Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Bé rối loạn tâm lý vì xem phim ma
13:29:44 16/05/2013
Suốt nhiều tháng nay, anh em Vũ và Sơn (Gia Lâm, Hà Nội) không dám ngủ trong phòng mình. Lúc nào hai cậu cũng cảm thấy như có ma quỷ từ một góc nào đó nhảy ra vồ mình.
Vũ học lớp 6, còn Sơn lớp 3. Hằng ngày khi bố mẹ đi vắng, hai anh em lại rủ nhau mở đĩa phim ma xem, toàn những phim rùng rợn của phương Tây. Những cảnh "nặng" làm các cậu bé sợ đến dúm người lại, túm chặt lấy nhau trên thảm nhưng vẫn mê mẩn xem. Trong một bộ phim, có con ma trốn trong tủ quần áo, rình hại người. Thế là các cậu đâm ra sợ cái tủ trong phòng mình, không dám mở ra lấy đồ. Các góc khuất tạo ra từ những đồ gỗ trong phòng cũng trở nên đầy đe dọa.
Ảnh minh họa.
Đêm, Sơn và Vũ muốn ôm nhau ngủ cho đỡ sợ, nhưng giường của hai anh em lại là giường tầng, hẹp nên không thể nằm chung. Thế là mỗi tối, hai cậu ôm chăn gối ra phòng khách thật sớm, khi bố vẫn còn ngồi làm việc ở đó, để điện sáng trưng.Đến lúc bố mẹ nhận ra sự bất thường và đưa đi khám thì tình trạng này đã kéo dài mấy tháng. Các chuyên gia tâm lý ở phòng khám Tu Na (phố Vọng, Hà Nội) chẩn đoán Vũ và Sơn bị chứng ám ảnh sợ mà thủ phạm chính là các bộ phim.
Phòng khám này đã tiếp nhận khá nhiều những trường hợp tương tự, trong đó có Hằng - một nữ sinh lớp 8 ở Nhổn (Hà Nội). Vốn nhút nhát, nhưng cô bé vẫn thích xem phim kinh dị. Hằng cảm thấy ma quỷ trong phim cũng hiện diện đâu đó xung quanh nên không dám ở một mình trong phòng. Vườn rộng, nhiều cây cối nên các buổi tối đối với cô bé trở nên kinh khủng. "Cháu nó luôn bảo với tôi là nhìn thấy ma trong vườn" - mẹ Hằng kể với chuyên gia.
Để con thoát khỏi nỗi ám ảnh từ khu vườn, bà đã mua một căn hộ. Nhưng nhà mới nằm trong một khu chung cư mới xây, chưa nhiều người chuyển đến. Nhìn dãy hành lang vắng vẻ, dài hun hút, Hằng nghĩ đến những bóng ma đang chờ mình trong thang máy hay chỗ ngoặt, nên cô cứ giật mình thon thót. Ở trong nhà một mình thì sợ, ra ngoài cũng hãi hùng không kém, tinh thần cô bé ngày một rối loạn.
Tiến sĩ Lã Thị Bưởi - Trưởng phòng khám Tu Na cho biết, phần lớn bệnh nhân ám ảnh sợ vì phim ma là trẻ lớn nhưng cũng có những cháu còn rất nhỏ, như trường hợp bé Phương, 5 tuổi, ở Hà Nội. Tình cờ nhìn thấy ma búp bê đỏ trong bộ phim mà cậu đang xem, bé kinh hoàng, từ đó trở đi sợ hãi tất cả các loại búp bê và những đồ vật màu đỏ.Thấy cậu đã copy bộ phim đó sang máy tính của bố, Phương nghĩ con ma đã chui vào máy rồi có mặt ở khắp nơi trong nhà rồi. Bố bảo đã xóa rồi, thế là con ma đã bị tiêu diệt nhưng bé không tin, không dám rời người lớn nửa bước.
Theo tiến sĩ Bưởi, sự sợ hãi khi xem phim là một stress, tạo ra sự kích thích có tính giải trí nhưng cũng dễ tác động xấu đến tâm lý còn non nớt của trẻ. Xem quá nhiều, xem những cảnh quá chấn động, trẻ sẽ bị ám thị, cảm thấy thật và ảo lẫn lộn, tưởng như những cảnh, những nhân vật trong phim là có thật, dù ngồi học hay làm gì cũng nghĩ đến những hình ảnh đáng sợ trong phim. Dần dần, trẻ bị rối loạn cảm xúc, trở nên nhút nhát, tự ti. Nếu phát hiện con bị sợ hãi vì những gì nhìn thấy trên màn hình, nên chấm dứt ngay việc xem loại phim đó. Cha mẹ cần trấn an, giải thích với trẻ rằng những điều trong phim là không có thật, thu xếp thời gian đưa trẻ đi tham quan các công viên, vườn thú, các thắng cảnh... để trẻ thấy những cảnh quan, sinh vật trong đời thực không đáng sợ.
Còn nếu sự sợ hãi của trẻ đã trở thành nỗi ám ảnh, cha mẹ cần tìm đến chuyên gia. Bằng các liệu pháp tâm lý, trẻ được thuyết phục dần để tin rằng thực tại rất an toàn.Chẳng hạn, bé Phương khi đến phòng khám nhìn thấy búp bê đã bíu chặt lấy mẹ khóc, đòi vứt búp bê đi. Trong các buổi trị liệu, nhà tâm lý đã để con búp bê ở xa để trẻ làm quen với sự có mặt của nó, rồi dần dần để gần lại. Sau đó, Phương được xem nhóm trẻ khác chơi những trò rất vui với búp bê. Đến một ngày, bé cũng sán lại xin chơi cùng và biết rằng búp bê rất đáng yêu, không có gì nguy hiểm cả.
Với trường hợp Sơn và Vũ, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên xếp lại đồ đạc trong phòng để hạn chế tạo thành các góc khuất, thay chiếc giường khác "thân thiện" hơn". Họ cũng được khuyên tạo thêm hoạt động trong phòng trẻ, bố mẹ vào đó chơi cùng con để tăng sự sống động cho căn phòng. Dần dần, bệnh của hai cậu bé đã giảm.
Để tránh chứng ám ảnh sợ hãi kể trên, cha mẹ cần kiểm soát các phim mà con xem, không nên để trẻ xem phim kinh dị . "Loại phim này chỉ giúp giải trí tức thời chứ không có giá trị giáo dục, chẳng những không cần thiết cho trẻ em mà còn có hại" - bà Bưởi nói. Với trẻ nhỏ, nên tránh để con nhìn thấy những cảnh phim đáng sợ. Nếu cha mẹ muốn xem, nên chọn thời điểm trẻ đã ngủ, hoặc vào một phòng riêng.
Theo Báo Đất Việt
Cách quản lý thời gian xem TV của trẻ Cha mẹ không nên cấm trẻ xem TV nhưng rất cần quản lý thời gian và các chương trình mà trẻ thưởng thức. Bạn cần kiên nhẫn theo dõi thời gian con xem TV để biết chúng xem nhiều hay ít. Chẳng hạn, bạn làm một cuốn sổ ghi rõ giờ bắt đầu xem, giờ kết thúc, chương trình nào trẻ thích, con học được gì qua các chương trình đó… Có thể bạn sẽ hết sức ngạc nhiên sau một tuần ghi chép cẩn thận. Thỉnh thoảng nên khuyên trẻ thực hiện “một ngày không TV”. Và nếu thời gian xem mỗi ngày giảm khoảng 30 phút thì một tháng, con bạn sẽ có thêm 15 giờ để làm nhiều việc khác có ích hơn như đọc sánh, trò chuyện với gia đình, bạn bè.Nên thay đổi vị trí đặt TV. Các khảo sát cho thấy, người ta sẽ xem nhiều hơn nếu ở một mình. Vì vậy, hãy tập cho trẻ xem chung với gia đình ở phòng khách. Không để TV trong phòng ngủ của con vì nếu vậy, trẻ sẽ xem nhiều hơn và bạn cũng không kiểm soát được trẻ xem gì. Bạn nên chọn trước chương trình, thay vì khi con đang xem mới dùng điều khiển rà soát các kênh. Có thể xem trước lịch phát sóng đăng trên báo, sau đó chỉ dẫn con xem kênh phù hợp. Kiên quyết tắt các chương trình nếu cảm thấy không phù hợp với trẻ con. Đang xem cùng con một tập phim, nếu thấy có cảnh “nóng” hay quá bạo lực, nên tắt ngay hoặc chuyển sang kênh khác cho dù con có nài nỉ. Những hình ảnh đó rất dễ làm “ô nhiễm” tâm hồn trẻ thơ. Theo Gia Đình & Xã Hội |
Tin liên quan
- 'Thả dê' trên mạng (13:47:12 16/05/2013)
- Mang thi thể bé gái trong va ly (13:47:11 16/05/2013)
- Phố Hàng Mã trước ngày Trung Thu (13:47:10 16/05/2013)
- Lớp học làm... vợ (13:47:09 16/05/2013)
- Đi tìm người đẻ thuê (13:47:07 16/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Bé rối loạn tâm lý vì xem phim ma
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo