Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Vô sinh vì "đồ nhóc"

22:51:00 16/05/2013
Quần ôm, áo bó được nhiều cặp đôi ưa thích vì trẻ trung và gợi cảm, nhưng ngoài cái lợi về thẩm mỹ, quần áo bó sát người có thể trở thành thủ phạm của nhiều bệnh nguy hiểm có biến chứng gây vô sinh... Mặc chật - “Siết cổ” tinh binh Theo các chuyên gia về hiếm muộn thì khi bác sĩ phân tích về nguyên nhân gây muộn con, không ít chàng trai mồm há hốc vì ngạc nhiên. Họ không thể tin, thói quen mặc theo mốt thời thượng lại có thể ảnh hưởng đến sự duy trì thế hệ tương lai. Còn không ít bà vợ lại tím mặt vì giận khi biết nguyên nhân gây nên hiếm muộn lại chỉ vì lý do hết sức ngớ ngẩn này. Trước cửa phòng khám hiếm muộn, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, anh Mã Tuấn S, ngõ 5 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, thở phào nhẹ nhõm khi biết được nguyên nhân gây chậm trễ việc có con của vợ chồng anh. Anh S tâm sự: “Suốt cả đoạn đường đến bệnh viện, tôi liên tục nổi da gà vì nghĩ đến những nguyên nhân gây hiếm muộn không thể cứu vãn nổi. Nhưng bây giờ thì tốt rồi, tôi sẽ có em bé sau khi thay đổi lại cách vận quần áo. Nhưng thật sự tôi không thể tin ý thích mặc đồ bó sát người của mình lại có tác hại lớn đến như vậy. Bác sĩ nói do tôi thường xuyên mặc quần bò ép chặt cơ quan sinh dục nam, gây bí hơi, không có lợi cho sự sinh tồn của “tinh binh”. Do đó, gây nên sự khó thụ thai ở bà xã. Vì nhiệt độ bình thường cần cho “túi hạt” phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 3- 4 độ C. Trong khi tôi mặc quần bò khiến nhiệt độ của “túi hạt” cao hơn nhiều nhiệt độ bình thường”. Tạo dáng thể thao: Suýt thì trả giá đắt Chị Trịnh Thị H, ngõ 443/104 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội thì đã gần một tuần nay giận dỗi với chồng khi biết được nguyên nhân gây chậm có con là do chồng mặc đồ chật. Anh T (chồng chị H) vừa cười làm trò xoa dịu cơn giận ở vợ, vừa bộc bạch: “Khổ quá, tôi chỉ sơ ý gây nên tội. Tôi chơi thể thao nên thường yêu cầu vợ chọn cho những loại quần nhỏ mặc bó sát để dễ dàng hơn trong việc di chuyển. Không ngờ chuyện mặc để thuận lợi cho công việc lại ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Chúng tôi lấy nhau đã hơn hai năm, không hề sử dụng bất kỳ biện pháp tránh nào nhưng nhà vẫn vắng tiếng trẻ. Năm đầu tiên, vợ chồng tôi cũng đi khám sức khoẻ rất kỹ lưỡng, các kết luận đều cho thấy sức khoẻ cả hai hoàn toàn bình thường. Một năm qua đi vẫn không có tin vui, tuần trước chúng tôi phải xin nghỉ phép, vào tận bệnh viện Từ Dũ TP Hồ Chí Minh để kiểm tra. Kết quả xét nghiệm, khám bệnh vẫn hoàn toàn bình thường. Các bác sĩ lần lượt phỏng vấn riêng từng người và bắt được thủ phạm chính là những chiếc quần “nhỏ” của tôi. 70% quý ông có... vấn đề “chỗ ấy”
Cách phòng hiệu quả - Mặc đúng size (không để lại vết lằn trên da), chất liệu quần áo và nội y phải thoáng mát (cot- ton) - Luôn giữ khô ráo vùng kín: dùng khăn giấy lau khô sau khi đi vệ sinh, tắm rửa - Khi có mụn mủ, viêm nang lông vùng kín, cần đi khám và điều trị, không tự ý nặn cho mụn mủ vỡ ra - Thay băng vệ sinh thường xuyên, không để ẩm ướt vì máu là môi trường thuận lợi cho vi trùng phát triển.
Theo BS. Hồ Mạnh Tường, khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ thì quần áo bó sát rất có hại cho sức khỏe nam giới. Cơ quan sinh dục ngoài của nam bao gồm bìu và dương vật. Bìu là một cái túi nhỏ chứa hai tinh hoàn và mục đích của nó là giữ tinh hoàn ở nhiệt độ thấp hơn khoảng 2,5 độ C so với nhiệt độ cơ thể. Việc sản xuất tinh trùng rất nhạy cảm với nhiệt độ. Cơ thể có cơ chế riêng để duy trì sự chênh lệch nhiệt độ này, đảm bảo để tinh trùng được sản xuất bình thường. Khi nhiệt độ môi trường lên cao, cơ của bìu sẽ giãn ra và tinh hoàn được kéo xa khỏi cái nóng của cơ thể. Trái lại, khi nhiệt độ môi trường hạ, các cơ của bìu co lại, giữ cho nhiệt độ của tinh hoàn thấp hơn cơ thể 2,5 độ C. Tiêu chuẩn bình thường về mật độ “tinh binh” trong tinh dịch của nam giới là trên 60 triệu/ml. Tuy nhiên, trên 70% người chồng đến khám hiếm muộn tại bệnh viện đều có lượng tinh dịch đồ dưới mức bình thường. Trong đó, các nguyên nhân làm giảm số lượng “tinh binh” có thói quen mặc quần chật. Do đó, để cải thiện tình hình, những đức lang quân này nên ưu tiên loại đồ dễ hút mồ hôi, quần phải thoải mái, thoáng mát”. Độn “vòng ba”, thít “cô nhỏ” có thể gặp họa Sau khi sinh con, không ít phụ nữ thấy mặc cảm với hình thể ngày càng xuống cấp vì vòng một, vòng hai cứ vùn vụt tăng nhanh. Để cải thiện tình hình nhiều chị em đã đầu tư chọn những bộ nội y có khả năng nâng cấp cơ thể. Tuy nhiên, không ít người đã gặp hoạ vì nó. Chị Hà Thị V, xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngồi chờ lấy kết quả tại khoa sản, phòng khám Quân Nhân đường Giải Phóng, Hà Nội tâm sự: “Vòng một, vòng hai và ngay cả vòng ba của tôi trở nên xập xệ sau khi sinh con. Để “che mắt” thiên hạ tôi chọn loại áo nâng ngực được quảng cáo trên mạng là “điện mạnh hết cỡ”, nịt vòng hai bằng gen và mua quần độn mông để nâng cấp vòng ba. Tôi ưng ý nhất với những chiếc quần độn mông vì trước đây tôi vẫn bị chị em trong cơ quan chê vòng ba xệ quá nhưng sau khi có “vật nội ứng” này mọi người đã thay đổi cách nhìn. Thậm chí có người còn bảo tôi nên liên tục “sản xuất” để trông đẹp hơn vì vòng ba được cải thiện rõ rệt sau lần vượt cạn đầu tiên. Thế là tôi cứ chịu khó mặc miết, kể cả những ngày nóng nực nhất. Không ngờ chưa đầy hai tháng sử dụng tôi không thể chịu được những trận ngứa, còn “cô nhỏ” thì “nước mắt” như mưa, tôi khắc phục bằng cách sử dụng băng vệ sinh hằng ngày nhưng cũng không ăn thua. Khi đi khám  thì bác sĩ cho biết tôi đã bị nhiễm trùng niệu đạo khá nặng, có nguy cơ bị tắc ống dẫn trứng, không điều trị tích cực thì chuyện vô sinh thứ phát có thể sẽ xảy ra”. Nội y mini và ổ nhiễm trùng Chị Triệu Thị B, Cầu Dậu, Kim Giang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, ngồi ghế đối diện cũng bộc bạch luôn nỗi phiền muộn của mình. Chị nói: “Tôi cũng hay có thói quen mặc quần nhỏ bó sát người vì mặc như thế vòng ba sẽ trông tròn trịa hơn. Nhưng mặc được một thời gian thì vùng kín thường xuyên bị ngứa và xây xát cộng thêm chứng tức bụng, khó thở. Bác sĩ cũng bảo, mặc chật sẽ khiến môi trường nóng, kín và ẩm, là điều kiện lý tưởng để nấm, vi khuẩn gây hại phát triển, từ đó gây ra các bệnh viêm nhiễm, ngứa vùng kín. Nếu không điều trị kịp thời, vùng kín nhiễm khuẩn nặng sẽ cản trở “tinh binh” vào làm tổ”. Theo các chuyên gia sản khoa, nữ giới mặc áo quần chật sẽ khiến máu huyết kém lưu thông. Máu tĩnh mạch khó về tim để trao đổi oxy lấy chất dinh dưỡng, mô và tế bào sẽ thiếu máu nuôi, dẫn đến giảm chức năng, khó đàn hồi, bị xơ hoá... Bên cạnh đó, việc mặc thiếu khoa học này có thể gây ra nấm. Người nhiễm nấm sẽ cảm thấy đau rát ở vùng kín, khó chịu khi gần chồng. Vì vậy, để an toàn tốt nhất chị em nên chọn quần nhỏ vừa vặn, chất liệu mềm và thoáng, sử dụng băng vệ sinh có độ thấm hút cao. BS. Phạm Thị Vui, chuyên gia tư vấn, Trung tâm Sức khoẻ sinh sản, Sức khoẻ tình dục HH cũng cho biết thêm: “Ở Mỹ, người ta đã đặt tên “Hội chứng quần chật” cho phong trào đua mặc quần áo bó sát đùi và mông vì nó gây hại cho sức khỏe. Quần chật cũng gây những tác động tiêu cực đối với tiêu hóa như chứng ợ nóng và trướng bụng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mặc quần áo bó sát người gây bệnh khí hư ra kinh niên và u nang ở phụ nữ; giảm lượng “tinh binh” ở đàn ông. Bên cạnh đó, sử dụng quần lọt khe mini cũng sẽ khiến vùng hậu môn và âm đạo bị tổn thương, viêm bàng quang. Dây vải nhỏ sẽ hằn sâu vào màng nhầy và gây chấn thương, làm xuất hiện ổ nhiễm trùng, rồi cuối cùng chúng chui vào bàng quang. Nội y không thoải mái cũng ảnh hưởng đến tâm lý người sử dụng, về lâu dài nó cũng chính là một trong những nguyên nhân gây cáu bẳn vô cớ, nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt đối với phụ nữ. Cần có riêng loại quần cho những ngày “đặc biệt”: Chất liệu 100% cotton, dáng ôm nhẹ, chun bụng thoải mái. Tránh dáng cạp trễ, chun to dày, chun bó ôm phần bẹn”. Chiếc thắt lưng “ngăn trở” sự xuất hiện của em bé Hiện nay, nhiều phụ nữ trẻ thường có thói quen mặc quần cặp trễ để tăng phần gợi cảm cho vòng hai và vòng ba. Tuy nhiên, để giữ cho vòng ba khỏi bị lộ khi ngồi xuống nhiều chị em phải giữ bằng thắt lưng thít thật sát. Vì thế nên nó ép chặt đùi và bụng làm cản trở lưu thông máu. Nhưng không mấy chị em ngờ rằng những chiếc thắt lưng to bản và được thắt chặt có thể giúp cho số đo vòng 2 nhỏ đi 1 - 2 centimét nhưng lại rất có hại cho bàng quang, làm yếu cơ bụng, ảnh hưởng đến quá trình co bóp, nghiền nát thức ăn của dạ dày. Thậm chí, ảnh hưởng đến sự xuất hiện của “em bé”. Bên cạnh đó, theo BS. Phạm Thị Vui thì những phụ nữ trẻ thường nghiện mặc quần bó với chiếc dây lưng thít chặt với hy vọng bụng và eo thu gọn sẽ dễ gặp đe dọa từ các bệnh như viêm tắc ống dẫn trứng, nang buồng trứng, viêm tử cung dẫn đến vô sinh. Do đó, để có một cơ thể khoẻ mạnh, tốt nhất là nên chọn những bộ quần áo rộng rãi thoải mái giúp cho mọi bộ phận trên cơ thể được “dễ thở”. Nếu chúng được may bằng sợi bông, len, tơ lụa hay tơ nhân tạo là tuyệt vời nhất, chúng sẽ không làm hại da, không gây tổn hại sức khỏe. Những trang phục bó sát giúp khoe được những đường cong gợi cảm hay làm thon gọn thân hình vốn không được săn chắc nhưng nó cũng mang đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài. Chất liệu tồi có thể tước quyền làm mẹ Phần lớn phụ nữ khi đi mua sắm nội y thường bị thu hút bởi các kiểu dáng, màu sắc bắt mắt mà không để ý đến tác động của chúng lên da và cơ thể. Cho đến một ngày, nhiều bạn gái trẻ đi khám phụ khoa vì triệu chứng viêm, ngứa, khó chịu khi tiểu tiện... lúc đó mới phát hiện ra thủ phạm chính là do sử dụng sai chất liệu cho nội y. Một vận động viên, Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia I đến khám bệnh tại phòng khám Y Cao, Cầu Giấy, Hà Nội thổ lộ: “Gần đây em thấy “chỗ đó” xuất hiện cảm giác tê dại như kiến bò. Lo quá  nên em đến đây khám, vẫn còn phải chờ để lấy thêm xét nghiệm nhưng lúc khám bệnh, bác sĩ cho biết chức năng vùng thận, đùi và bộ phận sinh dục em đã bị giảm sút mà nguyên nhân là do em thường xuyên mặc quần thể thao bằng chất liệu nilon, ống quần bó sát da, đũng sát “vùng kín” không thông thoáng. Nếu tiếp tục mặc trong thời gian dài thì chuyện làm mẹ sau này sẽ gặp nhiều khó  khăn. Bác sĩ còn nói sự phát triển của bộ phận sinh dục, mông đang bị ảnh hưởng, nặng thì có thể dẫn tới dị tật”. Theo BS. Nguyễn Thành, trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Việt Nam thì sử dụng quần áo lót bằng chất liệu nilon có thể gây hại vì da vùng nhạy cảm nhất trên cơ thể bị “nhốt” kín cả ngày, “bức tường” nilon sẽ khiến chúng toát mồ hôi, môi trường thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển. Còn nếu vì lý do thời trang thì 1 tuần chỉ nên dùng nội y nilon từ 2 - 3 lần nhưng trong những ngày thời tiết nóng ẩm tốt nhất nên từ chối. Còn đối với chất liệu voan trong suốt thì tốt nhất chỉ để... ngắm. Vì những chất liệu voan, ren trong suốt rất hấp dẫn nhưng khi mặc vào độ cọ xát của chúng sẽ gây cho chủ nhân cảm giác khó chịu. Loại vải diêm dúa này tăng thêm độ hấp hơi từ lớp vải quần ngoài nữa, khiến vùng nhạy cảm tỏa mùi khó chịu, tâm trạng người mặc không được thoải mái. Tốt nhất nên chọn những sản phẩm có tên tuổi vì trên sản phẩm luôn ghi rõ thành phần chất liệu may ở nhãn mác. Chẳng hạn như một số chỉ số dưới đây có thể có hại cho sức khỏe: polyester 55% - polyamid 35% - elastane 10% (có nghĩa là có độ co giãn nhưng 100% nilon, 0% cotton). Theo Giadinh.net.vn
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo