Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Miền Bắc xuất hiện bệnh tay chân miệng
22:55:16 16/05/2013
Bệnh viện Nhi Trung ương đã phát hiện một số cháu bé có biểu hiện của hội chứng chân tay miệng. Tuy nhiên các ca bệnh đều nhẹ, chưa có trường hợp nào biến chứng.
Trẻ thường vào viện trong tình trạng sốt nhẹ, từ 37,5 đến 38 độ C, kèm nôn trớ, đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Lòng bàn tay và bàn chân nổi nhiều ban đỏ hoặc mụn nước, miệng cũng có ban đỏ hoặc vết loét. Các cháu đều được hướng dẫn để điều trị tại nhà, không phải nhập viện.
Bác sĩ Cấn Phú Nhuận, Trưởng phòng khám, cho biết bệnh viện chưa gặp các trường hợp có biến chứng não hoặc tử vong như ở miền Nam (những ca nặng này thường do virus Entero 71 gây ra).
Theo tiến sĩ Bùi Vũ Huy, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, thời tiết ấm nóng là điều kiện để virus này phát triển, đó là lý do bệnh thường bùng phát mạnh ở miền Nam. Tuy nhiên miền Bắc vẫn có các ca bệnh rải rác, xuất hiện vào khoảng tháng 4, khi trời ấm lên.
Ảnh: VnE
Thủ phạm là một số virus đường ruột, lây qua đường tiêu hóa và phổ biến ở trẻ dưới 4 tuổi. Virus từ phân, chất nôn có thể dính vào tay người chế biến thức ăn, sau đó lan sang thực phẩm hay đồ đựng và xâm nhập cơ thể người qua đường miệng. Hiện chưa có văcxin dự phòng.
Với đường lây như trên, hội chứng chân tay miệng dễ thành dịch do điều kiện vệ sinh ở Việt Nam còn thấp.
Cũng theo ông Huy, phần lớn các ca bệnh đều có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, như hạ sốt nếu sốt cao, bù nước và điện giải, cho ăn đủ chất (nấu kỹ và dễ tiêu) để tránh suy kiệt, không dùng thuốc cầm đi ngoài.
Bé phải nghỉ học và cách ly để tránh lây. Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ để tránh lan virus từ chất thải, nên cho trẻ dùng riêng bát đũa, người chăm sóc cũng phải rửa tay sạch. Bệnh sẽ khỏi sau 3-7 ngày và chỉ khi trẻ hết hẳn các triệu chứng (sốt, đi ngoài, nổi ban) thì mới ngừng cách ly. Trong quá trình bệnh, bé vẫn cần được tắm rửa bằng nước ấm.
Với các trường hợp biến chứng, bé cần được nhập viện ngay để điều trị. Biến chứng chủ yếu là viêm não, biểu hiện là nôn nhiều hơn, nôn vọt, quấy khóc nhiều, li bì, nặng thì hôn mê, co giật.
Theo VnExpress.net
Tin liên quan
- Được dịp 'khoe hàng' (23:12:44 16/05/2013)
- Tai nạn bỏng ở bé (23:12:39 16/05/2013)
- Người mẹ hạnh phúc (23:12:32 16/05/2013)
- Teen make-up: Tốn kém và 'mất thẩm mỹ' (23:12:24 16/05/2013)
- Hiệp 'Gà' được giảm án (23:12:17 16/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Miền Bắc xuất hiện bệnh tay chân miệng
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo