịt
Ý nghĩ phải sinh bằng được con trai nối dõi tông đường thể hiện rõ nét trong hầu hết các câu chuyện mà chúng tôi trao đổi với các cặp vợ chồng ở thôn Siêu Quần. Vì lý do này mà nhiều cặp vợ chồng "quyết tâm" sinh con thứ 3, thứ 4. Thậm chí có gia đình sinh tới đứa thứ 5 hoặc thứ 6 như anh Minh - chị Nghĩa, anh Hùng - chị Mai. Có lẽ vì lý do này mà hiện thôn này đông dân nhất xã: có tới 3.000 nhân khẩu.
Lý giải về chuyện sinh nhiều con, anh Trần Văn Hùng (33 tuổi ở ngõ 27) cho biết: "Cay cú lắm các anh, các chị ạ. Nhất là khi đi ăn cưới, ăn cỗ, nhà nào không có con trai thì bị ép ngồi mâm dưới, vì thế kiểu gì thì kiểu, em đã bàn với nhà em phải sinh bằng được cậu quý tử mới thôi".
Anh Hùng lấy vợ năm 20 tuổi, khi ấy vợ anh mới bước sang tuổi 17. Lúc ấy hai vợ chồng đã không đăng ký kết hôn vì sợ bị phạt. Hiện nay gia đình anh đã có 4 đứa con. Đứa lớn nhất năm nay đã học lớp 5, đứa thứ 2 đang theo học lớp 4, đứa thứ 3 lớp 2 và cậu con trai út đang bế trên tay. Trong câu chuyện với chúng tôi, anh hồ hởi khoe: "Đấy các bác xem, cố mãi cũng được thằng cu để nối dõi tông đường. Nếu không đẻ được con trai thì vợ chồng em vẫn phải cố cho bằng được thì mới thôi".
Anh Lê Văn Bôn (37 tuổi) cho biết thêm, mặc dù gia đình anh đã có 3 đứa con nhưng vẫn chưa có con trai nên hai vợ chồng vẫn nhất quyết sinh thêm bằng được cậu quý tử mới thôi. "Mình chẳng có chức quyền gì, suốt ngày ngồi lê ngoài chợ, có vỡ kế hoạch cũng chẳng có gì mà phạt" - anh Bôn nói.
Chị Nguyễn Thị Nga - cán bộ văn phòng của xã Tả Thanh Oai cho biết: Năm ngoái, số người sinh con thứ ba mà xã thống kê được có 10 trường hợp, phần lớn là sinh con một bề. Chị Nga cho rằng, ở Siêu Quần rất ít đám cưới chui. Những trường hợp cưới chui phần lớn do "nhỡ nhàng". Đối tượng tảo hôn thì cưới không có đăng ký, trường hợp nào xã biết thì tổ chức hẳn một đội đi vận động lùi lại, không cưới nữa mà chờ đủ tuổi mới cưới. Đặc thù là xã thuần nông, 75% dân số sống nhờ đồng ruộng, chăn nuôi, ấp trứng vịt lộn. Thu nhập mỗi người dân một năm khoảng 6 triệu đồng. Khi Hà Nội mở rộng, đất đai ở đây cũng biến động.
Dân bên ngoài đến sinh sống nhiều nên tỷ lệ dân số, sinh đẻ cũng theo đó mà tăng lên. Trao đổi với phóng viên, ông Trương Trung Quỳnh - cán bộ hộ tịch tư pháp xã Tả Thanh Oai cho biết: "Thời gian trước đây thôn Siêu Quần có tỷ lệ tảo hôn rất cao. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, tỷ lệ tảo hôn trong thôn lại giảm. Cho tới thời điểm hiện tại trên địa bàn xã vẫn chưa có trường hợp nào bị phạt do tảo hôn. Những trường hợp gia đình có con em lấy chồng chưa tới tuổi kết hôn thì chính quyền sẽ viết giấy mời lên giảng giải, tạm chưa kết hôn, chờ đến khi đủ tuổi".
Theo anh Nguyễn Văn Đám - trưởng trạm y tế xã Thanh Oai, hiện nay, số chị em trong độ tuổi sinh đẻ từ 18-25 ở thôn Siêu Quần rất cao. Trường hợp các hộ sinh con thứ 3 cũng chiếm tỷ lệ lớn nhưng chẳng có ai thống kê. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng sinh con thứ 3, thứ 4 là do hiện nay ở Siêu Quần những hủ tục, tập tục muốn có con trai để nối dõi tông đường khiến cho dân số ở đây mỗi lúc thêm đông.
Rời Siêu Quần, anh Bôn còn nói với theo: "Anh chị viết báo thì nhớ viết là Siêu Quần tiến bộ nhiều rồi nhé. Hiểm cái là vùng đất trũng ở đây thế nào toàn sinh ra vịt giời nên dân mới khổ. Có nhà khoa học nào về đây nghiên cứu làm sao để đẻ một phát ra ngay thằng cu thì mới giảm được tỷ lệ sinh con trong thôn. Làng ấp trứng vịt nên đẻ rặt ra vịt" - nói rồi anh ngoác miệng cười. Chỉ khổ cho cái thôn nhỏ bé này mà có tới hàng chục cộng tác viên dân số nhưng tỷ lệ dân số vẫn cứ tăng.
Theo KH & ĐS
- Ván bài đen tối 'ám hại' tuổi thơ (11:47:00 24/11/2008)
- Không có quy định xử lý người quá 2 con (13:57:00 21/11/2008)
- Những gia đình 'điên loạn' (16:09:00 20/11/2008)
- Rau Trung Quốc 'ngập' Hà Nội (08:37:00 20/11/2008)
- Những chuyện đau lòng trong cuộc sống (14:20:00 19/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |