Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Giấy ăn cực bẩn

22:59:29 16/05/2013
Từ làng giấy Phong Khê (TP Bắc Ninh), giấy ăn sản xuất theo công nghệ “4 không” vào thẳng các quán cơm phở ở nhiều thành phố lớn. Trong mỗi bữa ăn, nhiều thực khách vẫn lau miệng bằng những tờ giấy ăn được gấp gọn gàng mà không hay biết trong đó tiềm ẩn một ổ bệnh. Không chỉ có khăn lạnh sản xuất bằng công nghệ siêu bẩn, phóng viên còn phát hiện tại "đại bản doanh" sản xuất giấy phở ở Phong Khê (TP Bắc Ninh) một quy trình sản xuất giấy ăn kinh hoàng khác. Nguyên liệu... "tả phí lù" 9h ngày 10/3, trên con đường bụi mù dẫn vào thôn Dương Ổ, xã Phong Khê, TP Bắc Ninh, những chiếc ô tô chở phế liệu, thành phẩm nườm nượp vào ra. Hai bên đường, giấy vụn được xếp thành đống như những "hòn núi con", bê bết bụi bẩn lẫn uế tạp bởi những phế phẩm từ sinh hoạt của người dân cũng như chất thải của động vật. Bên rãnh nước thải đủ loại màu sắc, mùi hôi bốc lên vô cùng khó chịu khiến chúng tôi phải vơ vội chiếc khẩu trang, bịt lên mũi. Nhiều nhà xưởng sản xuất đóng cửa như để tránh sự "xâm nhập" của người lạ.
Quy trình sản xuất giấy ăn 4 không tại làng nghề Phong Khê (TP. Bắc Ninh)
Ai cũng bảo, ở đây chỉ sản xuất giấy làm vàng mã, giấy vệ sinh chứ không sản xuất giấy sử dụng vào mục đích lau miệng. Thế nhưng, khi trong vai những người đi "thăm giá" để làm đại lý bán giấy ăn, dường như ngay lập tức, chúng tôi đã tìm được rất nhiều cơ sở chào hàng. Bên trong một cơ sở sản xuất, thực chất chỉ là một khu nhà xưởng xập xệ với 4 bức tường cáu bẩn, mái được lợp bằng fiproximăng cũ kỹ, rộng chừng 150m², 4 công nhân đang miệt mài làm việc theo nguyên tắc "toàn không": không khẩu trang, găng tay, bảo hộ lao động, mũ và thậm chí cả... giày dép. Dưới chân họ, đống nguyên liệu gồm những tờ giấy nhàu nát, có chỗ do ẩm quá đã mốc meo. Bên cạnh, một băng chuyền "xeo giấy" cũng cáu bẩn không kém đang hoạt động hết công suất. Những bàn tay trần đón giấy đang cuộn tròn rồi rải ra từng xấp. Một chiếc nồi hơi được mua về từ "hàng Trung Quốc thải hồi" (theo lời một công nhân) đang phì khói. Phía bên trên, 3 chiếc bể được xây bằng gạch là nơi ngâm tẩm giấy với xút và javel để làm trắng giấy. Chúng tôi trèo lên mặt bể, một mùi hắc vô cùng khó chịu xộc ngay vào mũi. Trong bể, bột giấy được ngâm đã lắng xuống, nước phía trên ngả màu vàng đục khiến chúng tôi nổi cả da gà, không thể tưởng tượng đó là một dây chuyền để sản xuất ra những chiếc giấy ăn để thực khách lau miệng. Chục loại giấy cùng một "công nghệ bẩn" Theo một người làm nghề, ở Dương Ổ, người ta có thể sản xuất ra rất nhiều loại giấy ăn, giấy vệ sinh, giấy làm vàng mã với... cùng một công nghệ. Những chiếc giấy vuông vức (mỗi chiều khoảng 10cm - pv) thường được thực khách sử dụng ở các quán ăn vỉa hè thì được gọi là giấy phở. Này nhé, nguyên liệu thập cẩm được đồng nát thu gom ở khắp nơi tập kết về đại lý hoặc thu mua "đầu thừa đuôi thẹo" của những nhà máy giấy, sau đó được vận chuyển bằng ô tô, bán cho các ông chủ ở làng nghề. Thôi thì đủ cả, nào thì giấy photocopy, giấy in văn phòng, giấy báo, sách giáo khoa,... thậm chí có cả giấy qua gói xôi, vứt xó, bốc mùi ẩm mốc cũng đem đi "cân" cho người sản xuất.
Sản xuất giấy ăn theo công nghệ “toàn không”
Khi đã có nguyên liệu, công đoạn đầu tiên trong quy trình tái chế là đưa mớ giấy lộn "thập cẩm" ấy vào máy để băm nhỏ, sau đó đưa vào các bể ngâm với hóa chất để tẩy trắng. Theo công thức chung của dân làng nghề, để tẩy trắng 1 tấn nguyên liệu cần ngâm với 10 lít chất xút và 40 lít javen (tùy yêu cầu về độ trắng của thành phẩm mà thay đổi lượng hóa chất cho phù hợp). Nước dùng trong quá trình xeo giấy được bơm trực tiếp từ lòng đất trong khi nước bề mặt đều váng đen và bốc mùi khủng khiếp. Sau khi đã qua công đoạn tẩy trắng, bột giấy được pha loãng rồi đưa qua máy xeo, cán thành giấy cuộn. Từ đó, giấy sẽ được đưa vào máy cắt theo yêu cầu về kích cỡ của khách hàng. Toàn bộ khâu đóng gói được làm một cách thô sơ vào những bịch lớn, bán cho các đại lý (tiền được tính theo bịch, ước khoảng 10.000đ-13.000đ/kg). Sau đó, những "chân rết" của đại lý sẽ đi đến các nhà hàng, quán bia để "chào hàng" và bán lại với giá khoảng 15.000đ/kg. Theo khứu giác của chúng tôi, những mảnh giấy phở ấy khi sản xuất ra thường không có mùi thơm, thậm chí là còn có mùi khét. Nhưng, giải quyết vấn đề này không khó, "Chỉ cần dùng một ít chất thơm là xong ngay", Tuấn - một công nhân làm giấy tiết lộ. "Thậm chí, để sản xuất những gói giấy thơm, người ta cũng mua những hóa chất trôi nổi từ Trung Quốc"... nhưng Tuấn đặc biệt bí mật khi chúng tôi hỏi các loại hóa chất ấy được mua ở đâu. Về giấy phở không có được màu trắng, Tuấn cho hay đó là do tồn dư của mực in không được tẩy trắng một cách triệt để. Chưa hết bàng hoàng vì công nghệ siêu bẩn ấy, chúng tôi thực sự hãi hùng khi một công nhân, tay còn lấm lem bởi đang phân loại những tờ giấy cáu bẩn xếp những mớ giấy phở đang nằm chỏng trơ trên nền nhà cáu bẩn, cho vào bịch nilon to đùng giao cho khách. Xong việc, chị lại quay trở lại với việc chọn giấy của mình như chưa có chuyện gì xảy ra. "Ôi dào, làm gì có thời giờ mà rửa tay, hơn nữa, rửa tay lại dính nước, giấy nó mủn ra, mệt xác", chị tỉnh queo. Rời Dương Ổ, chúng tôi không khỏi những thắc mắc về sự mất vệ sinh trong sản xuất giấy nơi đây. Vấn nạn ô nhiễm môi trường do làng nghề giấy gây ra đã được báo động đỏ nhiều năm nay. Cùng với công nghệ manh mún, lạc hậu và "siêu bẩn", những sản phẩm của làng nghề chắc chắn sẽ có tác hại về lâu dài bởi đa phần thực khách thường xuyên dùng giấy phở lau miệng.  
Chuyên gia nói gì?  Bác sĩ Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên cao cấp, Bộ Y tế: Ổ bệnh  Trong quá trình sản xuất thủ công tại Dương Ổ, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ và ở môi trường quá ô nhiễm sẽ là một ổ vi khuẩn. Từ đó, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào giấy ăn khi chúng được sản xuất xong như các loại vi khuẩn cầu trùng, các vi trùng gây mủ, e-coli... Khi thực khách lau miệng, các vi khuẩn, vi trùng sẽ lây qua đường tiêu hóa, gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn và các bệnh về hô hấp... đối với những người có đề kháng yếu.  PGS.TS Lê Văn Cát, phòng Hóa môi trường, Viện Hóa học (Viện KHCN Việt Nam):  Dùng quá nhiều javel sẽ kích ứng da Trong quá trình tẩy trắng giấy phải dùng nước javel. Ở các cơ sở sản xuất thủ công, việc này rất khó kiểm soát. Nếu sử dụng quá nhiều javel, cả người sản xuất lẫn người sử dụng có thể bị kích ứng da (đỏ da và có thể bong vẩy). Có thể nhận biết giấy phở có bị sử dụng chất javel quá tay hay không là qua mùi khét trên giấy. Việc nhà sản xuất sử dụng những hóa chất tạo mùi thơm cũng rất khó để xác định chất độc hại bởi nó có nhiều loại. Tuy nhiên, việc sử dụng bừa bãi hóa chất trôi nổi chắc chắn sẽ không có lợi cho sức khoẻ. Ý kiến người dân:  Chị Bùi Thanh Xuân : Không bao giờ dùng loại giấy ăn đó Thật khủng khiếp mỗi khi ra hàng ăn cứ phải dùng thứ giấy mà khi dùng nó lại mủn ra. Tôi dám khẳng định rằng, bằng mắt thường ta cũng có thể cảm nhận biết được nó sản xuất bẩn như thế nào qua cái màu xám của giấy. Thế nhưng, thực khách hầu hết không biết nên vẫn cứ dùng tràn lan. Tôi và gia đình không bao giờ sử dụng loại giấy ăn không rõ nguồn gốc ấy.  Anh Nguyễn Văn Hưng, B7, KTT Thanh Xuân Bắc:  Khuất mất trông coi Quả thật quá khó để có thể phân biệt được giấy nào bẩn giấy nào sạch. Bởi thế nên cứ dùng đại cho xong. Cũng biết là nó bẩn đấy, nhưng mà đã có ai phải cấp cứu vì lau giấy ăn lên miệng đâu? Thôi thì cứ dùng cho xong, có còn hơn không trong khi chắc gì bát đũa các quán ăn rửa đã sạch. Hơn nữa, các quán vỉa hè ở Hà Nội thì lấy đâu ra khăn lạnh sạch, giấy sạch để phục vụ thực khách chứ.
Theo Khoa Học & Đời Sống
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo