Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Ở cùng dân "sống thử"
22:55:33 16/05/2013
“Đến bữa ăn nào cũng gây chuyện, không ăn thì nhịn” - sau tiếng chửi bới, Ng, “chồng” của L ném văng cả mâm cơm ra giữa sân xóm trọ. Sinh viên dãy trọ lại giật mình, lúng túng…Không ít dãy trọ sinh viên vẫn có vài ba phòng của những đôi yêu nhau sống chung như vợ chồng. Cuộc sống tự do của sinh viên bị cảnh sinh hoạt vợ chồng chen vào có nhiều điều khó nói. Có lẽ chỉ khi rơi vào cảnh “sống chung” với "sống thử" thì mới hiểu hết được.
Điều khó nóiKhi Nguyễn Quang, ĐH GTVT chuyển đến xóm trọ ở làng Nhân Mỹ (Mỹ Đình), mà sát phòng cậu là một đôi “vợ chồng”, bạn bè có người nói không nên, Quang vẫn mặc kệ vì cho rằng phòng nào phòng nấy chẳng liên quan gì đến nhau. Nhưng khi đến ở rồi, Quang mới thấm thía, nhưng toàn là… những điều khó nói.
Đôi “vợ chồng” này không được ý tứ nên Quang phải thường xuyên chịu đựng những “tiếng động” vô cùng “tế nhị”, làm nhiều hôm cậu không thể nào mà ngủ yên được. Chuyện này thì cậu có đeo mặt mo cũng không dám… góp ý với hai bạn. Ở được ba tháng, Quang đã phải ôm đồ đạc chuyển đi vì nỗi lo “biết đâu ở đó lại hư vì… tò mò quá”.
Thùy Chi, ĐH Luật Hà Nội cho biết ở xóm trọ Chi thuê trên đường Xuân Thủy cũng có hai đôi sống thử. Và ít nhiều, sinh viên ở đây ít nhất đều đã một lần… rơi vào cảnh dở khóc dở cười.
“Hôm ấy buổi trưa, mình sang phong “vợ chồng” hàng xóm xin ít bột canh. Cửa mởi toang, nghĩ chỉ mình chị ở nhà xin xong là bước vào luôn. Mình muối mặt khi… nhìn thấy cảnh không nên thấy. Mình xin lỗi rồi chạy về phòng mà vẫn không hết run. Mình bị anh chị trách là vô ý. Sau đó nhiều bạn khác cũng nói đã nhiều lần bị đập vào mắt vì cửa cứ mở tênh hênh”.
Khi “vợ chồng” "chiến tranh"Khi sinh viên mấy phòng bên cạnh chạy ra nhìn ngó cũng là lúc Ng đi từ phòng ra sân thu dọn mâm cơm. L theo sau, cúi xuống nhặt mảnh bát vỡ thì bị Ng hất tay: “Không mượn, để đấy tôi”, L cũng vặc lại: “Tôi nhặt là quyền của tôi”. Cứ thế, tiếng cãi nhau cứ oang oang giữa sân.
Mấy sinh viên đứng ngơ ngác, chẳng biết phải làm gì. Có người quay vào đóng cửa phòng, còn lại chỉ biết đứng nhìn nhưng không phải là vì tò mò vì cảnh “vợ chồng” họ cãi cọ không phải là lạ.
Đó là chuyện ở xóm trọ trên đường Nguyễn Ngọc Nại (Hà Nội) có đôi đang sống với nhau như vợ chồng. L là sinh viên ngành Du lịch năm thứ ba, còn Ng, kỹ sư hóa học đi làm chưa được một năm.
Cô gái tên Hà, sinh viên trường ĐH DL Thăng Long sống trọ ở đây nói: “Hai anh chị này hay cãi vã to tiếng cả xóm trọ. Nếu đánh nhau còn có chỗ vào mà can chứ khi họ cãi cọ bọn mình đứng ngoài rất khó xử. Không chạy ra xem có việc gì thì vô tâm, ngồi trong cũng khó chịu vì tiếng cãi vã, còn ra cũng chỉ… biết nhìn”.
Cảnh sinh viên sống thử “cơm không ngọt, canh chẳng lành” đã được nói đến nhiều, thậm chí với nhiều đôi còn là chuyện cơm bữa. Chính vì thế, sinh viên sống cùng dãy trọ với họ cũng được chứng kiến cảnh “bất hoà” này thường xuyên. Nhưng có những thứ dù tiếp xúc hàng ngày thì mọi người cũng chẳng làm sao quen nổi. Xóm trọ Thùy Chi cũng chứng kiến thường xuyên cảnh hai đôi sống cùng cãi vã nhau. “Oái oăm nhất là khi những đôi này lại hay thường cãi nhau vào giờ mọi người ăn cơm, hay giữa đêm bọn mình đang học hoặc ngủ. Thế là đẩy mọi người vào cảnh ăn chẳng ngon, học chẳng vào mà ngủ cũng chẳng yên. Bức bối kinh khủng” - Chi nói.Hà chia sẻ như một lời gửi gắm: “Sống thử bây giờ không còn bị xì xầm, lên án nhiều như trước nhưng khi “thử nghiệm tình cảm” trong không gian chung thì cần phải chú ý đến cảm giác của người xung quanh nữa”.
Theo Dân Trí
Tin liên quan
- Hãi hùng sách giáo khoa tiểu học (23:13:01 16/05/2013)
- Tắm trắng là phải... lột da (23:13:00 16/05/2013)
- Hậu 'Sống thử' (23:12:59 16/05/2013)
- Phong trào nói ngọng (23:12:57 16/05/2013)
- Miền Nam, Rubella tăng mạnh (23:12:55 16/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Ở cùng dân 'sống thử'
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo