Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Đi hiến "tinh binh" mà gian nan quá

22:46:00 16/05/2013
Theo các chuyên gia về sản khoa, khảo sát mới nhất về tinh dịch đồ của các cặp vợ chồng đến khám hiếm muộn tại các BV chuyên khoa trên cả nước cho thấy, có đến 24% trường hợp bệnh nhân có tinh trùng (TT) yếu, ít và dị dạng; 10,1% quý ông không có TT. Để điều trị vô sinh cho các trường hợp này, rất cần một lượng TT từ bên ngoài hỗ trợ. Tại Việt Nam, tuy đã có ba đơn vị điều trị hiếm muộn thành lập Ngân hàng TT là BV Phụ sản T.Ư, BV Từ Dũ và Trung tâm Công nghệ phôi (Học viện Quân Y), nhưng "vốn" của các ngân hàng này lại... quá ít! Gian nan "vay vốn"... Anh M.D, ở Q.Gò Vấp, TP.HCM - cho biết: anh phải lùng sục trên mạng nhiều ngày mới tìm được một mối nhận "hiến" TT tên Th. Nói là hiến nhưng Th. kể lể hoàn cảnh khó khăn, đề nghị được hỗ trợ một khoản tiền 6 triệu đồng. Tuy nhiên, anh M.D cho biết, do vợ anh chưa thống nhất chuyện xin TT nên anh đã ngưng ý định gặp Th. Anh P.N, một người từng hiến tặng TT kể, việc đầu tiên anh phải làm là xét nghiệm máu, có kết quả tốt mới tiến hành làm tinh  dịch đồ theo hướng dẫn của bệnh viện. Sau khi giao "sản phẩm" cho bệnh  viện, "khách hàng" được hẹn sang ngày hôm sau quay lại để biết "chất lượng sản phẩm". Nếu đạt yêu cầu, người cho TT được hẹn thêm vài hôm nữa mới lấy mẫu thử TT đầu tiên. Nếu mẫu đầu tiên thành công, "khách hàng" vẫn phải cho thêm 2 mẫu nữa thì mới hoàn thành nhiệm vụ. Trong thời gian này, người hiến phải  kiêng "sinh hoạt" để đảm bảo "chất lượng hàng". Không phải ai đi hiến cũng thành công. Anh P.N cho biết, cùng đi với anh có ông do quá căng thẳng nên bỏ cuộc giữa chừng, hoặc không lấy được, hoặc sản phẩm kém chất lượng. Theo quy định, 3 tháng sau khi cho mẫu cuối cùng, "khách hàng" phải đến một lần nữa để kiểm tra các bệnh truyền nhiễm, trong đó quan trọng nhất là HIV. Nếu không phát hiện bệnh thì các mẫu TT này mới được gửi vào ngân hàng để sử dụng. Tìm hiểu tại BV Từ Dũ, chúng tôi được biết điều kiện đối với người cho TT cũng đơn giản, chỉ cần tuổi đời từ 20 tuổi đến dưới 55 tuổi, học vấn từ trung học  trở lên, không phân  biệt độc thân hay đã có gia đình, sức khoẻ bình thường... và quan trọng nhất là không được biết ai là người nhận TT của mình. Muốn "vay" phải "gửi"? BS Lê Tấn Cảnh - Trưởng phòng Nam khoa, Khoa Hiếm muộn, BV Từ Dũ cho biết: Ngân hàng TT hoạt động trên 2 nguyên tắc: người hiến vô danh: không biết và cũng không có quyền đòi hỏi được  biết người nhận TT và tự nguyện. Việc lấy mẫu TT trữ vào ngân hàng không đơn giản chút nào, vì ngoài vấn đề về sức khoẻ (phải làm một số xét nghiệm, trong đó có cả xét nghiệm về HIV), trình độ văn hóa, người cho cần phải thu xếp thời gian đến BV ít nhất 6 lần. Để tránh tình trạng cùng huyết thống, BV chỉ cho phép mỗi người chỉ được hiến tặng TT một lần trong đời. Tuy nhiên, phần lớn người đi hiến TT vẫn mang tâm lý bất an về vấn đề huyết thống khi có một đứa con của mình đang lưu lạc ở đâu đó trong cuộc đời. Cũng vì lý do này mà từ khi thành lập đến nay, ngân hàng TT luôn thiếu vốn, bởi nguồn thì không ai chịu hiến, việc lấy TT lại phức tạp và nhiêu khê. BV đã giải quyết tình trạng "ách tắc" đó bằng phương cách trao đổi, nghĩa là muốn "vay vốn" từ ngân hàng TT thì bạn bắt buộc phải vận động người quen "gửi vốn" vào. Chính vì vậy, đến nay ngân hàng mới chỉ giải quyết được cho 220 trường hợp nhận mẫu dưới hình thức này. Hiện, vẫn còn 50-60 hồ sơ xin TT nhưng ngân hàng không đáp ứng do bệnh nhân không thể tìm được nguồn "vốn" gửi, buộc phải ngừng việc điều trị. Tại Hà Nội, TS Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc BV phụ sản TƯ cho biết, tỷ lệ nam giới không có TT trong các ca vô sinh đến khám và điều trị tại BV chiếm khoảng 10% trong những ca vô sinh, nhưng số người hiến TT lại gần như không có. Hiện ngân hàng TT của bệnh viện chủ yếu lưu giữ mẫu TT của những người gửi và những mẫu hiến tặng. Tuy nhiên, số này chỉ được phép dùng cho một phụ nữ mang thai. Do vậy, số người có được TT cũng rất ít, chỉ chiếm khoảng 6% - 7% trong số người có nhu cầu. Cũng do ngân hàng không vốn nên nhiều cặp vợ chồng bị hiếm muộn cần nguồn TT phải chờ đợi rất lâu, có khi cả năm trời. Tình trạng này đã "trói tay" các BS trong điều trị, bởi kỹ thuật điều trị hiện đã hoàn thiện, chỉ thiếu "vốn" để triển khai. Theo Phụ Nữ TPHCM
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo