Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Khi người đồng tính làm "mẹ"

13:31:23 16/05/2013
Thân xác là đàn ông nhưng tâm hồn của phụ nữ, phần lớn người đồng tính luôn khát khao được yêu và che chở trong mái ấm gia đình. Họ cũng mơ ước được cái hạnh phúc bình dị của người phụ nữ bình thường là làm vợ làm mẹ.Vì không thể có con nên nhiều người đã nhận những đứa trẻ có số phận bất hạnh về nuôi nấng, đùm bọc. Căn nhà hai bố, một con Trong căn nhà nhỏ bé, ba hình hài đàn ông có số phận cô đơn, lạc loài đã tìm đến với nhau. Trong mái ấm của họ, nỗi đau vẫn còn thăm thẳm; hạnh phúc vẫn là mong manh vì tình thương của 2 người đàn ông dành cho con vẫn không thể khỏa lấp, thay thế bóng dáng một người mẹ thực sự...
Sự cô độc, lạc loài luôn là nỗi ám ảnh "dì" D.
"Dì" D. bùi ngùi nói về mái ấm "vợ chồng" đàn ông và đứa con nuôi của mình: “Già nửa đời người mải miết tìm kiếm tình yêu, thấy mình vẫn vất vưởng, cô độc - không có một mái ấm gia đình làm bến đỗ khi tuổi già bóng xế. Mình nhận cháu về làm con. Khi đó nó 11 tuổi, bố mất, mẹ đi lấy chồng khác". "Thiếu hình dáng của người phụ nữ trong mái ấm, mình luôn cố gắng dành cho cháu tình thương, sự che chở của người mẹ để khỏa lấp sự thiếu thốn tình cảm nơi con trẻ. Gọi mình là bố nhưng nó vẫn ngầm xem mình như là mẹ. Khi con gọi là bố mình cũng chạnh lòng nhưng cũng không thể bắt con gọi mình là mẹ với hình hài đàn ông được. Nhiều lúc con ốm đau chính mình cũng không thể thay thế được bàn tay chăm sóc, tình thương người phụ nữ. Thương con, tủi thân mà trào cả nước mắt" - "dì" D. chậm rãi, bắt đầu câu chuyện về cuộc đời mình. Đã 5 năm, ba người đàn ông vẫn sống bình lặng bên nhau như một gia đình thực sự. Trong con mắt người ngoài, đó là ngôi nhà của những người đàn ông giống nhau, sống bợ đỡ qua ngày. Nhưng với họ, đó là tổ ấm tình yêu của một đôi vợ chồng, nơi có tình cha mẹ với con cái, dù không biết ngày mai sẽ đến đâu. "5 năm qua, bọn mình đùm bọc, chia sẻ tình cảm như một gia đình. Cháu cũng đã lớn, tự ý thức được vị trí trong gia đình và ngầm coi chúng mình như bố mẹ của nó. Vẫn xác định một ngày nào đó chỉ còn lại hai mẹ con bên nhau vì người đàn ông kia không thể sống với mẹ con mình cả đời được. Đến lúc đó, mình chỉ còn biết cố gắng vừa làm bố vừa là mẹ cho con thôi em ạ” - "dì" D. thổn thức. Nỗi lo gạo tiền Không may mắn như "dì" D., ngôi nhà ba người đàn ông của “chị” Hiếu lại mang nặng nỗi lo cơm áo. "Chị" Hiếu rơi nước mắt nhớ lại buổi chiều khi cưu mang đứa trẻ đường phố: "Năm 2003, "chị" đi lên Bờ Hồ, thấy một đứa trẻ đói rách tả tơi nằm co quắp trên ghế đá. Mình thương đến hỏi han hoàn cảnh rồi cho nó 2.000 mua bánh mì. Như định mệnh em ạ. Nó cứ quấn quít "chị" rồi theo tận về nhà. Hoàn cảnh nó cũng đáng thương. Quê ở Quảng Xương - Thanh Hóa, bố mẹ đều đã mất. Thôi thì mình cũng một thân một mình, cuộc sống cũng chật vật nhưng nghĩ đi nghĩ lại, đến nửa đời người rồi cố gắng kiếm đứa con cho có tình thân khi về già…”. 3 năm sau, cũng trong hoàn cảnh tương tự, "chị" Hiếu lại cưu mang thêm một bé trai quê ở Hưng Yên bỏ đi lang thang do mẹ chết; ở với bố thị bị dì ghẻ ngược đãi. Kể từ ngày ấy đã mấy năm qua, 3 "mẹ con" sống nương tựa vào nhau trong căn phòng thuê ẩm mốc ở một ngõ hẻm đường Ngọc Thụy, Long Biên. Cảnh chật vật cơm áo thường nhật khiến mái ấm của "chị" Hiếu rơi vào bế tắc, ngỡ sẽ là kết cục tan nát. Nhận con về nuôi nhưng có những hôm, nhà không còn một hạt gạo, phải chạy vạy vay khắp nơi mà không "dám" để con biết vì "sợ nó tủi thân vì trở thành gánh nặng cho mình". Đắng lòng nghe "chị" chia sẻ lắm nỗi oái ăm, cùng cực trong cuộc sống. Hoạt động trong tổ chức cộng đồng phòng chống HIV/AIDS, mỗi tháng "chị" được trả lương 1,5 triệu đồng, tiền thuê nhà đã mất 800 nghìn đồng. Số còn lại ba mẹ con chật vật cơm cháo qua ngày. Thế nhưng, so với những người đồng tính khác, có được mái ấm bên hai đứa con thế này kể ra cũng đã là may mắn đối với "chị". "Những đứa con này nó cũng đáng thương, bất hạnh như mình em ạ… Chỉ có điều mình vừa là thuyền, vừa là chèo, làm sao tránh khỏi chòng chành" - "chị" Hiếu chua chát. Những đứa con là "canh bạc cuối đời"
Nước mắt của "chị" Hiếu khi tâm sự về những vất vả trong căn nhà với những đứa con nuôi 
“Không là người đàn ông, đàn bà trọn vẹn thì không thể mong có một gia đình đúng nghĩa. Nhưng sống có trời có đất, mình cứ thương yêu những đứa trẻ như con - tất nó sẽ cảm nhận được. Sống đến tuổi này "chị" không còn sợ những mất mát, tổn thương. Mất nhiều đau nhiều cả thời tuổi trẻ rồi. "Chị" không sợ những đứa trẻ phụ mình mà chỉ sợ ông trời phụ thôi. Thôi coi như những đứa con chính là canh bạc cuối đời của "chị". Chỉ sợ sức mình không còn đủ để lo được cho con đến khi nó cứng cáp, lại lỡ dở cho nó, thương cho công sức của mình”... Với những người đồng tính, để sống một cách bình ổn về tinh thần và vật chất đã là một nỗ lực lớn. Con số này chiếm không nhiều trong cộng đồng "thế giới thứ ba". Vì thế, không phải người đồng tính nào cũng dám mơ đến một tổ ấm, nơi cưu mang những đứa trẻ cơ nhỡ như "dì" D. và "chị" Hiếu. Đến ngôi nhà thuê xinh xắn của Đ. và T. ở đường TC, thấy thực sự cảm động về mái ấm nhỏ của họ. Đ. và T. đã giấu gia đình thuê nhà để được ở cùng nhau. Thời gian ba năm chưa phải là nhiều song cũng không thể nói là ít đối với những cặp vợ chồng đàn ông trong giới đồng tính. Khi hỏi có ý định nhận con nuôi để sống thực sự như một gia đình hay không thì Đ. buồn rầu chia sẻ: “Những người như Đ. không thể đòi hỏi hạnh phúc trọn vẹn như người phụ nữ bình thường. Hạnh phúc này cũng không biết kéo dài được ngày nào vì anh T. sẽ phải lấy vợ do trách nhiệm với gia đình và tương lai của anh ấy. Vì thế, chuyện con cái mình không dám mơ tới, nếu có thì chỉ khổ chúng thôi”. Theo VNN
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo