Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

3 tháng hè "lập nghiệp"

13:30:42 16/05/2013
'Nếu ở lại đến 2/9 thì em sẽ dành một ngày vào chơi công viên Thủ Lệ. Em thích xem thú và mong một lần được đạp thuyền con vịt nhưng mai em phải về rồi'. Ba tháng hè “lập nghiệp” ở Hà Nội, đó là điều Hoàn tiếc nuối trước khi trở về nhà… Kỳ nghỉ hè cũng là dịp nhiều em nhỏ ở các miền quê từ đổ về Hà Nội làm đủ thứ việc để kiếm sống. Ít nhiều, hết kỳ nghỉ hè các em sẽ có thêm một khoản “dắt túi” góp thêm tiền mua sách vở, quần áo cho năm học mới. Vậy nhưng, nhiều em rất tiếc nuối vì đã có cơ hội đến Thủ đô mà lại phải trở về “tay không”. Gần ba tháng nay, ngày nào cậu bé Nguyễn Hữu Hoàn cũng lang thang trên chiếc xe đạp chở đồ chơi trẻ em đi bán dạo quanh khu vực Bảo tàng Dân tộc học và công viên Thủ Lệ. Hoàn quê huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá, năm nay lên lớp 8. Bố mẹ Hoàn ra Hà Nội bán dạo đồ chơi đã hơn 5 năm, nên quanh năm 3 anh em Hoàn tự chăm sóc lẫn nhau. Hai năm nay, cứ nghỉ hè Hoàn lại được “điều động” ra Hà Nội đi bán hàng cùng bố, còn mẹ em lại tranh thủ về nhà. Hoàn cho biết, những ngày cuối tuần, đông người vui chơi, bán được nhiều hàng em có có lãi hơn 50.000 đồng/ngày. Đợt nghỉ hè này, trừ tiền phòng trọ, ăn uống, Hoàn cũng kiếm được gần 2 triệu đồng. Hoàn tỏ ra lớn hơn tuổi rất nhiều: “May mà đợt cấm hàng rong vừa rồi, mấy điểm em bán không bị cấm nên công việc mới được suôn sẻ. Thế là đủ tiền cho cả mấy anh em bước vào năm học mới”. Nhưng rồi em lại bùi ngùi: “Ngày kia em về rồi, em chưa kịp đi chơi một nơi nào. Mang tiếng đã hai mùa hè em ra Hà Nội nhưng chỉ quanh quẩn ở chỗ bán hàng chứ chẳng đi đâu. Về em cũng không biết lấy gì mà khoe với hai đứa em và bạn bè trong xóm”. Bán hàng ngay trước công viên Thủ Lệ, nhưng Hoàn chưa một lần đặt chân đến trước cổng soát vé. “Vé vào cửa chỉ 2.000 đồng, nhiều hôm em muốn vào xem thú nhưng chiếc xe đạp chở đồ chơi cồng kềnh của em không biết gửi ở đâu cả, đành đứng ngoài nghìn vào. Em thích nhất là đạp thuyền con vịt nhưng chẳng biết đến bao giờ thì được ngồi” - Hoàn buồn xo. Chẳng được may như Hoàn, ít nhất còn được… “nhìn thấy cái này cái khác”, ba tháng nghỉ hè của em Nguyễn Thu Huyền chỉ quanh quẩn ở quán phở trên đường Đê La Thành (quận Đống Đa). Huyền quê ở Hạ Hòa, Phú Thọ. Mới 13 tuổi nhưng bố mẹ đã “gửi” em xuống Hà Nội giúp việc. Công việc hàng ngày của Huyền bắt đầu từ 5 giờ sáng cho đến tận 11 giờ tối, liên tục cả tuần không lấy một ngày nghỉ. Huyền kể: “Hôm mẹ nói em được xuống Hà Nội, biết là đi làm thuê nhưng em vẫn hào hứng lắm, muốn xem thủ đô thế nào. Ngày kia em đã về rồi, thế mà không biết cái gì ngoài quán phở này. Hà Nội có Lăng Bác, có công viên nhưng chẳng biết đến bao giờ em mới được đến”. Kỳ “vui chơi” không được như mong muốn nhưng ánh mắt Huyền vẫn ánh lên niềm vui vì em sẽ có một khoản tiền trước khi về nhà. “Cô chủ quán nói tiền công của em được hơn 1 triệu. Chưa bao giờ em nghe đến khoản tiền lớn như thế. Em sẽ dành mua cho anh chị mỗi người một chiếc áo. Lâu lắm rồi không ai có chiếc áo mới nào, áo cũ rách hềt rồi” - Huyền khoe. Nhà Huyền có 4 anh em nhưng chỉ Huyền và cậu em trai được đến trường. Huyền sẽ dành tiền mua sách vở cho hai chị em, còn nữa em sẽ đưa hết cho bố mẹ. Huyền tính, hè năm sau em tiếp tục xuống Hà Nội đi làm kiếm tiền “Một năm nữa em lớn hơn thế này, làm được nhiều việc sẽ kiếm nhiều tiền hơn. Chắc chắn lúc đó em sẽ dành một ngày để đi chơi cho biết đó đây”. Đang tuổi ăn tuổi học, nhiều em đã sớm phải mang trên mình nỗi lo mưa sinh. Kỳ nghỉ hè thay vì vui chơi, các em phải “bán sức” để kiếm những đồng tiền chuẩn bị cho năm học mới. Được ra thành phố nhưng những điều các em mong muốn, ấp ủ vẫn xa vời. Sẽ còn rất nhiều em trở về nhà đi học với bao nuối tiếc như Hoàn và Huyền nhưng chính những khoảng thời gian “va chạm” ở thành phố, không ít em nhận thấy mình may mắn hơn nhiều bạn cùng trang lứa. Vừa dựng chiếc xe chở đồ chơi lềnh kềnh bên lề đường, Hoàn chỉ tay về phía hai người bạn mới quen của mình đang mời khách đánh giày ở quán nước dọc công viên Thủ Lệ, nói như “ông cụ non”: “Hai bạn ấy đều trạc tuổi em, một bạn học đến lớp hai là nghỉ, bạn kia chưa từng đến lớp học ngày nào, chữ O cũng không biết nhưng tính tiền lại rất nhanh. Hoàn cảnh các bạn ấy còn khổ hơn nhà em nhiều, em thấy mình vẫn còn may mắn!”. Theo Dân Trí
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo