Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
"Nhịn" gì thì cũng đã "nhịn" cả rồi
13:35:30 16/05/2013
Giá xăng bất ngờ tăng khiến không ít bà nội trợ tiếp tục phải siết chặt các khoản chi tiêu trong gia đình: bớt mua sắm, tắt máy lạnh, hạn chế điện thoại, tranh thủ làm thêm để bù đắp thu nhập...
Giảm chi tiêu, bỏ hàng quán
Một kinh nghiệm tiết kiệm được các bà nội trợ cho là có hiệu quả là "xoá sổ" các khoản chi cho hàng quán ăn sẵn.
Chị Nguyễn Hồng Loan, nhân viên chi nhánh Công ty cổ phần thiết bị Bưu điện nhà máy 2 (số 3 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Hà Nội) tâm sự: “3 năm nay, lương của tôi vẫn dậm chân tại chỗ 2 triệu đồng/tháng. Thu nhập của chồng chưa đến 2 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, tiền đóng học mỗi tháng cho hai con hết 1 triệu đồng; tiền xăng xe của hai vợ chồng 600.000 đồng, tiền điện thoại tiết kiệm lắm cũng hết 400.000 đồng; tiền điện nước cũng khoảng 400.000 đồng. Chưa kể tiền đám hiếu, đám hỉ…
Ảnh minh họa: VnExpress
Với số tiền còn lại thì không đủ ăn sáng ở quán cho cả nhà. Từ trước đến nay, cái gì có thể cắt giảm được tôi đã thực hiện hết rồi: giảm điện, nước, điện thoại, bỏ ăn hàng quán. Chịu khó dậy sớm đi chợ, nấu ăn sáng cho cả nhà, cơm trưa làm sẵn hai suất để hai vợ chồng mang đến cơ quan. Phần đồ ăn còn lại làm cơm chiều. Nhưng với mức giá hiện nay, tôi đã thấy gia đình mình không kham nổi”.
Chưa lập gia đình nhưng chị Trần Thị Mai, nhân viên văn phòng Công ty Cổ phần Thái Yên Dương (117 đường Láng, Hà Nội) đã thấy “hụt hơi” vì giá. Chị Mai cho biết: “2 năm nay, thu nhập mỗi tháng của tôi chỉ dừng ở mức 1,5 triệu đồng. Độc thân, chỉ lo cuộc sống cho chính mình còn thấy khó khăn bộn bề. Tiền thuê nhà mỗi tháng 500.000 đồng, tiền xăng xe, điện thoại cũng khoảng 500.000 đồng/tháng, chưa kể ăn uống, chi tiêu"...
"Dù đã hết sức chắt bóp nhưng tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Từ nửa năm nay, các khoản mua sắm, cà phê, ăn tối cuối tuần với bạn bè đã bị cắt giảm hết” - chị Mai than thở.
Siêu thị thường tăng giá sau 1 tuần
Ông Phạm Trung Tám, Phó giám đốc Siêu thị Bài Thơ Corporation (Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay: “Thường một tuần sau khi xăng tăng giá các nhà cung cấp sẽ gửi thông báo tăng giá. Việc tăng giá xăng ở mức quá cao này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hoá".
"Trước đây, giá xăng tăng khoảng 1.500 đồng/lít, nhiều nhà cung cấp nguồn hàng sau một tuần đã không chịu nổi. Họ tới tấp gọi điện đến siêu thị đề nghị tăng giá và ngay hôm sau chúng tôi đã nhận được văn bản thông báo tăng giá. Do đó, với lần tăng giá xăng này, phản ứng của các nhà cung cấp về giá thành là điều tất yếu” - ông Tám nhận định.
Cũng theo ông Tám thì để tránh việc gây “sốc” cho các nhà sản xuất và giá cả các loại hàng hoá, tốt nhất không nên tăng giá xăng một cách bất ngờ với mức quá cao, mà tăng nhiều lần. Lần đầu tiên chắc chắn các nhà sản xuất sẽ có thông báo tăng giá nguồn hàng nhưng nếu tháng sau giá xăng lại tiếp tục tăng thì chưa chắc họ đã có thông báo. Bởi nếu cứ liên tục ra thông báo tăng giá như vậy sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng, khiến sức mua giảm sút.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội khẳng định, trong tuần sau chắc sẽ có khá nhiều nhà cung cấp gọi điện, gửi thông báo tăng giá đến các siêu thị. “Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, tôi đề nghị các siêu thị đàm phán với nhà cung cấp, nhận thông báo tăng giá phải có chọn lọc" - ông Phú nói.
Cũng theo ông Phú: Cần làm rõ yếu tố đầu vào tăng bao nhiều phần trăm để căn cứ vào đó tăng giá thành hợp lý. Nếu đàm phán không thành công sẽ tìm nguồn hàng khác để thay thế. Và ưu tiên những nguồn hàng có giá gốc. Vận động các siêu thị liên kết để mua được giá gốc. Thực hiện bài toán vận chuyển hai chiều để tránh lãng phí.
"Trong lúc này các siêu thị, trung tâm thương mại phải năng động hơn. Bên cạnh đó, Nhà nước phải có cơ quan giám sát, kiểm soát về giá. Một bài học mà nước Đức đã thực hiện khi có lạm phát rất hiệu quả là đưa ra cơ chế hình thành giá, sau đó niêm yết giá để kiểm soát nhanh hơn: Giá bán ra = giá thành sản xuất (đã được kiểm soát) + lợi nhuận trung bình (hợp lý)” - ông Phú đề xuất.
Theo Giadinh.net.vn
Không kiểm soát yếu tố tâm lý thị trường, giá sẽ vọt lên “Việc điều chỉnh giá xăng dầu tác động 0,4-0,5% chỉ số CPI. Đây mới là tác động vòng 1, tác động trực tiếp, còn tác động gián tiếp rất khó tính. Nếu chúng ta không kiểm soát yếu tố tâm lý thị trường, giá cả còn vọt lên. Vì vậy, cần sự nỗ lực, cố gắng, đồng thuận, chia sẻ của tất cả xã hội, của toàn dân và tất cả doanh nghiệp”. (Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải) Các cơ sở sản xuất, người dân đều chịu ảnh hưởng “Xăng dầu là đầu vào của tất cả các ngành và lĩnh vực nên khi giá tăng thì tất nhiên hầu hết các cơ sở sản xuất, đời sống người dân đều chịu ảnh hưởng. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành tính toán đưa ra gần 10 phương án. Dựa trên nguyên tắc ưu tiên kiềm chế lạm phát, đảm bảo kinh tế vĩ mô, ổn định an sinh xã hội. Từ đó lựa chọn phương án tối ưu nhất”. (Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh) Cần cân nhắc giữa cái “được” và “mất” “Với mức tăng xăng dầu là 31% thì tác động rất mạnh đến nền kinh tế (tác động trực tiếp, tác động gián tiếp, tác động vào tâm lý). Do đó, để thị trường không bị biến động mạnh đòi hỏi giải pháp thực hiện mệnh lệnh hành chính phải thật sự nghiêm minh, quyết liệt. Nếu tăng có lộ trình thì hiệu ứng sẽ giảm hơn. Giải pháp tốt nhất lúc này là các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc thật kỹ những chính sách đề ra, phải “được” nhiều hơn “mất”. (Ông Ngô Trí Long, Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả) Giá dịch vụ vận tải công cộng chưa tăng “Với giá xăng dầu tăng 31% như hiện nay đối với xe chạy xăng, chi phí đầu vào sẽ tăng lên 16% và chi phí cho xe chạy dầu tăng 7%. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay Hiệp hội cũng đang vận động các doanh nghiệp chia sẻ khó khăn, bình tĩnh nghiên cứu kỹ mức tăng của đầu vào, khả năng cạnh tranh để có mức tăng hợp lý. Hiệp tại các công ty, xí nghiệp vận tải công cộng cũng chưa có thông tin tăng giá dịch vụ”. (Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam - VATA) |
Tin liên quan
- Tình dục quái đản (13:52:49 16/05/2013)
- TPHCM: 'Sốt' xe đạp và xe đạp điện (13:52:41 16/05/2013)
- Đã có người chuyển sang đi xe đạp (13:52:35 16/05/2013)
- 7 tuổi tử vong do bị bố ép uống rượu (13:52:28 16/05/2013)
- Thông báo xung quanh cái điện thoại (13:52:27 16/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
'Nhịn' gì thì cũng đã 'nhịn' cả rồi
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo