Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Nguy hiểm vì mua thuốc theo quảng cáo
22:47:12 16/05/2013
Bộ Y tế vừa công bố danh mục gồm 30 nhóm thuốc phải kê đơn và bán theo đơn không được phép quảng cáo, tăng 18 nhóm thuốc so với danh mục cũ.
Việc tự mua thuốc chữa bệnh mà không cần kê đơn của bác sĩ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh, nhất là trẻ nhỏ. Theo giới chuyên môn, quảng cáo thuốc trên truyền hình, báo chí, tờ rơi... ngày càng nhiều với đủ các chủng loại thuốc như thuốc bôi, thuốc uống đến “thần dược” giảm cân, thậm chí có cả những loại thuốc bị cấm quảng cáo.
Suýt tử vong do tự ý dùng thuốc
Từ đầu năm 2008 đến nay, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 TPHCM đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhập viện do ngộ độc thuốc, trong đó có 3 ca do người nhà tự ý cho trẻ uống thuốc theo quảng cáo. Bệnh nhi L.T.H.L, 9 tuổi, được đưa vào BV trong tình trạng vật vã bứt rứt, tiếp xúc kém, nói nhảm, đỏ da mặt và toàn thân, quơ quào tay chân, đồng tử dãn to 4-5 mm (bình thường 2-3 mm), nhịp tim nhanh, tăng thân nhiệt sau khi uống 2 liều thuốc cách nhau 3 giờ. Trước đó một ngày, bệnh nhi này bị sốt, ho, sổ mũi, ói nên người nhà đã cho em uống 4 loại thuốc bao gồm Amoxicillin 500 mg, Terfanedine 60 mg, Paracetamol 325 mg, Alumina (tự mua ở hiệu thuốc tây). Các bác sĩ chẩn đoán em uống quá liều thuốc tác dụng kháng đối giao cảm do loại thuốc Terfanedine và Alumina (có chứa atropine sulfate 0,2 mg) gây ra.
Bệnh nhi khác là N. D. Kh, 6 tháng tuổi, nhập viện do uống thuốc quá liều nhằm điều trị nôn trớ khi bú, sau một giờ bị trợn mắt, ưỡn cổ, ưỡn người. Các bác sĩ cho biết đây là tác dụng phụ của thuốc chống nôn Metoclopramide (biệt dược là primperan). Thay vì cho trẻ uống chỉ 1/20 viên (0,1mg/kg/lần, trẻ 6 kg), người nhà cho trẻ uống 1/4 viên vì tự ý mua ở hiệu thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ nên đã gây ra tác dụng phụ của thuốc do quá liều. Bệnh nhi được người nhà đưa cấp cứu kịp thời nên đã vượt qua cơn nguy hiểm.
Thuốc được quảng cáo ngày càng nhiều
Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, phản ứng thuốc nếu nhẹ chỉ là nổi mề đay, mẩn ngứa, hoại tử da...; nặng hơn, bệnh nhân có thể tử vong. Đáng nói là nhiều trường hợp bị phản ứng từ chính những thuốc được phép quảng cáo như: thuốc cảm cúm, giảm đau.
TS Nguyễn Tiến Dũng cảnh báo, ngay cả đối với những loại thuốc như Decolgel, việc dùng thuốc cũng cần có chỉ định và hiểu biết. Nếu dùng quá thời gian cho phép có thể gây hoại tử gan và ảnh hưởng đến tính mạng người sử dụng. Tình trạng dị ứng thuốc có thể xảy ra với bất kỳ loại thuốc nào từ thuốc uống, bôi, tiêm. Thậm chí thuốc bổ, nhỏ mũi, nhỏ mắt cũng có thể gây dị ứng với người dùng...
Thực tế có nhiều loại thuốc không được phép quảng cáo nhưng doanh nghiệp vẫn tìm cách thông tin đến bệnh nhân thông qua bác sĩ hoặc quảng cáo bằng tờ rơi rải tại các hiệu thuốc. Thậm chí nhiều doanh nghiệp dược quảng cáo trá hình bằng các bài viết hướng dẫn cách phòng chữa bệnh, thư cảm ơn của bệnh nhân...
Theo GS-TSKH Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Hen, Dị ứng, Miễn dịch lâm sàng VN, hiện các loại thuốc đông, tây y được quảng cáo rầm rộ về những tác dụng “thần kỳ” trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến nhiều người khi có bệnh đã tự ý tìm mua thuốc về điều trị mà không cần có chỉ định của bác sĩ.
Bộ Y tế vừa công bố danh mục gồm 30 nhóm thuốc phải kê đơn và bán theo đơn, tăng 18 nhóm thuốc so với danh mục cũ, trong đó có những nhóm thuốc trước đây vốn được mua bán tự do. Những loại thuốc nằm trong danh mục thuốc kê đơn và bán theo đơn không được phép quảng cáo.
Theo nld.com.vn
Gia tăng vi phạm về quảng cáo thuốc Theo Cục Quản lý dược, việc quản lý thông tin quảng cáo càng trở nên khó khăn khi sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng mạnh. Năm 2007, số doanh nghiệp dược vi phạm quy chế thông tin quảng cáo đã tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Các vi phạm chủ yếu là quảng cáo không đúng với hồ sơ đăng ký, sử dụng lợi ích vật chất để thúc đẩy sử dụng thuốc, quảng cáo dưới hình thức đố vui, giải trí trên truyền hình, quảng cáo bằng tờ rơi... |
Tin liên quan
- Làm mẹ tuổi trăng rằm (23:04:40 16/05/2013)
- Ông bà Smith mua đồ chơi cho con (23:04:39 16/05/2013)
- Lưu Gia Linh diện đồ bầu (23:04:38 16/05/2013)
- Mỹ Vân về 'phom' sau sinh (23:04:37 16/05/2013)
- Bé 9 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh dã man (23:04:30 16/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Nguy hiểm vì mua thuốc theo quảng cáo
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo