Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nỗi khổ lưỡng tính

22:44:28 16/05/2013
Nhìn hình dáng bên ngoài không ai biết B. thực ra là nam giới. Từ dáng dấp đến các bộ phận trên cơ thể đều là của nữ giới. Tuy nhiên, chỉ khi xét nghiệm B. mới ngỡ ngàng khi biết mình là... đàn ông. Những trường hợp như B. sẽ được gì sau phẫu thuật? Đầu tháng 5 vừa qua, các bác sĩ của khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn đã phẫu thuật tạo hình âm đạo thành công cho bệnh nhân Trần Thị B. (36 tuổi, ở Lý Nhân, Hà Nam). Đây được coi là ca tạo hình đầu tiên thành công ở Việt Nam. Tôi là nam hay nữ? Năm nay đã 36 tuổi nhưng chị B. không dám lấy chồng. Ở quê cái tuổi này đã bị liệt vào danh sách "ê sắc". Hồi con gái không phải không có người đến hỏi mà là chị B. không dám mơ đến hạnh phúc của người phụ nữ. Cứ nghĩ đến chuyện mình không thể làm mẹ, chị lại không dám nhận lời của ai. Tuổi dậy thì, các bạn gái cùng trang lứa bắt đầu phát triển và có kinh nguyệt, chị B. cũng vẫn phát triển ngực bình thường nhưng lại không có kinh. Nhìn bên ngoài ai bảo B. là nam. (Ảnh do BS cung cấp) Lúc đó, chị nghĩ rất đơn giản mình mắc bệnh vô sinh nên không có ngày đến tháng. Thời gian qua đi, mãi đến tháng 12/2007, chị B. mới mạnh dạn tìm đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám bệnh. Chị B. đi khám cũng chỉ để tìm ra nguyên nhân vì sao không thấy kinh như bao phụ nữ khác. Sự cố gì đã khiến chị lỡ dở cả cuộc đời con gái? Kết quả thật bất ngờ, B. không có tử cung, không buồng trứng, không có âm đạo (chỉ có hình âm đạo bên ngoài, không có khoang âm đạo bên trong), bộ phận sinh dục “kết hợp” cả của nam và nữ, chỗ tiểu tiện có hình thù của dương vật, hai tinh hoàn nằm ở háng (đã bị xơ hoá)... Ngoài những thiếu sót của người phụ nữ B. lại mang thêm hai tinh hoàn và có thêm một đoạn “cái ấy” của người đàn ông. Các bác sĩ kết luận: Bệnh nhân B. bị chứng nữ hoá tinh hoàn. Với một người chỉ quen việc đồng ruộng, may vá ở quê như chị B. thì chuyện phát hiện ra những khác lạ trong cơ thể mình là rất khó. Mãi đến khi các bác sĩ thông báo kết quả, chị B. mới ngỡ ngàng. Theo lời chị B. kể lại, chị cũng cảm nhận được sự khang khác trong cơ thể từ 4 năm nay. Lần đó chị tình cờ xem một bộ phim về vấn đề này. Nhưng lần khân mãi đến tận bây giờ chị mới dám đi khám và quyết định phẫu thuật. BS Trần Thiết Sơn, Khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh pôn) - người đã trực tiếp phẫu thuật cho chị B. cho biết, ở Việt Nam đã có nhiều bệnh nhân thực hiện tạo hình âm đạo (do không có âm đạo bẩm sinh) thành công. Tuy nhiên, các ca này đều thực hiện phần lớn bằng phương pháp kinh điển như làm khuôn da ghép tự thân. Một trong những bệnh không có âm đạo, hiếm gặp là hội chứng nữ tính hoá tinh hoàn. Với trường hợp như thế, nếu dùng kỹ thuật kinh điển trên thì chưa có thành công. Đây là lần đầu tiên kíp phẫu thuật sử dụng phương pháp dùng da đùi ngoài có cuống mạch của bệnh nhân để nuôi tạo hình âm đạo mới. Phương pháp này có ưu điểm da không bị co, phần da mới ghép có cảm giác do có cuống mạch và cả thần kinh đi theo. Đây là lần đầu tiên, phương pháp này được thực hiện tại Bệnh viện Xanh Pôn, thay thế cho phương pháp tạo hình âm đạo bằng cách lấy da từ cánh tay và tạo hình âm đạo qua khuôn kinh điển, có nhược điểm phần da mới ghép dễ bị co kéo, không có cảm giác. Nói rõ hơn về ca của chị B., BS Trần Thiết Sơn cho hay: Đây là trường hợp không hiếm gặp, được gọi là nữ tính hoá tinh hoàn (Testicular feminization syndrome), nói cách khác bản chất là đàn ông nhưng biểu hiện bên ngoài hoàn toàn là nữ giới, chỉ có điều họ có hai cơ quan sinh dục nam và nữ, đó là dương vật nhỏ thoái hoá và tinh hoàn ẩn, có bộ phận sinh dục ngoài là nữ (vú, âm hộ...) nhưng không có âm đạo và buồng trứng tử cung. Đây là hình thái nặng của lưỡng giới giả nam. Bệnh nhân này không có âm đạo mặc dù cơ quan sinh dục ngoài phát triển bình thường. Tuy vậy, lưỡng giới giả nam nhẹ có thể vẫn sinh con. Phẫu thuật để được bạn tình chấp nhận Suốt 36 năm nay, chị B. sống với cơ thể không hoàn thiện của mình. Giờ đây, khi tuổi đã cao chị lại đi phẫu thuật. Phải chăng chị hy vọng sau khi phẫu thuật chị sẽ được làm đúng thiên chức của mình. BS Trần Thiết Sơn cho biết thêm, cuộc sống của họ được xác nhận là nữ mặc dù họ hiểu họ có nhiễm sắc thể XY. Họ hiểu mình không có khả năng sinh con, nhưng mong muốn ít nhất cũng có thể đáp ứng được với người mà có thể chung sống với họ. Những người đàn ông sống hay cưới những người này thường chấp nhận sự khiếm khuyết đó. Cái mà bệnh nhân loại này muốn là phẫu thuật để có thể giữ được người đàn ông chấp nhận mình. Chính vì vậy, việc phẫu thuật không phải cho mục đích thẩm mỹ vì âm đạo ở rất sâu bên trong, hơn nữa tái tạo âm đạo để bệnh nhân có thể quan hệ sex được gần như bình thường. Họ đỡ mặc cảm hơn và dễ dàng có bạn trai hơn. Tất cả những người lưỡng giới đều có nhiều bạn, nhưng thường không thể "đi xa" quá, tuổi tác càng không cho phép họ đoạn tuyệt một cách lâu dài như vậy. "Tạo hình" có lấy được khoái cảm? ’’Cần phân biệt hai loại cảm giác là nhục cảm và cảm giác tại chỗ. Khi nói cảm giác trong sex là sự kết hợp cả hai, ở người bình thường, nhục cảm do thần kinh trung ương chi phối nhưng trên nền tảng của cảm giác tại chỗ. Bệnh nhân B. hiện tại chỉ có cảm giác tại chỗ, mà nhục cảm hầu như không được hình thành rõ ràng. Chính vì vậy nhục cảm sẽ hình thành dần trong quá trình tiếp xúc với nam giới, chắc chắn không thể có khoái cảm vì không có tử cung. Sự định hình về cảm xúc hay nhục cảm chắc chắn sẽ muộn, vì vậy không thể cảm giác như người bình thường được" - Bác sĩ Sơn cho biết. Theo bác sĩ Sơn, sau khi phẫu thuật xong, nếu nhìn bên ngoài, cơ quan sinh dục âm đạo không có gì khác so với người bình thường, nhưng nếu nhìn vào sâu thì không giống lắm, vì âm đạo được cấu tạo bởi niêm mạc, còn âm đạo này làm từ da. Sau khi trở về với cuộc sống bình thường, chị B. sẽ phải tái khám 2 tháng một lần để xem màu sắc và chất lượng của da thay đổi như thế nào, cảm giác tại chỗ ra sao, quá trình liền vết mổ... Bệnh nhân cũng sẽ không phải điều trị bằng hoocmon vì kết quả kiểm tra trong cơ thể bệnh nhân chỉ chứa lượng hoocmon nam rất thấp. Tuy vậy, cơ thể của bệnh nhân chỉ sai lệch bộ phận sinh dục, còn ngoại hình cũng như tâm tính hoàn toàn là phụ nữ. Theo VietNamNet
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo